Chụp MRI tim | 5+ thông tin quan trọng cần biết trước khi chụp
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Tra cứu hồ sơ

THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN

Chụp MRI tim | 5+ thông tin quan trọng cần biết trước khi chụp

Ngày: 07/04/2025
Cập nhật: 07/04/2025
Đánh giá:
0/5 - 0 lượt đánh giá

Khách hàng đang có nhu cầu hoặc được chỉ định chụp MRI tim nhưng không biết đây là kỹ thuật gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin cơ bản về phương pháp chụp MRI tim, cũng như một số lưu ý quan trọng trước khi chụp.

1. Chụp MRI tim là gì?

Chụp MRI tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng từ trường mạnh, sóng vô tuyến và máy tính để tạo ra các hình ảnh cấu trúc tim chi tiết, giúp Bác sĩ có những thông tin cần thiết để đánh giá và chẩn đoán những bệnh lý về tim mạch. Đây là kỹ thuật rất chính xác và không xâm lấn, an toàn, không gây đau cho khách hàng trong quá trình thực hiện.

Chụp MRI tim mạch không phải chỉ định thường quy, mà thường được Bác sĩ chỉ định khi cần chẩn đoán và đánh giá các bệnh lý tim mạch mà các phương pháp khác như siêu âm, điện tim, X-quang, chụp cắt lớp vi tính mạch vành chưa đủ rõ. Cụ thể, kỹ thuật này được áp dụng để:

  • Kiểm tra tình trạng mô cơ tim sau cơn đau thắt ngực, giúp phân biệt vùng cơ tim còn sống hay đã hoại tử để quyết định can thiệp.
  • Đánh giá cấu trúc và chức năng của tim, bao gồm buồng tim, van tim, kích thước và lưu lượng máu qua các mạch máu chính.
  • Theo dõi tiến trình điều trị, đánh giá mức độ hồi phục của khách hàng sau can thiệp động mạch vành.
  • Kiểm tra kết quả và mức độ thành công của các ca phẫu thuật tim trước đó.

2. Các phương pháp chụp cộng hưởng từ tim

Tùy trường hợp, Bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể liệu khách hàng có cần tiêm thuốc đối quang từ hay không. Sau đây là chi tiết về hai phương pháp chụp cộng hưởng tim:

2.1. Chụp MRI tim có tiêm thuốc đối quang từ

Theo một nghiên cứu khoa học về chụp MRI tim (1), chất đối quang trong MRI tim nên được sử dụng cho kỹ thuật chụp LGE (một kỹ thuật chụp cộng hưởng từ tim chuyên biệt) để phát hiện và định vị mô cơ tim bị tổn thương như hoại tử, viêm, xơ hóa trong bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh cơ tim thâm nhiễm, hoặc nhồi máu cơ tim. Phương pháp chụp cộng hưởng từ này có thể giúp Bác sĩ phát hiện một số tình trạng:

  • Nhồi máu cơ tim (đánh giá khả năng sống của mô cơ tim sau liệu pháp tái tưới máu).
  • Thiếu máu cục bộ cơ tim (đánh giá khả năng sống của mô cơ tim sau liệu pháp tái tưới máu).
  • Bệnh cơ tim không do thiếu máu cục bộ (do loạn nhịp tim và viêm cơ tim).
  • Khối u hoặc huyết khối trong tim.
  • Bất thường động mạch vành.
  • Mạch máu lớn (bao gồm bệnh bẩm sinh và đánh giá tĩnh mạch phổi trước và sau khi phẫu thuật cắt bỏ).

2.2. Chụp MRI tim không tiêm thuốc đối quang từ

Về cơ bản, bằng một số phương pháp chụp MRI không tiêm thuốc đối quang từ khác nhau, Bác sĩ vẫn có thể có những phát hiện tương tự như khi chụp cộng hưởng từ có tiêm thuốc. Kỹ thuật chụp MRI không tiêm thuốc sẽ phù hợp với người mắc bệnh thận, có phản ứng dị ứng với thuốc đối quang từ, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Khách hàng nên trao đổi kỹ với Bác sĩ trước khi tiến hành bất cứ phương pháp chẩn đoán hình ảnh nào.

Lưu ý:

  • Đối với phương pháp MRI mạch máu liên quan đến tim, khách hàng nên tránh sử dụng chất đối quang, trừ khi cần Bác sĩ cần hình ảnh chụp mạch chất lượng cao nhưng phương pháp chụp cộng hưởng từ không tiêm thuốc đối quang từ không thể làm được.
  • Những khách hàng có tiền sử dị ứng với thuốc đối quang từ, bệnh thận… cần thông tin tới Bác sĩ để Bác sĩ xem xét, chỉ định phương pháp phù hợp.
  • Người có gắn kim loại bên trong cơ thể (như máy nhịp tim nhân tạo, máy kích thích thần kinh phế vị, máy bơm thuốc,…) thuộc trường hợp chống chỉ định chụp MRI.

3. Các trường hợp chỉ định chụp MRI tim

Chụp cộng hưởng từ tim có thể được chỉ định khi khách hàng có các triệu chứng hoặc mắc một số bệnh lý sau:

  • Đau thắt ngực, co thắt tim bất thường nghi nhồi máu cơ tim.
  • Xơ vữa động mạch: Động mạch bị tắc nghẽn do sự tích tụ của lipid hoặc các mảng bám khác trong quá trình lưu thông máu.
  • Bệnh cơ tim: Làm cơ tim dày lên và suy yếu dần.
  • Bệnh tim bẩm sinh: Xuất hiện bất thường hoặc khiếm khuyết tim từ khi còn trong bào thai.
  • Suy tim: Cơ tim suy yếu, không thể bơm đủ máu để nuôi dưỡng cơ thể.
  • Chứng phình động mạch: Động mạch chủ ở các đoạn khác nhau bị phình to và giãn.
  • Bệnh van tim: Van tim tổn thương, gây ảnh hưởng lưu lượng máu lưu thông trong các buồng tim.
  • Khối u tim: Xuất hiện khối u bên trong hoặc bên ngoài tim.

Ngoài ra, chụp cộng hưởng từ tim có thể được thực hiện theo chỉ định cụ thể của Bác sĩ chuyên khoa tùy vào tình trạng sức khỏe của khách hàng.

Tại T-Matsuoka Medical Center – Trung tâm y khoa tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung bướu và đột quỵ chuẩn Nhật Bản tiên phong tại miền Bắc – khách hàng có thể đăng ký khám Gói tầm soát bệnh tim mạch & Nguy cơ đột quỵ để phát hiện sớm các vấn đề về tim mạch và não bộ. Gói khám có một số ưu điểm như:

  • Trực tiếp khám và siêu âm tim mạch cùng PGS.TS.BS. Đinh Thị Thu Hương – chuyên gia đầu ngành Tim mạch hơn 40 năm kinh nghiệm. Qua kết quả thăm khám, khách hàng sẽ được tư vấn về những biện pháp điều trị và ngăn ngừa các biến chứng nếu cần thiết. Ngoài ra, sau khi khám tại T-Matsuoka Medical Center, khách hàng có thể được kết nối trực tiếp với Bác sĩ chuyên khoa đầu ngành Nhật Bản nhằm hội chẩn chuyên sâu hoặc với 34 bệnh viện hàng đầu tại Nhật Bản khi cần điều trị can thiệp.
  • Giúp khách hàng có một cái nhìn toàn diện về sức khỏe tim mạch của mình, đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch (như rối loạn nhịp, rối loạn chuyển hóa lipid máu hay tăng huyết áp…), chẩn đoán sớm bệnh lý mạch vành, bệnh van tim hoặc tim bẩm sinh, chụp MRI não nhằm đánh giá các bệnh chuyển hóa… và phát hiện sớm dấu hiệu nguy cơ đột quỵ.
  • Có thể tiếp cận máy móc, trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là máy MRI 1.5 Tesla Echelon Smart của Fujifilm, khi có ứng dụng AI trong xử lý hình ảnh chụp, phát hiện được các tổn thương có kích thước nhỏ, ở những vị trí khó xác định từ 3mm, cũng như phần mềm giảm ồn Soft Sound giúp giảm căng thẳng cho khách hàng trong quá trình chụp.

Liên hệ hotline 1800 888 616 của T-Matsuoka Medical Center để được tư vấn chi tiết, nhanh chóng nhất!

4. Các trường hợp chống chỉ định chụp MRI tim

Theo các chuyên gia y tế, khách hàng thuộc các trường hợp sau sẽ được Bác sĩ cân nhắc hoặc chống chỉ định chụp cộng hưởng từ tim mạch: (2)

  • Mắc bệnh lý mạn tính nặng như suy thận, suy gan, viêm phổi…
  • Bị dị ứng hoặc nhạy cảm với thuốc đối quang từ.
  • Đang sử dụng thuốc kích thích hệ thần kinh.
  • Không thể nằm yên trong khoảng từ 30 phút trở lên.
  • Mắc hội chứng sợ không gian kín, hẹp.
  • Phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu.
  • Có vật liệu kim loại trong cơ thể, do sóng từ trường mạnh có thể gây nguy hiểm, bao gồm:
    • Khớp giả, răng giả, khớp nhân tạo.
    • Ốc tai điện tử.
    • Van tim nhân tạo.
    • Máy khử rung tim.
    • Máy tạo nhịp tim.
    • Máy bơm truyền thuốc tự động cấy dưới da.
    • Dụng cụ tránh thai chứa kim loại đặt trong tử cung.
    • Mảnh đạn hoặc các mảnh kim loại khác trong cơ thể.

Không gian bên trong máy chụp MRI tương đối nhỏ nên phương pháp chụp cộng hưởng từ sẽ không phù hợp với người mắc chứng sợ không gian hẹp

Không gian bên trong máy chụp MRI tương đối nhỏ nên phương pháp chụp cộng hưởng từ sẽ không phù hợp với người mắc chứng sợ không gian hẹp

5. Chụp MRI tim có an toàn không?

Nhìn chung, chụp MRI tim là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh khá an toàn. Chưa có nghiên cứu cụ thể chỉ ra rằng chụp cộng hưởng từ (MRI) gây hại cho khách hàng.

So với phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác, chụp MRI có ưu điểm:

  • Không sử dụng tia X: Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ hoạt động dựa trên sự kết hợp của từ trường, sóng radio và máy tính chuyên dụng, do đó không gây ra bức xạ ion hóa có hại cho khách hàng như chụp X-quang hay CT.
  • Hình ảnh rõ nét: Hình ảnh kết quả chụp cộng hưởng từ có độ tương phản tốt, cho thấy nhiều góc độ khác nhau của vùng được chỉ định chụp bên trong cơ thể, giúp Bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác hơn những chỗ bị che khuất.
  • Ít gây phản ứng dị ứng: Chất đối quang từ dùng cho chụp MRI ít gây phản ứng dị ứng hơn so với chất tương phản gốc iod thường dùng khi chụp X-quang và CT.
  • Hỗ trợ xác định mức độ lan rộng của ung thư: Nhờ phương pháp chụp MRI, Bác sĩ có thể xác định tốt sự phát triển của ung thư, từ đó đưa ra quyết định điều trị tối ưu, đảm bảo an toàn cho khách hàng.

Bên cạnh những ưu điểm trên, phương pháp chụp cộng hưởng từ vẫn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Quá trình chụp lâu: Khách hàng cần nằm yên trên bàn chụp từ 15 phút đến 120 phút, có thể lâu hơn tùy trường hợp cụ thể. Yếu điểm này khiến cho kỹ thuật chụp MRI không phải là lựa chọn ưu tiên trong các trường hợp cấp cứu.
  • Khó chịu trong quá trình chụp: Nếu cần, khách hàng sẽ được cung cấp thiết bị bảo vệ tai do tiếng ồn phát ra từ máy MRI tương đối khó chịu.
  • Không gian máy nhỏ: Không gian bên trong máy chụp MRI tương đối nhỏ, khiến cho phương pháp này trở thành không phù hợp đối với những người mắc chứng sợ không gian hẹp.
  • Chi phí cao: So với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác, chụp cộng hưởng từ có chi phí cao hơn. Theo khảo sát về chi phí tại một số cơ sở y tế uy tín, chi phí chụp MRI tối thiểu là 1.322.000 VNĐ, trong khi như chụp CT chỉ mất tối thiểu 550.100 VNĐ, chụp X-quang chỉ mất tối thiểu 58.300 VNĐ.

Tham khảo bài so sánh chụp MRI và chụp CT

6. Quy trình chụp cộng hưởng từ tim

6.1. Trước khi chụp MRI tim

Trước khi chụp cộng hưởng từ tim, khách hàng cần thông báo với Bác sĩ về tiền sử sức khỏe, tiền sử dị ứng với thuốc đối quang từ, có đang mang thai không,… để Bác sĩ chỉ định phương pháp chẩn đoán hình ảnh phù hợp. Bác sĩ có thể hỏi 1 số câu hỏi liên quan như:

  • Có đang mang thai hoặc trong giai đoạn cho con bú không?
  • Có đang sử dụng máy điều hòa nhịp tim hoặc thiết bị theo dõi nhịp tim không?
  • Có gắn van tim nhân tạo không?
  • Trong cơ thể có chứa kim loại như răng giả, khớp giả, nẹp xương không?
  • Có đang điều trị các bệnh lý như suy thận, đái tháo đường, tăng huyết áp không?
  • Có mắc chứng sợ không gian kín, tối, hẹp hoặc sợ ở một mình không?
  • Có đang bị hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không?
  • Có đang gặp tình trạng tiêu chảy, nôn mửa hoặc choáng váng không?
  • Có thể nằm yên trong khoảng 15 – 120 phút không?

Trong ngày thực hiện chụp cộng hưởng từ tim, khách hàng cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Không sử dụng đồ ăn thức uống có chứa caffeine.
  • Không hút thuốc lá.
  • Không sử dụng kem dưỡng da quanh khu vực ngực.
  • Không mang các thiết bị điện tử, đồ bằng kim loại vào phòng, bao gồm cả quần áo có chứa kim loại bên trong.
  • Tháo bỏ hết tất cả phụ kiện trên người bao gồm trang sức, mắt kính, tóc giả, điện thoại, tai nghe,…

Trong một số trường hợp, chụp cộng hưởng từ tim có thể cần phải sử dụng thuốc tương phản nhằm nâng cao chất lượng hình ảnh. Lúc này kỹ thuật viên sẽ tiêm thuốc vào tĩnh mạch IV trước khi tiến hành chụp.

6.2. Trong khi chụp MRI tim

Khi đang trong phòng chụp MRI, khách hàng cần nắm được một số điểm sau:

  • Khách hàng nằm lên bàn trượt vào máy, có thể sẽ được cố định cơ thể bằng các thiết bị chuyên dụng để tránh tình trạng cử động trong quá trình chụp, gây nhiễu hình ảnh.
  • Khách hàng có thể trao đổi với kỹ thuật viên đang quan sát ở một phòng phía sau thông qua micro.
  • Khách hàng được đeo vòng đo huyết áp nhằm theo dõi huyết áp trong suốt quá trình chụp MRI.
  • Khách hàng sẽ được cung cấp tai nghe trước khi chụp để tránh tiếng ồn lớn trong lúc chụp MRI.

6.3. Sau khi chụp MRI tim

Sau khi chụp MRI tim, khách hàng cần lưu ý:

  • Đứng dậy, di chuyển từ từ ra khỏi bàn chụp để tránh tình trạng choáng váng, mất cân bằng.
  • Khách hàng có thể ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi bình thường trở lại sau khi chụp MRI. Nên uống nhiều nước sau khi chụp MRI tim trong trường hợp có tiêm thuốc đối quang từ.
  • Nếu có sử dụng thuốc an thần, khách hàng cần đợi thuốc hết tác dụng trước khi về.
  • Bác sĩ chuyên khoa sẽ xem hình ảnh chụp, trao đổi và đưa ra những chẩn đoán.

7. Câu hỏi thường gặp khi chụp cộng hưởng từ

7.1. Chụp MRI tim có cần nhịn ăn không?

Trước buổi chụp cộng hưởng từ tim, khách hàng không nên uống hoặc ăn bất cứ thứ gì có chứa caffeine, bao gồm trà, cà phê, sô cô la và cola. (3) (4) Trong hầu hết các trường hợp, khách hàng sẽ không cần nhịn ăn. Tuy nhiên, khách hàng cần trao đổi với Bác sĩ để nhận được chỉ định cụ thể, phù hợp nhất.

Tham khảo bài chụp cộng hưởng từ có phải nhịn ăn không (dẫn link sang bài viết 38)

7.2. Chi phí chụp MRI tim khoảng bao nhiêu?

Theo khảo sát tại các cơ sở y tế uy tín tại Việt Nam, chi phí chụp MRI tim dao động từ 2.250.800 VNĐ đến 3.238.400 VNĐ, tùy cơ sở cũng như một số yếu tố khác.

Lưu ý: Khách hàng nên liên hệ hotline 1800 888 616 của T-Matsuoka Medical Center để được tư vấn chi tiết, chính xác nhất về chi phí chụp cộng hưởng từ tim cũng như một số thông tin khác!

7.3. Cần lưu ý gì trước khi chụp MRI tim?

Trước khi chụp cộng hưởng từ tim, khách hàng cần nhớ:

  • Lựa chọn cơ sở uy tín: Khách hàng nên lựa chọn thăm khám tại các trung tâm y khoa danh tiếng để đảm bảo được tiếp cận cơ sở vật chất hiện đại cùng đội ngũ y Bác sĩ tâm huyết, giàu kinh nghiệm.
  • Đặt lịch khám trước: Sau khi đã lựa chọn cơ sở y tế mà mình tin tưởng, khách hàng nên đặt lịch khám trước và đến đúng giờ đã hẹn.
  • Trao đổi kỹ lưỡng với Bác sĩ: Khách hàng cần thông báo với Bác sĩ một số thông tin quan trọng như tiền sử sức khỏe, có dị ứng với thuốc đối quang từ không, có hội chứng sợ không gian hẹp không,… Bác sĩ sẽ cân nhắc tất cả các thông tin thu thập được sau buổi trao đổi để đưa ra chỉ định phù hợp nhất cho khách hàng.

Khách hàng nên đặt lịch khám trước để tiết kiệm thời gian và công sức.

Khách hàng nên đặt lịch khám trước để tiết kiệm thời gian và công sức.

7.4. Chụp MRI tim ở đâu để đảm bảo độ an toàn và chính xác?

Hiện nay, có rất nhiều trung tâm y khoa uy tín có thể cung cấp dịch vụ chụp cộng hưởng từ tim như Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, T-Matsuoka Medical Center,…

Ví dụ, tại T-Matsuoka Medical Center, Trung tâm y khoa tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung bướu và đột quỵ chuẩn Nhật Bản tiên phong tại miền Bắc, chúng tôi đã trang bị máy MRI Echelon 1.5 Tesla tân tiến để phục vụ cho công việc chụp cộng hưởng từ tim nói riêng và các bộ phận khác trong cơ thể nói chung. Máy có một số ưu điểm nổi bật như ứng dụng AI trong phát hiện tổn thương, kết hợp với Synapse 3D giúp dựng hình chuyên sâu và chi tiết, có khả năng phát hiện chính xác những bất thường chỉ từ 3mm, sử dụng phần mềm giảm ồn Soft Sound giúp giảm căng thẳng cho khách hàng trong quá trình chụp.

Ngoài ra, khách hàng sẽ được trải nghiệm quy trình kiểm tra sức khỏe thuận tiện, thoải mái, thực hiện bởi đội ngũ y Bác sĩ tâm huyết với nghề, là chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam và Nhật Bản. Sau buổi chụp, khách hàng còn có cơ hội kết nối với các bệnh viện hàng đầu tại Nhật Bản để được điều trị nếu có nhu cầu.

Như vậy, qua bài viết trên, khách hàng đã có thể hiểu được chụp MRI tim là gì, cũng như một số thông tin quan trọng trước khi tiến hành chụp. Để nhận được tư vấn tận tình, chính xác về trường hợp của bản thân, khách hàng hãy liên hệ với T-Matsuoka Medical Center!

T-Matsuoka Medical Center – Trung tâm y khoa tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung bướu và đột quỵ chuẩn Nhật Bản tiên phong tại miền Bắc:

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Paiman, E.H.M. and Lamb, H.J. (2017) “When should we use contrast material in cardiac MRI?,” Journal of magnetic resonance imaging, 46(6), pp. 1551–1572. Liên kết: https://doi.org/10.1002/jmri.25754.

(2) Who shouldn’t get an MRI? (n.d.) WebMD. Liên kết: https://www.webmd.com/a-to-z-guides/who-should-not-get-an-mri (Ngày truy cập: 23/03/2025).

(3) Cardiac MRI scan (n.d.) British Heart Foundation. Liên kết: https://www.bhf.org.uk/informationsupport/tests/mri-scan (Ngày truy cập: 23/03/2025).

(4) Overview Cardiac (heart) MRI (n.d.) Guy’s and St Thomas’ NHS Foundation Trust. Liên kết: https://www.guysandstthomas.nhs.uk/health-information/cardiac-heart-MRI (Ngày truy cập: 23/03/2025).

Chia sẻ:
Copied!
Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết trên website chỉ có tích chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Vui lòng không tự ý làm theo

Đánh giá bài viết

Đánh giá bằng sao:


Tất cả đánh giá

Sắp xếp theo :

Mới nhất

Chưa có đánh giá nào.

Đặt hẹn khám

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn:

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Ngày khám
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn: