Address:

Trụ sở:

Tòa nhà VJM 154 Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Hotline:

0909 458 666

Bùng phát dịch sốt xuất huyết năm 2022: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Tháng Mười Một 7, 2022
Chỉ với chiếc vòi cùng dạ dày chứa được 3 giọt máu, muỗi cũng có thể gây ra hậu quả cực lớn. Sốt rét, sốt xuất huyết, Zika và viêm não là những căn bệnh điển hình nhất. Tháng 11 là mùa cao điểm dịch sốt xuất huyết (SXH) với ghi nhận số ca mắc ngày càng tăng trên địa bàn Hà Nội, đến nay đã đạt tới gần 10.000 ca. Vậy làm thế nào để phòng tránh hiệu quả, cùng đi tìm câu trả lời cùng T-Matsuoka Medical Center!

Con đường lây truyền SXH là gì?

SXH không lây từ người sang người. Trung gian truyền bệnh SXH cho người là muỗi vằn Aedes aegypti và muỗi hổ Aedes albopictus mang virus Dengue với khả năng truyền bệnh sau khi hút máu 10 ngày. Muỗi vằn Aedes aegypti chủ yếu phân bố ở khu vực phía nam đường chí tuyến, Việt Nam cũng nằm trọn trong khu vực này nên luôn là quốc gia bị muỗi Aedes aegypti hoành hành và gây nên SXH hằng năm. Muỗi hổ Aedes albopictus phân bố đều khắp các quốc gia, khi đốt để lại vết sưng tấy đỏ rất lớn. Có thể coi là may mắn khi muỗi hổ mới chỉ xuất hiện trên thế giới cách đây vài ngàn năm, nếu xuất hiện vào thuở sơ khai với điều kiện sống và trình độ y tế của con người lúc bấy giờ, nhân loại có thể bị tiêu diệt bới loài muỗi này vì không có cách đối phó. Ngay cả hôm nay, khi con người đã bay được lên cung trăng sao hoả, y tế và điều kiện sống quá hiện đại thì mỗi năm muỗi Aedes vẫn khiến hàng ngàn người tử vong.

Dịch năm 2022 có gì khác những năm trước?

Năm nay sẽ bùng nổ dữ dội dịch SXH ở các quốc gia như Việt Nam, Singapore, Philippines, Myanmar, Malaysia và các nước Đông Nam Á khác. Ví dụ Singapore là quốc gia có điều kiện vệ sinh tuyệt vời, ý thức phòng bệnh của người dân rất tốt, vậy mà số ca SXH đến nay đã ghi nhận vượt qua con số 13.000 ca, so với năm 2021 chỉ có 5.258 ca, trong khi mùa cao điểm SXH mới bắt đầu từ tháng 6. Tại Việt Nam, trong 3 tuần từ cuối tháng 10 đến tháng 11, trung bình mỗi tuần Hà Nội ghi nhận hơn 1.000 ca mắc sốt xuất huyết, phát sinh thêm hàng chục ổ dịch mới. So với cùng kỳ năm 2021 số mắc tăng 4,7 lần, tử vong tăng 80 trường hợp. Con số này tăng hơn 10.000 ca mắc mới và 2 trường hợp tử vong so với tuần đầu tháng 10/2022. Tại TP.HCM, theo thống kê, hiện nay có khoảng 75% số trường hợp tử vong do sốt xuất huyết là người lớn. Tại Đồng Tháp, số ca mắc sốt xuất huyết ở địa phương này từ đầu năm đến nay là 9.983 ca.

Tại sao lại có sự bùng phát chưa từng có như vậy?

Đầu tiên là yếu tố thời tiết. Năm 2022, cùng với hiệu ứng La Nina kép làm cho nước biển tiếp tục hạ, lại xuất hiện thêm các rãnh nhiệt bất thường, vì thế mà thời tiết bị cực đoan tột độ. Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên hợp quốc (WMO) cho biết tình trạng hạn hán khắc nghiệt đang tàn phá vùng Sừng châu Phi và Nam Mỹ đều do ảnh hưởng của La Nina. Nó đang gây lượng mưa nhiều trên mức trung bình gần đây ở Đông Nam Á. WMO dự báo La Nina có 70 % khả năng xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 9 – 11/2022 và giảm xuống còn 55% từ tháng 12/2022 – 2/2023. Với lượng mưa nhiều như năm 2022, muỗi Aedes càng có cơ hội phát triển, đặc biệt là khi lượng nước ở các sông hồ đã tràn đầy, các đập thuỷ điện bắt buộc phải xả lũ sớm, tạo nên úng ngập cục bộ tạo nên môi trường sinh sôi. Dân gian có câu: “Thái thủy chi hậu chu phòng đại dịch”, nghĩa là sau mưa lũ, thì dịch bệnh tất yếu sẽ ập đến. Thứ hai là sức đề kháng của người dân bị giảm sau Đại dịch COVID-19. Trong trận chiến dịch bệnh, SARS-CoV-2 là chủng virus mới tấn công hệ miễn dịch của con người, cùng với việc thời gian dài cách li xã hội, làm cho sức đề kháng suy giảm. Virus Dengue gây bệnh SXH khi xâm nhập cơ thể sẽ có cơ hội tấn công, ngay cả những người khoẻ cũng dễ bị mắc các triệu chứng, người yếu với các bệnh nền có nguy cơ chuyển nặng. Thứ ba là công tác phòng chống dịch lơi lỏng. Đặc biệt, cơn bão khủng hoảng y tế vẫn chưa có lối ra, rất có thể cũng là nguyên nhân khiến dịch bệnh khó kiểm soát.

Phòng tránh dịch bệnh thế nào?

Luôn nhớ rằng, sốt xuất huyết không lây từ người sang người. Nhưng nhờ muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt hút máu người mắc bệnh hoặc người nhiễm vi rút Dengue không triệu chứng, sau đó đốt sang người khỏe mạnh. Nên nguyên tắc cơ bản khi ở cạnh người bị sốt xuất huyết hay trong vùng dịch là bạn nên tránh bị muỗi đốt. Điều chúng ta có thể làm là cố gắng không sinh sống gần những nơi nước trũng, nơi có quá nhiều cây cối rậm rạp, mặc quần áo kín, hãy đổ nước trong các bình hở để muỗi không sinh nở trong đó. Nếu phát hiện bị muỗi cắn, hãy rửa sạch bằng nước xà phòng và cần đi khám bác sĩ nếu có triệu chứng của SXH.  

    Đặt hẹn khám

    Phone