Ăn cơm nguội gây ung thư là một tin đồn đã có từ lâu. Vậy đây có phải là sự thật không hay chỉ là một tin đồn không có căn cứ?
Tin đồn ăn cơm nguội gây ung thư
Gần đây, những thông tin được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội về việc ăn cơm nguội có thể gây ung thư khiến không ít người lo lắng, băn khoăn không rõ thực hư. Cụ thể thông tin đó chia sẻ:
“Rất nhiều người vì tiết kiệm hoặc vì tiện lợi nên thường xuyên hâm nóng lại cơm nguội để ăn nhưng thực ra điều này không tốt với dạ dày. Cơm nguội đã được hâm nóng rất khó tiêu hóa, vì thế, nếu ăn nhiều trong thời gian dài có thể gây ra ung thư dạ dày.Thành phần chủ yếu của cơm chủ yếu là tinh bột. Khi tinh bột được làm nóng đến 60oC trở lên sẽ dần dần nở ra cuối cùng biến thành dạng bột hồ, quá trình này gọi là ‘hồ hóa’, sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tiêu hóa. Do đó, thường xuyên ăn cơm nguội hâm nóng lại sẽ dễ dẫn đến khó tiêu hóa, lâu dài dễ gây ung thư dạ dày. Ngoài ra, cơm nguội còn dễ gây tăng cân, gây ngộ độc, suy nhược cơ thể và có hại cho đường tiêu hóa…”
Có tin đồn cho rằng ăn cơm nguội có thể gây ung thư
Người dân hoang mang
Chị Trần Thị Kim L. ở Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội cảm thấy rất hoang mang khi được người nhà chia sẻ thông tin về việc ăn cơm nguội có thể gây ngộ độc, đặc biệt là gây ung thư. Lý do là vì gia đình chị thường xuyên có thói quen ăn cơm nguội.
Chị L. chia sẻ: Gia đình chị có 6 người, hằng ngày, ngoài các con ăn bán trú ở trường học thì bố mẹ chồng và hai vợ chồng thường xuyên ăn cơm nguội để trong tủ lạnh.
“Do không có nhiều thời gian nên buổi tối tôi thường nấu nhiều cơm, sau đó để vào tủ lạnh, sáng hôm sau chia ra để hai vợ chồng mang đến cơ quan hâm lại ăn trưa, phần còn lại bố mẹ chồng chị cũng hâm lại ăn trưa để đỡ công nấu nướng. Khi nghe thông tin này, tôi rất lo lắng vì sợ sức khỏe của gia đình bị ảnh hưởng, sợ sau này có người bị ung thư thì rất khổ…”.
Còn chị Nguyễn Ngọc H. ở đường Cốm Vòng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội cũng cho biết: Từ khi xảy ra dịch COVID-19, chị duy trì thói quen mang cơm đến cơ quan ăn trưa mà không ăn ngoài hàng quán nữa. Theo chị, như thế vừa tiết kiệm lại vừa đảm bảo an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, chị cũng không có thời gian nấu nướng buổi sáng mà mang cơm nguội từ tối hôm trước rồi hâm lại cho nóng.
Không có cơ sở khoa học chứng minh ăn cơm nguội gây ung thư
Thạc sĩ Dược sĩ Lê Hồng Dũng – Trưởng Khoa Hóa thực phẩm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khẳng định, những điều nói trên về tác hại đối với sức khỏe khi ăn cơm nguội chưa có căn cứ khoa học.
Để xảy ra ngộ độc thực phẩm khi ăn cơm nguội không phải vì cách làm nóng mà vì cơm đó được bảo quản không đúng cách trước khi ăn.
Do trong gạo có thể có bào tử vi khuẩn Bacillus cereus, bào tử này có thể sống sót trong cơm đã nấu chín, nếu để cơm ở nhiệt độ phòng càng lâu thì càng có nguy cơ bào tử vi khuẩn này phát triển thành vi khuẩn và sinh ra độc tố gây ngộ độc.
Ngộ độc khi ăn cơm nguội là do bảo quản không đúng, dẫn đến nhiễm khuẩn Bacillus cereus
Triệu chứng ngộ độc của độc tố vi khuẩn Bacillus cereus là gây buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy 1-5 giờ sau khi ăn.
Theo ThS. DS. Lê Hồng Dũng, cơm thừa của bữa trước có thể bảo quản và dùng lại cho bữa tiếp theo nếu bảo quản và thực hiện đúng cách, ví dụ làm nóng lại bằng cách hấp hay quay lò vi sóng.
Khi làm nóng cơm nguội cần chú ý đảm bảo cơm được làm nóng đều và đủ nước để tạo hơi nóng đủ. Ví dụ có thể thêm một ít nước đều lên cơm trước khi làm nóng bằng lò vi sóng.
Không nên ăn cơm thừa sau khi bảo quản quá 1 ngày.
Không nên làm nóng lại cơm nguội quá 1 lần trước khi ăn.
Nội soi tiêu hóa là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong quá trình chẩn đoán các bệnh dạ dày. Vậy nội soi tiêu hóa theo quy trình chuẩn Nhật ở T-Matsouka có gì khác biệt? Thời gian nội soi không đau dạ dày và đại tràng tối thiểu 20 phút […]
Cao huyết áp (còn được gọi là tăng huyết áp) là tình trạng mà áp lực máu trong mạch máu tăng lên đột ngột, kéo dài và không bình thường. Đây là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và là nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy […]
Đột quỵ (hay còn gọi là đột quỵ não, đột quỵ mạch máu não, hoặc stroke) là tình trạng mất lưu thông máu đột ngột đến một khu vực của não, xảy ra khi mạch máu não bị tắc nghẽn bởi cục máu đông hoặc bị nứt vỡ, gây chảy máu trong não. Có hai […]
Tại Việt Nam, năm 2020 ghi nhận 182 ngàn người mắc và tử vong là 122.690 trường hợp, đến năm 2022 đã có hơn 300.000 người đang sống chung với bệnh ung thư. Theo số liệu của Hội nghị ung thư quốc tế về phòng chống ung thư năm 2022 tại Hà Nội, tỷ lệ […]
Bệnh đái tháo đường ngày càng có nguy cơ trẻ hóa với những biến chứng khôn lường. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý về căn bệnh này: 1. Có ba loại đái tháo đường thường gặp: Tuýp 1, tuýp 2 và đái tháo đường thai kỳ. Đái tháo đường tuýp 1 […]
Đau đầu gối là một trong những triệu chứng chứng thường gặp và cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân khó chịu thường gặp trong cuộc sống. Đau đầu gối thường là dấu hiệu của các bệnh lý về xương khớp như: thoái hóa khớp gối, viêm đa khớp dạng thấp, Gout, rách sụn chêm […]
Trong 1 năm hoạt động, T-Matsuoka đã không ngừng phát huy vai trò là cầu nối y tế, biểu tượng ngoại giao về hợp tác y tế giữa hai quốc gia. Ngay từ ngày khai trương, T-Matsuoka đã vinh dự được đón tiếp Ngài Yamada Takio – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản […]
Hội chứng khuỷu tay là chấn thương thể thao dễ gặp ở những người chơi Tennis và Golf, do những những động tác phát bóng, giao bóng kèm theo động tác vặn và xoắn phần khuỷu tay là nguyên nhân dễ gây ra chấn thương. 1. Triệu chứng phổ biến của hội chứng khuỷu tay […]
Ung thư tuyến giáp là một trong những loại ung thư phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ. Tính đến năm 2020 theo tổ chức GLOBOCAN công bố, trên thế giới đã có trên hơn 500.000 ca mắc mới liên quan đến ung thư tuyến giáp và có đến gần 45.000 ca tử vong do […]
Ung thư tuyến giáp là gì? Ung thư tuyến giáp là một loại ung thư phát triển từ các tế bào ác tính hình thành từ các tế bào của tuyến giáp, là một bộ phận quan trọng của hệ thống nội tiết tế trong cơ thể. Được biết đây là một loại ung thư […]
Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh ung thư thường gặp nhất ở nữ giới, chỉ đứng sau ung thư cổ tử cung với tỷ lệ mắc 4,6/100.000 phụ nữ. Ung thư buồng trứng là một căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên nó có thể được ngăn ngừa thông qua việc thực hiện […]
Chỉ trong tháng 9, tri ân nhân dịp sinh nhật, T-Matsuoka gia tăng trải nghiệm độc quyền cho Khách hàng với chương trình đặc biệt, mua gói kiểm tra sức khỏe Ningen Dock được nhận 1 trong 2 ưu đãi hấp dẫn sau: – Gói Bác sĩ riêng cá nhân T-Matsuoka Care Advance trị giá […]
Cholesterol là thủ phạm gây ra các bệnh về tim mạch, nhồi máu não… Thế nhưng Cholesterol có thật sự “đáng ghét” đến vậy? 1. Thành phần không thể thiếu để duy trì sự sống Tất cả tế bào trong cơ thể đều chứa cholesterol. Não bộ chúng ta có nhu cầu sử dụng số […]
Trong chẩn đoán hình ảnh, siêu âm đóng vai trò rất quan trọng bởi đây là một phương pháp đầu tay của mọi bước thăm khám. Ngoài siêu âm dùng cho Sản, thì nó được áp dụng cho nhiều các bộ phận khác về mô mềm như tuyến giáp, tuyến vú, ổ bụng, gan, mật, […]
Ăn thừa muối là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác. Ngoài ra, ăn thừa muối làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và gây ra rối loạn khác cho sức khỏe. Vậy […]