4 thực phẩm hỗ trợ viêm loét dạ dày - T-Matsuoka

Tin tức

4 thực phẩm hỗ trợ viêm loét dạ dày

19/04/2023
Copied!

Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng, một trong những việc đầu tiên người bệnh phải làm là điều chỉnh chế độ ăn uống, trong đó có nhiều loại thực phẩm giúp bảo vệ và đẩy nhanh quá trình làm lành vết loét.

Chế độ ăn uống giúp chữa lành viêm loét dạ dày

Loét dạ dày là vết loét hình thành ở niêm mạc đường tiêu hóa và gây ra những cơn đau bụng âm ỉ kèm theo ợ hơi, ợ chua.

Ăn một số loại thực phẩm có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày hoặc làm tổn thương vết loét có thể làm tăng cơn đau rát và làm chậm quá trình lành vết thương.

Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Dân, khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Saint Paul, nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm loét dạ dày là do nhiễm vi khuẩn HP, lối sống không điều độ, dùng thuốc quá nhiều, căng thẳng và chế độ ăn uống không hợp lý.

Người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp như: ăn thức ăn mềm, chia thành nhiều bữa, ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn quá no. Tránh các chất kích thích, gia vị mạnh, đồ ăn nhiều dầu mỡ…

Những thực phẩm tốt cho dạ dày là các thức ăn mềm, dễ tiêu, giàu chất xơ hoặc lợi khuẩn có thể giúp làm dịu các triệu chứng và thúc đẩy quá trình lành bệnh.

Nên tránh các loại thực phẩm giàu chất béo, thức ăn chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn; các loại gia vị, đồ uống có thể gây kích ứng dạ dày như: cà phê, trà, nước ngọt có gas, hạt tiêu, ớt…

Viêm loét dạ dày – tá tràng gây những cơn đau khó chịu.

 

Thực phẩm an toàn cho người bị viêm loét dạ dày – tá tràng

Thức ăn mềm

Các thức ăn mềm, nấu chín kỹ từ các loại gạo, ngũ cốc kết hợp với protein nạc như thịt lợn nạc, thịt bò nạc, thịt gia cầm không da, cá, trứng… rất giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, lại có tác dụng bao bọc niêm mạc và tăng sức đề kháng cho niêm mạc dạ dày ruột, giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết loét.

Thức ăn nên chế biến dưới dạng cháo, súp, món hầm nhừ như: cháo thịt lợn, cháo thịt bò, súp gà, thịt hầm rau củ quả…

Thực phẩm giàu chất xơ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn giàu chất xơ làm giảm nguy cơ loét dạ dày do có tác dụng giảm axit dạ dày. Người bệnh nên chọn các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau và trái cây, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt.

Yến mạch và bánh mì nguyên hạt là nguồn cung cấp chất xơ lành mạnh tuyệt vời, được hấp thụ tốt trong dạ dày, cải thiện tình trạng và giảm trào ngược axit vào thực quản.

Thực phẩm có vi khuẩn tốt

Thực phẩm có chứa probiotic (vi sinh vật có lợi cho đường tiêu hóa) có thể tăng tốc độ chữa lành vết thương bằng cách ngăn vi khuẩn HP bám vào niêm mạc dạ dày.

Sữa chua là thực phẩm chứa lợi khuẩn tốt cho người bệnh dạ dày.

 

Các sản phẩm sữa lên men như sữa chua, kefir rất tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa vì cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, tránh các hiện tượng khó tiêu, đầy bụng do bệnh dạ dày gây ra, rất phù hợp.

Thực phẩm giàu vitamin và chất chống oxi hóa

Thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau và trái cây chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giảm viêm nhiễm trong cơ thể và khắc phục tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất trong hệ tiêu hóa. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa cũng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP trong ruột.

Quả mọng, ca cao, thảo mộc, đậu, atisô, táo, quả hạch, anh đào, rau lá xanh đậm, cà phê, trà, ngũ cốc nguyên hạt, nho, cà chua, khoai tây, bơ, lựu và nhiều loại khác cung cấp chất chống oxy hóa.

Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp bổ sung vitamin và giảm viêm trong cơ thể.

 

Bệnh nhân nên ăn các loại rau lá xanh, rau có màu đỏ và cam tươi, rau họ cải. Tránh ớt cay và cà chua, hoặc các sản phẩm làm từ chúng, vì chúng có thể gây trào ngược.

Hạn chế hoặc tránh các loại trái cây có múi, vì chúng thường chứa nhiều axit có thể gây trào ngược dạ dày thực quản.

Kết

Người bị viêm loét dạ dày – tá tràng cần lưu ý không nên ăn quá no hay để quá đói, nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Không nên uống quá nhiều nước mỗi lần, mỗi lần chỉ nên uống dưới 200ml giữa các bữa ăn.

Nên ăn chậm nhai kỹ. Ngồi thẳng trên ghế khi ăn để tránh chèn ép dạ dày. Sau khi ăn không nên vận động mạnh. Ăn bữa ăn tối ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ, không ăn khuya để tránh dạ dày hoạt động quá tải về đêm.

Đặt hẹn khám

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn:

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Ngày khám
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn: