Address:

Trụ sở:

Tòa nhà VJM 154 Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Hotline:

0909 458 666

Những điều cần biết về bệnh chân tay miệng

Tháng Bảy 10, 2023

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, cao điểm của bệnh thường vào những tháng giao mùa (từ tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 9 hằng năm). 

Bệnh chân tay miệng
1. Nguyên nhân gây bệnh chân tay miệng là gì?

Bệnh chân tay miệng do các loại virus trong nhóm Enterovirus gây ra, chủ yếu là Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackievirus A16 (CVA16). Trong đó, virus Coxsackie A16 ít gây ra các biến chứng về thần kinh và có thể tự khỏi trong vài ngày. Ngược lại, virus Enterovirus typ 71 (EV71) gây nhiều biến chứng nguy hiểm viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.

Những loại virus này có thể tồn tại trong môi trường và lây lan từ người nhiễm sang người khác thông qua các tác nhân lây nhiễm sau: 

– Tiếp xúc trực tiếp: Bệnh chân tay miệng lây lan chủ yếu thông qua tiếp xúc trực tiếp với các chất cơ thể của người bị nhiễm virut. Điều này có thể xảy ra qua việc chạm vào các vết thương hoặc miệng của người bệnh, hoặc thông qua tiếp xúc với nước bọt, nước mũi, dịch từ phế quản hoặc niêm mạc họng của họ.

– Tiếp xúc gián tiếp: Bệnh cũng có thể lây lan thông qua tiếp xúc gián tiếp với các vật dụng nhiễm virut. Virus chân tay miệng có thể tồn tại trên các bề mặt như đồ chơi, đồ dùng cá nhân, bàn tay, nước rửa tay hoặc các vật liệu khác trong môi trường. Nếu người khỏe mạnh tiếp xúc với các vật dụng này và sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt mà không rửa tay sạch, vi rút có thể xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng.

– Tiếp xúc qua không khí: Mặc dù hiếm, nhưng trong một số trường hợp, virus chân tay miệng có thể lây lan qua không khí, đặc biệt khi có các giọt nhỏ từ niêm mạc miệng, mũi hoặc họng của người bệnh được phát tán trong không gian và được hít vào bởi người khác.

2. Triệu chứng lâm sàng của bệnh chân tay miệng
  • Khởi phát trong vòng 1 đến 2 ngày với triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy
  • Sau khi trải qua thời gian ủ bệnh từ 3-7 ngày, người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như sau: 
  • Phát ban: Tại một số vị trí như lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông của trẻ sẽ xuất hiện các nốt ban dạng phỏng nước. Ban tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
  • Loét miệng: Xuất hiện các vết loét đỏ hay phỏng nước (kích cỡ khoảng 2 mm – 3 mm) ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, đau miệng dẫn đến trẻ bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt, trẻ quấy khóc.
  • Sốt: Hầu hết trẻ khi bị mắc tay chân miệng sẽ chỉ sốt nhẹ, nhiệt độ thường từ 37,5°C – 38° C. Nếu trẻ bị sốt cao trên 39° C liên tục từ 2 ngày trở lên thì cần phải nhập viện để theo dõi điều trị.
  • Trẻ bị tiêu chảy, trên mông xuất hiện các nốt mụn lở, rộp da.
  • Rối loạn tri giác, mê sảng.

Các bậc cha mẹ cần lưu ý để nhận biết sớm được tình trạng bệnh của trẻ mắc tay chân miệng để có kịp thời điều trị, chăm sóc, can thiệp để có thể hạn chế các biến chứng và nguy cơ tử vong của trẻ bệnh.

chân tay miệng 134
3. Các biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng 

Hiện vẫn chưa có vacxin phòng ngừa bệnh chân tay miệng. Vì vậy, nếu đang ở trong vùng dịch, các bố mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây:

  •  Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết
  • Cách ly trẻ bệnh tại nhà: Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh
  • Những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch thì cần phải theo dõi chặt chẽ, nếu nghi ngờ bệnh cần được cách ly
  • Không chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân tránh bội nhiễm
  •  Vệ sinh môi trường sống: Lau phòng ở của bệnh nhân, khử khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2%.
  •  Xử lý chất thải, quần áo, khăn trải giường của bệnh nhân và dụng cụ chăm sóc sử dụng lại theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
  •  Người nhà hay nhân viên y tế cần rửa tay bằng xà phòng sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt, sau thăm khám…

 

    Đặt hẹn khám

    Phone