Address:

Trụ sở:

Tòa nhà VJM 154 Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Hotline:

0909 458 666

Những câu hỏi thường gặp về bệnh cao huyết áp (Phần 2)

Tháng Tư 5, 2024

6. Khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng đến huyết áp không?

Huyết áp cao là do gene di truyền kết hợp với nhân tố bên ngoài gây ra. Môi trường làm cho cơ thể có những biến đổi về thần kinh và dịch thể để thích ứng với hoàn cảnh mới. Thời tiết gây biến động huyết áp, ở người cao tuổi biến động lại càng rõ. Mùa hè huyết áp giảm nhẹ, mùa đông huyết áp tăng cao do mùa hè mạch máu dưới da nở ra, còn mùa đông thì co lại. Thí nghiệm cho thấy khi nhiệt độ bên ngoài giảm 1°C thì áp cao tăng 1,3mmHg và áp thấp tăng 0,6mmHg.  Mùa đông nhiệt độ giảm thì người ta đi tiểu nhiều, mạch máu co lại để bớt phân tán nhiệt lượng cơ thể, khi nước tiểu nhiều thì thận và tim phải hoạt động nhiều làm cho huyết áp tăng cao. Mùa hè nhiệt độ tăng cao mạch máu giãn ra, máu lưu thông dễ hơn, nhiều hơn, đồng thời với thoát mồ hôi thì dung lượng máu ít đi… làm cho huyết áp hạ. Do đó, những người bị bệnh cao huyết áp khi trời lạnh bị kích thích, huyết áp tăng đột ngột rất dễ bị đột quỵ.

cáo huyết áp

7. Người mắc bệnh cao huyết áp khi dùng thuốc cần chú ý điều gì?

Những người được bác sĩ xác định mắc bệnh cao huyết áp, khi dùng thuốc phải theo lời chỉ dẫn của bác sĩ, hạn chế dùng thuốc hạ huyết áp, dùng ít mà hiệu quả cao. Phải kiên trì uống thuốc đúng cách, đúng giờ, chú ý tránh uống nhầm thuốc, tránh tự mình tăng, giảm liều lượng hoặc ngưng uống thuốc. Dùng thuốc hạ huyết áp phải kết hợp đo huyết áp và ghi chép cẩn thận để theo dõi, giúp bác sĩ điều trị có kết quả. Khi ngủ dậy nên từ từ, tránh thay đổi tư thế đột ngột, rất dễ ngã. Khi sử dụng thuốc lợi tiểu để hạ huyết áp cần chú ý uống đúng liều lượng; đối với người đi tiểu nhiều cần bổ sung thêm kali, muối ăn và thức uống (chủ yếu là nước trái cây và rau xanh…). Khi dùng thuốc trợ tim nên giảm dần liều lượng, tránh giảm hoặc ngừng đột ngột, dễ làm cho tim bị đau thắt.

8. Có phải hạ áp càng nhanh càng tốt không? 

Câu trả lời là không. Huyết áp cao là một quá trình diễn ra chậm chạp nhưng lâu dài, khả năng điều tiết của cơ thể có thể thích ứng từ từ (đương nhiên cũng có người không có cảm giác thích ứng) nhưng cũng có giới hạn. Cho nên, ngoài triệu chứng cao huyết áp thì điều trị hạ áp cũng cần phải từ từ, không thể cấp tốc được. Nếu như điều tiết vượt giới hạn cho phép làm cho các cơ quan nội tạng chủ yếu không được cung cấp máu đầy đủ sẽ gây ra hiện tượng nhức đầu, chóng mặt, tim đập nhanh… rất nguy hiểm.

9. Huyết áp đã hạ đến mức cho phép, vậy có thể ngưng uống thuốc được không?

Trừ một số ít người mắc bệnh cao huyết áp thế nhẹ hoặc ở giai đoạn đầu, còn lại phần lớn người bị cao huyết áp cần phải uống thuốc dài ngày hoặc suốt đời. Nếu thấy huyết áp trở lại bình thường mà ngừng uống thuốc thì sớm hay muộn bệnh cũng tái phát. Tốt nhất là sau khi đã khống chế và ổn định huyết áp được một năm thì có thể giảm liều lượng hoặc giảm loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc hạ huyết áp phải uống dài ngày để tránh “hội chứng tổng hợp của ngừng thuốc” dẫn đến mắc các chứng bệnh về tim, não thận, mạch máu…

>>> Xem thêm Những câu hỏi thường gặp về bệnh cao huyết áp (Phần 1)

    Đặt hẹn khám

    Phone