[GIẢI ĐÁP] Có bầu có được chụp cộng hưởng từ không?
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Tra cứu hồ sơ

THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN

[GIẢI ĐÁP] Có bầu có được chụp cộng hưởng từ không?

Ngày: 30/03/2025
Cập nhật: 02/04/2025
Đánh giá:
0/5 - 0 lượt đánh giá

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh tương đối an toàn. Vậy, trong trường hợp cụ thể như có bầu có được chụp cộng hưởng từ không thì sao? Nói ngắn gọn, phụ nữ mang thai có thể chụp cộng hưởng từ, nhưng cần lưu ý một số điều quan trọng. Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin nhằm làm sáng tỏ băn khoăn này.

1. Nguyên lý hoạt động của máy chụp MRI

Trước khi giải đáp câu hỏi chính của bài, chúng tôi sẽ giải thích rõ cho khách hàng về nguyên lý hoạt động của máy chụp cộng hưởng từ. Máy chụp MRI sử dụng từ trường mạnh, sóng radio để kích thích các nguyên tử hydro trong cơ thể, sau đó dùng máy tính ghi lại tín hiệu để tạo ra hình ảnh chi tiết của các cơ quan, mô và cấu trúc bên trong cơ thể.

Máy chụp cộng hưởng từ 1.5 Tesla Echelon Smart của Fujifilm vô cùng hiện đại của T-Matsuoka Medical Center

Máy chụp cộng hưởng từ 1.5 Tesla Echelon Smart của Fujifilm vô cùng hiện đại của T-Matsuoka Medical Center

Nam châm mạnh bên trong máy tạo ra một từ trường lớn, làm cho các proton trong cơ thể thẳng hàng với từ trường đó. Khi sóng tần số vô tuyến được truyền vào, các proton sẽ bị kích thích và thay đổi hướng quay. Khi sóng tần số vô tuyến này tắt, năng lượng mà các proton phát ra khi trở lại trạng thái ban đầu được ghi nhận bởi các cảm biến MRI, giúp tạo ra hình ảnh 2D hoặc 3D chi tiết của các cơ quan và cấu trúc bên trong cơ thể.

Thời gian cần thiết để các proton thẳng hàng với từ trường và lượng năng lượng giải phóng trong quá trình này phụ thuộc vào môi trường và tính chất hóa học của các phân tử. Những khác biệt này cho phép các Bác sĩ phân biệt các loại mô trong cơ thể, giúp tạo ra những hình ảnh chi tiết để chẩn đoán bệnh lý chính xác hơn. (1)

2. Chụp MRI có an toàn cho phụ nữ có thai không?

Cho đến hiện tại, không có nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra rằng chụp MRI gây hại cho thai nhi và người mẹ. Chụp MRI vẫn được coi là khá an toàn cho phụ nữ mang thai nếu tuân thủ các hướng dẫn và có sự chỉ định của Bác sĩ. (2)

So với phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác, chụp MRI có ưu điểm:

  • MRI không sử dụng tia X, do đó không gây ra bức xạ ion hóa có hại cho thai nhi như chụp X-quang hay CT.
  • MRI có thể dựng ảnh chi tiết về các cơ quan và mô mềm, giúp Bác sĩ chẩn đoán các vấn đề sức khỏe của mẹ và bé.

Tuy nhiên, chụp MRI vẫn tồn tại nhược điểm:

  • Việc sử dụng thuốc đối quang từ Gadolinium trong chụp MRI có thể ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe của thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Máy chụp MRI có thể tạo ra tiếng ồn lớn, gây khó chịu cho thai nhi.

Nếu tuân thủ các hướng dẫn và chỉ định của Bác sĩ, phụ nữ mang thai sẽ được chụp cộng hưởng từ an toàn hơn

Nếu tuân thủ các hướng dẫn và chỉ định của Bác sĩ, phụ nữ mang thai sẽ được chụp cộng hưởng từ an toàn hơn

3. Có bầu có được chụp cộng hưởng từ không?

Theo các chuyên gia y tế, mẹ bầu có thể chụp MRI vì phương pháp này được đánh giá là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh an toàn với phụ nữ có thai. Tuy nhiên, mẹ bầu cần trao đổi kỹ với Bác sĩ trong 2 trường hợp sau:

  • Mang thai 3 tháng đầu: Khi thai nhi ở giai đoạn 3 tháng đầu, các tế bào chưa biệt hóa và cực kỳ nhạy cảm với các tác nhân từ môi trường bên ngoài. (2)
  • Cần tiêm thuốc đối quang từ: Thuốc đối quang từ dù có nhiều lợi ích, nhưng nó vẫn tiềm ẩn các tác dụng phụ. Các Bác sĩ hạn chế tác dụng thuốc đối quang từ Gadolinium đối với khách hàng là phụ nữ đang mang thai ở bất kỳ giai đoạn nào. Chụp MRI sử dụng thuốc đối quang từ Gadolinium tại bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ đều có thể dẫn đến việc tăng nguy cơ mắc một loạt các tình trạng thấp khớp, viêm…  Trong trường hợp thực sự cần thiết, Bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thuốc đối quang từ và áp dụng những biện pháp an toàn khác để giảm thiểu rủi ro cho mẹ bầu. (2) (3)

4. Trường hợp phụ nữ mang thai được chỉ định chụp MRI

Trong một số trường hợp sau, phụ nữ mang thai sẽ được Bác sĩ chỉ định chụp cộng hưởng từ (4):

  • Đánh giá các bệnh lý nguy hiểm của thai nhi:
    • Nghi ngờ thai nhi có dị tật bẩm sinh nghiêm trọng: MRI có thể cung cấp hình ảnh chi tiết hơn so với siêu âm, giúp Bác sĩ chẩn đoán chính xác các dị tật phức tạp.
    • Phát hiện thêm một số bất thường khác hay bất thường phối hợp mà siêu âm không phát hiện được.
  • Đánh giá các bệnh lý nguy hiểm của mẹ như u não, u tủy sống, đột quỵ, bất thường mạch máu (phình, dị dạng mạch máu não),… ở mẹ bầu có thể ảnh hưởng đến thai nhi; đau bụng, đau vùng chậu cấp tính, thoát vị đĩa đệm nặng, chèn ép tuỷ sống, gãy xương nghiêm trọng do chấn thương,…
  • Thay thế, bổ sung cho phương pháp siêu âm trong trường hợp siêu âm không đủ căn cứ để chẩn đoán hoặc khó khăn trong quá trình chẩn đoán bằng siêu âm như: mẹ béo phì, thai thiếu ối, cần đánh giá các cử động của thai nhi thì có thể chụp MRI thay thế.

5. Trường hợp phụ nữ mang thai chống chỉ định với chụp cộng hưởng từ

Phụ nữ mang thai cũng cần lưu ý đến các chống chỉ định chung của chụp MRI, bao gồm:

  • Có các thiết bị cấy ghép kim loại trong cơ thể: Máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim, cấy ghép ốc tai, van tim kim loại,…
  • Có các vật thể kim loại trong cơ thể: Mảnh đạn, kim loại, dị vật,…
  • Tiền sử dị ứng với thuốc đối quang từ
  • Các bệnh lý nền nghiêm trọng: Suy thận nặng, bệnh gan nặng, bệnh tim mạch nặng,…

6. Lưu ý trước khi chụp MRI để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé

  • Thông báo với Bác sĩ về tiền sử sức khỏe: Trước khi tiến hành chụp MRI, khách hàng cần thông tin chi tiết, đầy đủ tiền sử sức khỏe, tình trạng bệnh hiện tại, tiền sử dị ứng thuốc đối quang từ (nếu có)… để Bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp chẩn đoán hình ảnh phù hợp, đảm bảo an toàn.
  • Kiêng khem và theo dõi theo hướng dẫn của Bác sĩ: Nếu được Bác sĩ chỉ định chụp cộng hưởng từ có tiêm thuốc đối quang từ, khách hàng có thể cần nhịn ăn, uống khoảng 4 đến 6 giờ trước khi chụp cộng hưởng từ. Để nhận được tư vấn chính xác nhất, khách hàng nên trao đổi với Bác sĩ.
  • Lựa chọn cơ sở y tế uy tín: Việc lựa chọn trung tâm y khoa kỹ lưỡng cũng vô cùng quan trọng. Tại các cơ sở y tế uy tín, việc khám lâm sàng, các kiểm tra y khoa, kết quả y tế, tư vấn điều trị, quy trình thăm khám và chất lượng dịch vụ sẽ được đảm bảo chất lượng cao nhất, giúp khách hàng có được trải nghiệm thoải mái, an toàn.

T-Matsuoka luôn nỗ lực cải thiện dịch vụ, giúp khách hàng có trải nghiệm chất lượng, thoải mái, an toàn

T-Matsuoka luôn nỗ lực cải thiện dịch vụ, giúp khách hàng có trải nghiệm chất lượng, thoải mái, an toàn

Tại T-Matsuoka Medical Center, Trung tâm y khoa tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung bướu và đột quỵ chuẩn Nhật tiên phong tại miền Bắc, chúng tôi:

  • Trang bị các máy móc, thiết bị tân tiến, đạt chuẩn Nhật, ứng dụng AI trong xử lý hình ảnh, giúp phát hiện sớm và chính xác các bất thường từ 3mm, 17 nguy cơ ung thư ở hơn 30 cơ quan bộ phận.
  • Sở hữu đội ngũ y Bác sĩ uy tín, giàu kinh nghiệm, tận tâm và thấu hiểu khách hàng, tư vấn chuyên sâu, cặn kẽ, thực hiện quy trình thăm khám tỉ mỉ, hỗ trợ khách hàng kết nối với chuyên gia hàng đầu Nhật Bản để giải quyết những băn khoăn của khách hàng, giúp họ tiếp cận những phương pháp điều trị tân tiến.

Truy cập ngay https://t-matsuoka.com/ve-t-matsuoka để tìm hiểu thêm hoặc liên hệ hotline 1800 888 616 để được tư vấn chi tiết!

Nhiều phụ nữ mang thai thường băn khoăn không biết có bầu có được chụp cộng hưởng từ không. Qua bài viết trên, chụp MRI vẫn được coi là một phương pháp tương đối an toàn cho phụ nữ mang thai. Mẹ bầu cần trao đổi với Bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán hình ảnh phù hợp, đảm bảo an toàn. Để nhận được tư vấn chính xác nhất cho trường hợp của mình, khách hàng có thể liên hệ với T-Matsuoka Medical Center để được hỗ trợ tận tình!

T-Matsuoka Medical Center – Trung tâm y khoa tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung bướu và đột quỵ chuẩn Nhật Bản tiên phong tại miền Bắc:

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Mafraji, M.A. (n.d.) Magnetic Resonance Imaging (MRI), MSD Manual Consumer Version. Liên kết: https://www.msdmanuals.com/home/special-subjects/common-imaging-tests/magnetic-resonance-imaging-mri (Ngày truy cập: 05/03/2025).

(2) CT and MR pregnancy guidelines (2014) UCSF Radiology. Liên kết: https://radiology.ucsf.edu/patient-care/patient-safety/ct-mri-pregnancy (Ngày truy cập: 05/03/2025).

(3) MRI in pregnancy: Your comprehensive guide to the safety, benefits, and risks (n.d.) Scan.com. Liên kết: https://uk.scan.com/health-hub/mri-in-pregnancy-your-comprehensive-guide-to-the-safety-benefits-and-risks (Ngày truy cập: 05/03/2025).

(4) MRI in Pregnancy and Precision Medicine: A Review from Literature (N.d.) Nih.gov. Liên kết: https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC8778056/ (Ngày truy cập: 05/03/2025).

Chia sẻ:
Copied!
Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết trên website chỉ có tích chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Vui lòng không tự ý làm theo

Đánh giá bài viết

Đánh giá bằng sao:


Tất cả đánh giá

Sắp xếp theo :

Mới nhất

Chưa có đánh giá nào.

Đặt hẹn khám

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn:

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Ngày khám
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn: