Address:

Trụ sở:

Tòa nhà VJM 154 Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Hotline:

0909 458 666

Bệnh Gout nên tập những hoạt động thể dục nào?

Tháng Tư 25, 2023

“Bệnh Gout nên tránh vận động nhiều để giảm đau”, là suy nghĩ của phần lớn những người mắc bệnh. Tuy nhiên, quan điểm này là không chính xác.

Tập thể dục, vận động thường xuyên rất có lợi cho sức khỏe, kể cả với người bệnh Gout. Hãy cùng T-Matsuoka Medical Center tìm hiểu các bài tập cho người bị bệnh Gout ngay trong bài viết dưới đây.

Tác dụng của tập thể dục với bệnh Gout

Đối với người không mắc bệnh Gout, tập thể dục hàng ngày có thể giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa mầm bệnh. Tập thể dục điều độ cũng mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của người bệnh Gout như:

– Làm giảm hàm lượng acid uric máu và nguy cơ tái phát cơn gút cấp; Tăng bài tiết axit uric.

– Hỗ trợ bảo vệ xương khớp, chống thoái hóa, biến dạng khớp; nâng cao sức khỏe, hỗ trợ khả năng vận động và cử động bình thường của khớp.

– Tăng tính linh hoạt và sức mạnh cơ bắp; Giảm cân, từ đó giúp giảm tải gánh nặng lên các khớp; Cải thiện sức khỏe tim mạch.

Người bệnh nên nhờ bác sĩ tư vấn các bài tập phù hợp trước khi bắt đầu tập luyện, không tự ý tham gia các bài tập quá sức khiến bệnh trở nên nặng thêm.

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và cơ thể.

Tập luyện hoạt động thể dục phù hợp với thể trạng từng người giúp tăng đào thải axit uric ra ngoài và ngăn ngừa tích tụ axit uric tại các khớp. Người bệnh Gout có thể tham khảo các bài tập sau:

1. Giãn cơ

Mục đích của bài tập nhằm giảm sự tích tụ axit uric trong cơ thể, giúp tăng sự dẻo dai.

– Giãn cơ tay: Đan xen kẽ các ngón tay, giơ cánh tay qua đầu, đẩy cánh tay lên và giữ.

– Giãn cơ cánh tay, vai, ngực:

+ Hai cánh tay thẳng song song với nhau, từ từ đưa ra sau;

+ Khoanh tay cho đến khi vai của bạn được mở rộng;

+ Giữ trong khoảng 30 giây, sau đó đưa cánh tay của bạn trở lại vị trí bắt đầu; Lặp lại 5 lần.

– Giãn cơ vai: Mở rộng hai cánh tay và hướng ra ngoài, kéo cánh tay ra sau tới mức tối đa.

– Giãn cơ đùi sau và bắp chân: Ngồi duỗi thẳng chân, hai tay đặt sát hông, từ từ gập phần thân trên sao cho đầu gần với đầu gối.

Bài tập giãn cơ giúp tăng sự dẻo dai cho các khớp.

2. Yoga
Các động tác yoga tương đối nhẹ nhàng và thư giãn giúp điều hòa hơi thở, kéo giãn cơ, dẻo dai xương khớp. Người bệnh Gout có thể thực hiện một số động tác sau:

– Ngồi thiền: tư thế này không đòi hỏi nhiều sức lực của người tập, rất phù hợp với những người thường xuyên bị đau nhức xương khớp.

– Tư thế chiến binh: chân phải bước về phía sau, chân trái khuỵu xuống một góc 90 độ; Đưa hai bàn tay ra trước và đưa cao hơn đầu, kéo cơ thể về phía sau, hít thở đều đặn; Thực hiện tương tự với chân còn lại.

+ Tư thế này khiến người tập vận động toàn bộ cơ thể, tác động đến các khớp và cơ bắp giúp đốt cháy calo, duy trì cân nặng và giảm căng thẳng cho khớp.

+ Thực hiện trong 10-15 phút:

3. Đạp xe

Bệnh Gout thường ảnh hưởng đến các khớp bàn chân, ngón chân, mắt cá chân, đau đầu gối,… Khi đạp xe, tất cả các khớp đều hoạt động, giúp loại bỏ mỡ thừa. Ngoài ra, phần dịch khớp được tiết ra trong quá trình đạp xe, giúp tăng hiệu suất hoạt động và giảm đau nhức đau khớp

Người bệnh nên đạp xe với cường độ vừa phải, khoảng 30 phút mỗi ngày để giảm đau và ngăn ngừa bệnh Gout kích hoạt tái phát.

4. Bơi lội

Bơi lội giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường chức năng tim phổi. Bơi lội còn giúp cải thiện vóc dáng, giảm béo và cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bơi lội là hình thức vận động rất phù hợp cho bệnh nhân Gout.

5. Đi bộ

Đi bộ cũng là một hoạt động thể dục rất tốt cho người bệnh Gout. Đi bộ giúp tăng chuyển hóa các chất, trong đó có Axit uric. Đi bộ thường xuyên làm tăng tính linh hoạt của khớp. Ngoài ra, đi bộ cũng rất tốt cho cơ quan hô hấp và hệ tuần hoàn.

Đi bộ rất tốt cho người bệnh Gout.

Lưu ý khi tập thể dục ở người bệnh Gout

– Không nên tập khi các đang tái phát cơn Gout cấp, việc này có thể làm cơn đau nặng hơn.

– Duy trì luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để tăng đào thải axit uric ra ngoài.

– Không cố gắng tập luyện quá sức, dành thời gian tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý.

– Chú ý uống nước kịp thời, vận động hợp lý, tránh chấn thương do hoạt động thể dục thể thao.

 

    Đặt hẹn khám

    Phone