Address:

Trụ sở:

Tòa nhà VJM 154 Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Hotline:

0909 458 666

Nguyên nhân của ung thư dạ dày là gì?

Tháng Tư 16, 2024

Ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến thứ năm trên toàn thế giới, với hơn 1 triệu ca mắc mới và 770.000 ca tử vong vào năm 2020. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở Đông Á, Trung và Đông Âu và Nam Mỹ.

Ung thư dạ dày phổ biến hơn ở người lớn tuổi, với khoảng một nửa số trường hợp xảy ra ở những người từ 75 tuổi trở lên. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới gấp hai lần so với nữ giới

Một số yếu tố nguy cơ phát triển ung thư dạ dày đã được xác định. Điều quan trọng cần nhớ là có yếu tố nguy cơ sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ chắc chắn sẽ mắc bệnh ung thư. Tương tự như vậy, không có yếu tố nguy cơ không có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ không bị ung thư.

Ungg thư dạ dày

1. Yếu tố nguy cơ có thể làm tăng ung thư dạ dày

– Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)

– Hút thuốc

– Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Sử dụng đồ uống có cồn quá nhiều, ăn ít trái cây và rau củ, ăn các loại thức ăn có chứa Nitrate

– Béo phì

– Trào ngược dạ dày – Thực quản

Trong đó thì yếu tố nguy cơ quan trọng có thể dẫn đến phát triển ung thư dạ dày là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori). H. pylori là một loại vi khuẩn sống ở lớp niêm mạc dạ dày và lây lan qua thực phẩm và nguồn nước bị nhiễm bẩn. Nhiễm vi khuẩn H. pylori không gây ra vấn đề gì cho hầu hết mọi người, nhưng ở một số người, điều đó có thể gây viêm và loét dạ dày, có thể dẫn đến ung thư.

Nguy cơ phát triển ung thư dạ dày có thể giảm bớt bằng cách hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ ví dụ như: Giảm uống rượu, ngừng hút thuốc và thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh. Điều trị vi khuẩn HP bằng thuốc kháng sinh làm giảm nguy cơ phát triển ung thư dạ dày.

2. Ung thư dạ dày do di truyền

Có khoảng 3% bệnh ung thư dạ dày là do di truyền. Điều này có nghĩa là căn bệnh được gây ra bởi những thay đổi di truyền được truyền từ cha mẹ sang con cái. Ung thư dạ dày liên quan tới một số hội chứng di truyền như đa polyp tuyến, bệnh ung thư đại trực tràng di truyền không đa polyp… Đột biến gen CDH1 đã được chứng minh liên quan đến ung thư dạ dày. CDH1 là gen ức chế tế bào dạ dày phát triển, khi bị đột biến làm mất khả năng kiểm soát này dẫn tới ung thư. Vì vậy nếu gia đình có người đã bị mắc ung thư dạ dày thì chúng ta nên theo dõi bằng nội soi thường xuyên để đảm bảo bất kỳ dấu hiệu ung thư nào được phát hiện sớm.

3. Ung thư dạ dày được chẩn đoán như thế nào?

– Thăm khám lâm sàng

+ Thăm khám lâm sàng: Nếu có các triệu chứng của ung thư dạ dày, bác sĩ có thể tiến hành thăm khám lâm sàng tổng thể và sờ nắn bụng để phát hiện bất kỳ vùng nào bị to lên hoặc cảm thấy bất thường.

+ Xét nghiệm mẫu phân.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể nghe vùng ngực và bụng để kiểm tra xem âm thanh của hệ tiêu hóa có bình thường hay không.

– Nội soi dạ dày

Nội soi cho phép bác sĩ quan sát bên trong thực quản, dạ dày và tá tràng bằng cách sử dụng ống nội soi mềm có gắn đèn và camera đưa vào dạ dày qua đường miệng. Ngoài việc xác định bệnh nhân có mắc ung thư dạ dày không thì nội soi cũng còn cho chúng ta biết nguy cơ ung thư biểu mô tuyến hay một loại ung thư dạ dày khác hay không?

Theo tài liệu của Hiệp hội nội khoa ung thư Châu Âu (ESMO) 


Đừng quên ưu đãi lớn nhất hiện nay tại T-Matsuoka, khách hàng có thể lựa chọn 1 trong 2 chương trình

⚡️MUA 1 TẶNG 1⚡️
⚡️hoặc ƯU ĐÃI 50%⚡️
khi đăng ký dịch vụ nội soi “kép” dạ dày – đại tràng gây mê quy trình chuẩn Nhật tại T-Matsuoka (chỉ áp dụng đến 24/4/2024)

    Đặt hẹn khám

    Phone