Address:

Trụ sở:

Tòa nhà VJM 154 Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Hotline:

0909 458 666

Mất ngủ kéo dài cần lưu ý điều gì?

Tháng Năm 4, 2023

Mất ngủ kéo dài từ vài tuần có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tăng nguy cơ trầm cảm và người bệnh nên thăm khám sớm.

Mất ngủ kéo dài có thể khiến người bệnh gặp các vấn đề sức khỏe, tinh thần giảm sút và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý liên quan tới thần kinh, tim mạch. Chứng mất ngủ có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào, với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Để chủ động thăm khám kịp thời, bác sĩ Minh Trung khuyến cáo người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:

Nhận biết dấu hiệu mất ngủ kéo dài bất thường

Tình trạng mất ngủ có thể diễn ra trong một thời gian ngắn (cấp tính) hoặc trong thời gian dài (mạn tính). Mất ngủ cấp tính có thể diễn ra một đêm hoặc vài tuần, thường do các tác nhân như stress, thay đổi công việc, phòng ngủ không đảm bảo yên tĩnh, ít ánh sáng… Chứng bệnh này nếu không được cải thiện có thể trở thành mạn tính và khó điều trị.

mat-ngu-keo-dai-1

Tình trạng mất ngủ có thể diễn ra trong một thời gian ngắn (cấp tính) hoặc trong thời gian dài (mạn tính)

Mất ngủ mạn tính diễn ra ít nhất 3 đêm một tuần và kéo dài trong suốt một tháng hoặc lâu hơn. Tình trạng này thường có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe hay bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm như bệnh về thần kinh, tim mạch, hen suyễn, trầm cảm, viêm khớp, ung thư… Lạm dụng một số loại thuốc hay các chất kích thích (như bia rượu) cũng có thể gây ra mất ngủ mạn tính. Người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt. Những triệu chứng đi kèm với mất ngủ bao gồm buồn ngủ vào ban ngày, mệt mỏi, gắt gỏng, các vấn đề về trí nhớ hoặc sự tập trung…

Cẩn trọng các tác hại của mất ngủ kéo dài

Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng lớn đến tinh thần, thể chất và cuộc sống. Người bệnh có thể dễ cáu gắt; bực bội; giảm thích ứng trong cuộc sống; giảm khả năng tập trung chú ý, ghi nhớ; ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng công việc. Người bị bệnh còn dễ đối mặt với nguy cơ té ngã, tai nạn do giảm thời gian phản ứng. Khi lái xe, họ có thể gục đầu chợp mắt trong vài giây mà không hay biết. Chứng bệnh này còn gây rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, nguy cơ nhồi máu cơ tim cao, nguy cơ béo phì, đái tháo đường…

Nguy cơ trầm cảm nếu mất ngủ kéo dài

Mất ngủ kéo dài hoặc giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn có thể gây ra trầm cảm hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm. Những người thường xuyên mất ngủ có nguy cơ trầm cảm cao hơn gấp 4 lần so với người không có tiền sử bệnh. Nếu người bị trầm cảm mắc thêm chứng mất ngủ thì có thể trở nặng hơn.

mat-ngu-keo-dai-2

Mất ngủ kéo dài có thể gây trầm cảm hoặc làm trầm trọng các triệu chứng trầm cảm

Thăm khám khi có hiện tượng

Giấc ngủ tốt giúp cơ thể và bộ não tự sửa chữa các tổn thương. Nếu bạn bị mất ngủ kéo dài nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ khai thác các thông tin liên quan đến thói quen, môi trường sống và các sang chấn tâm lý, tiền sử bệnh tật để tìm kiếm nguyên nhân. Bác sĩ chuyên khoa thần kinh có thể chỉ định người bệnh thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng chuyên sâu như điện não đồ, điện cơ, điện tim, chụp MRI, chụp CT… để xác định các nguyên nhân hay bệnh lý liên quan.

    Đặt hẹn khám

    Phone