Address:

Trụ sở:

Tòa nhà VJM 154 Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Hotline:

0909 458 666

Giảm trào ngược axit với 8 loại thực phẩm

Tháng Năm 4, 2023

Các triệu chứng trào ngược axit có thể giảm nhờ những loại thực phẩm như nghệ, đu đủ, rễ cam thảo, mật ong, nhân sâm…

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (còn gọi là trào ngược axit) thường xuất hiện các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc gây tổn thương và biến chứng do các chất trong dạ dày trào ngược vào thực quản, hầu họng và đường hô hấp. Đây là một bệnh tiêu hóa phổ biến, có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ, nhưng thường gặp ở người lớn. Tính đến năm 2021, 10-20% người lớn từng trải qua ít nhất một lần trào ngược dạ dày thực quản trong đời.

Nguyên nhân chính dẫn đến trào ngược là do suy giảm chức năng của cơ thắt thực quản dưới, phần lớn là do thực phẩm. Để giảm nguy cơ trào ngược dạ dày, cần hạn chế ăn những thực phẩm như thức ăn nhiều mỡ, chocolate, caffein, thức uống có ga, rượu bia.

Để điều trị trào ngược axit, có thể sử dụng thuốc kết hợp với chế độ ăn phù hợp để chữa lành tổn thương của thực quản. Trong trường hợp thực quản bị tổn thương nặng hoặc không đáp ứng được với thuốc, bác sĩ sẽ xem xét chỉ định phẫu thuật.

Những người bị trào ngược axit thường được khuyên thay đổi lối sống và thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh để giảm triệu chứng bệnh. Các sản phẩm như baking soda, giấm, gừng, nghệ, nhân sâm…có thể giúp ngăn ngừa tình trạng này.

giam-trao-nguoc-axit-1

Người bị trào ngược cần có chế độ ăn uống lành mạnh để giảm triệu chứng bệnh

Nha đam

Các sản phẩm kết hợp chứa nước hoặc tinh chất từ cây nha đam có thể giảm triệu chứng ợ nóng, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Nha đam có tính chống viêm và kháng khuẩn, giúp giảm đau và chống viêm loét. Chất polysaccharides trong nha đam có thể giúp phục hồi các niêm mạc bị phá hủy và glucomannan giúp cân bằng hệ tiêu hóa. Nha đam có thể được sử dụng dưới nhiều dạng như nước ép hoặc nấu chè.

Gừng

Gừng có khả năng giảm triệu chứng trào ngược axit. Thuộc tính nóng của gừng giúp tăng cường lưu thông máu, làm tăng túi máu của niêm mạch dạ dày, thúc đẩy quá trình kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm và viêm dạ dày. Gừng có thể được sử dụng bằng cách thái lát nhỏ rồi pha vào nước ấm để uống.

Chuối chín

Chuối có tính kiềm và giàu kali, có thể giúp chống lại sự kích thích từ axit dạ dày, từ đó làm giảm trào ngược một cách hiệu quả.

Đu đủ

Đu đủ có tác dụng cải thiện triệu chứng ợ nóng. Nước ép đu đủ chứa nhiều chất xúc tác tiêu hóa, uống sau bữa ăn có thể giúp tăng tốc quá trình tiêu hóa thức ăn.

Nghệ và mật ong

Sản phẩm kết hợp có chứa nghệ có thể giúp chống lại triệu chứng ợ nóng. Các nghiên cứu cũng cho thấy mật ong có thể tăng sản xuất chất nhầy và giúp chữa bệnh, từ đó hỗ trợ điều trị trào ngược và tổn thương thực quản.

giam-trao-nguoc-axit-2

Mật ong và nghệ có thể hỗ trợ điều trị trào ngược và tổn thương thực quản.

Rễ cam thảo

Cam thảo có thể bảo vệ dạ dày khỏi tổn thương bằng cách tăng sản xuất chất nhầy. Tuy nhiên, trước khi sử dụng loại thảo dược này, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia có kinh nghiệm vì nó có thể gây phản ứng phụ.

Giấm táo

Giấm táo chứa nhiều axit axetic, axit lactic và lợi khuẩn. Sử dụng giấm táo trước bữa ăn hoặc kết hợp với các chất bổ sung như probiotic, cam thảo có thể hỗ trợ giãn cơ vòng thực quản. Ngoài ra, nó còn cung cấp axit giúp cân bằng axit trong dạ dày, hỗ trợ hoạt động tối ưu của dạ dày và hệ tiêu hóa.

    Đặt hẹn khám

    Phone