Address:

Trụ sở:

Tòa nhà VJM 154 Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Hotline:

0909 458 666

Thường xuyên bị đau đầu tiềm ẩn những bệnh lý gì?

Tháng Tám 24, 2022

Theo Tuổi trẻ

Triệu chứng đau đầu có thể chỉ là ảnh hưởng của trạng thái tâm lý bất ổn nhưng cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó.

Các cách giảm đau đầu đơn giản an toàn tại nhà | Hapacol

Tình trạng thường xuyên bị đau đầu xảy ra với khá nhiều người, làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng cuộc sống. Triệu chứng đau đầu có thể chỉ là ảnh hưởng của trạng thái tâm lý bất ổn. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó nếu đau đầu thường xuyên, mãi không khỏi hẳn.

Thường xuyên bị đau đầu là biểu hiện của bệnh gì?

– Tác động của một số bệnh mạn tính

Đau đầu là triệu chứng thường gặp của nhiều căn bệnh mạn tính như tiểu đường, lupus ban đỏ, đau xơ cơ,… Nếu bạn thường xuyên đau đầu, điều đầu tiên cần thực hiện là đi khám tại bệnh viện để thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết và thực hiện theo chỉ định chuyên môn của bác sĩ.

– Ảnh hưởng của bệnh viêm xoang

Viêm xoang có nhiều triệu chứng, trong đó có thể bao gồm đau đầu, đau nửa đầu. Thực tế, xấp xỉ 90% những người mắc bệnh viêm xoang đều bị đau nửa đầu. Bệnh viêm xoang gây đau đầu dai dẳng cần ngăn chặn bằng cách sử dụng các thuốc kháng sinh đặc trị. Khỏi viêm xoang, cơn đau đầu dai dẳng cũng sẽ được loại bỏ.

– Bệnh u não

Nếu đau đầu dai dẳng nhiều tháng không khỏi, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của khối u trong não. Đau đầu dữ dội, ở mức độ chưa từng thấy trước đây là triệu chứng bệnh cần được xem xét kỹ. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh chụp CT scan não, chụp cộng hưởng từ để phát hiện chính xác nguyên nhân gây bệnh.

– Tình trạng thiếu máu nặng

Tình trạng thiếu máu nghiêm trọng cũng gây đau đầu. Nếu thấy các triệu chứng đau đầu kèm theo chóng mặt, mệt mỏi,… bạn có thể bị thiếu máu do thiếu sắt. Trong trường hợp này chỉ cần uống bổ sung sắt là có thể điều trị được bệnh.

– Đau nửa đầu Migraine

Hay còn được gọi là đau đầu vận mạch hoặc rối loạn vận mạch não. Bệnh lý này tác động rất xấu tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy vậy, căn bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng ngoại trừ thể đặc biệt như Migraine có biến chứng thần kinh. Phụ nữ mắc bệnh đau nửa đầu nhiều hơn ở nam giới, với tỷ lệ bệnh nhân nữ gấp 3 lần so với bệnh nhân nam. Bệnh xảy ra với mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở độ tuổi dưới 45 tuổi, hiếm gặp hơn ở người cao tuổi và trẻ em.

Các vấn đề ngoài bệnh lý

– Thường xuyên căng thẳng, lo âu

Nếu bạn đang gặp một vấn đề khó khăn trong cuộc sống, khiến bản thân không thể ngừng lo nghĩ, thì vấn đề đau nhức đầu, đau nửa đầu có thể thường xuyên xuất hiện. Vì vậy, nếu có vấn đề gì gây căng thẳng trong cuộc sống, công việc, mỗi người cần biết cách giải tỏa, cân bằng. Tình trạng stress kéo dài chính là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây đau đầu mạn tính.

– Cơ thể mất nước

Thói quen đơn giản như uống quá ít nước có thể dẫn đến đau đầu. Khi bạn không uống đủ nước, lượng máu cấp lên não hao hụt, oxy cung cấp cho não cũng thiếu, đây chính là căn nguyên của tình trạng đau nhức vùng đầu.

– Hormone thay đổi

Một điều bất ngờ với chị em phụ nữ là cơn đau đầu của họ có thể liên quan đến… chu kỳ kinh nguyệt. Lượng hormone estrogen giảm sút ngay trước kỳ kinh có thể gây ra tình trạng đau nhức đầu ở một số chị em. Chứng đau đầu dai dẳng cũng thường xảy ra với các phụ nữ sau sinh, phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh. Triệu chứng đau đầu kết hợp với đau bụng khiến nhiều chị em vô cùng khó chịu, khổ sở, không tập trung làm việc được.

– Rối loạn giờ giấc, thói quen sinh hoạt

Tình trạng rối loạn đồng hồ sinh học là một trong các vấn đề gây ra chứng đau nhức đầu. Nếu kéo dài, nó sẽ khiến mọi người đau đầu dai dẳng không dứt. Tình trạng này thường xảy ra với những người thường xuyên phải thức khuya làm việc, hoặc di chuyển giữa các múi giờ khác nhau.

– Uống quá nhiều cà phê

Nếu uống cà phê với lượng thấp hoặc vừa phải, nó sẽ kích thích tâm trí, giúp người uống tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều và liên tục, cà phê sẽ gây đau đầu. Do đó, đây cũng là một nguyên nhân gây đau đầu kéo dài ngoài bệnh lý, mọi người cần chú ý hạn chế.

Làm gì khi bị đau đầu?

Nếu đau đầu xảy ra thường xuyên, bạn nên đi khám sớm tại chuyên khoa Nội thần kinh để được chẩn đoán bệnh chính xác và có cách chữa trị phù hợp. Đừng để những cơn đau diễn ra quá lâu mới thăm khám bởi tình trạng bệnh sẽ càng nặng thêm.

Ngoài ra, một số cách giúp hỗ trợ giảm đau trong trường hợp đau nhẹ và không liên tục như sau:

– Uống nhiều nước: Nghe có vẻ đơn giản nhưng rất nhiều cơn đau đầu bắt nguồn từ việc cơ thể bị mất nước.

– Ăn dưa hấu: Tương tự như cách uống nước, nếu đau đầu do mất nước, dưa hấu sẽ là liều thuốc giảm đau ngọt ngào và hữu dụng. Bởi 92% thành phần của dưa hấu là nước.

– Chườm đá ở thái dương: Động mạch cung cấp máu cho màng não nằm ngay dưới lớp xương mỏng ở thái dương. Khi bạn bị đau nửa đầu, màng não bị sưng tấy. Do đó, việc làm giảm nhiệt độ của lượng máu qua màng não có thể giúp hạn chế cảm giác nhói đau.

    Đặt hẹn khám

    Phone