[Giải đáp] Chụp MRI toàn thân có phát hiện ung thư không?
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Tra cứu hồ sơ

THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN

[Giải đáp] Chụp MRI toàn thân có phát hiện ung thư không?

Ngày: 07/04/2025
Cập nhật: 07/04/2025
Đánh giá:
0/5 - 0 lượt đánh giá

Chụp cộng hưởng từ (MRI) toàn thân có thể phát hiện ung thư, đặc biệt là các ung thư mô mềm, xương hay các tạng đặc. Tuy nhiên, phương pháp này không thể phát hiện được tất cả các loại ung thư. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho khách hàng đối với câu hỏi chụp MRI có phát hiện ung thư không.

1. Chụp MRI là gì?

Phương pháp chụp MRI (cộng hưởng từ) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, không đau, có độ an toàn cao. Kết quả chụp cộng hưởng từ có thể cung cấp các hình ảnh có chất lượng cao, sắc nét và chi tiết ở mô mềm, mô xơ, cụ thể như các cơ quan khớp, xương, não, khối u, mạch máu. (1)

Bên cạnh khối u ác tính, phương pháp chụp MRI có thể phát hiện các bệnh lý về não (xuất huyết, phù nề,…), xương khớp (nhiễm trùng, viêm tủy xương,…), tim – mạch (bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh,…) cùng một số các bệnh lý khác như lao, thoát vị đĩa đệm,…

Tham khảo thêm bài viết 8 khác biệt giữa chụp cộng hưởng từ và chụp CT & Tư vấn từ Bác sĩ

Máy MRI tận dụng từ trường mạnh, sóng radio và máy tính chuyên dụng để tạo ra hình ảnh. Các nguyên tử hydro trong cơ thể phản ứng với từ trường và phát ra tín hiệu. Máy tính chuyên dụng sẽ tiếp nhận các tín hiệu và xử lý để tạo ra hình ảnh kết quả sau khi tập hợp các lớp cắt 3D chi tiết của các cơ quan và mô bên trong cơ thể người.

Ưu điểm của kỹ thuật chụp MRI:

  • Không sử dụng tia X: Khác với phương pháp chụp X-quang và chụp CT, phương pháp chụp cộng hưởng từ hoạt động dựa trên ứng dụng của từ trường, sóng radio và máy tính chuyên dụng, do đó không gây ra bức xạ ion hóa có hại cho khách hàng.
  • Hình ảnh rõ nét: Chụp MRI cho ra hình ảnh có độ tương phản tốt, có thể cung cấp hình ảnh rõ nét hơn ở những vị trí bị che khuất.
  • Ít gây phản ứng dị ứng: Mặc dù gadolinium là một chất độc hại, nhưng trong thuốc đối quang từ (được sử dụng trong chụp MRI), các chuyên gia đã bổ sung phối tử giúp kiểm soát các ion gadolinium, từ đó ngăn gadolinium liên kết với các mô, ảnh hưởng tới sức khỏe khách hàng. (2) Trong khi đó, thuốc cản quang (được sử dụng trong chụp X-quang hoặc CT) có chứa iod với khả năng thẩm thấu cao, có thể gây huyết khối do tổn thương nội mô hay một số các tác dụng phụ khác. (3)
  • Chẩn đoán các bệnh phức tạp: Hiệu quả trong việc phát hiện khối u, tổn thương não, cột sống, dây thần kinh, mạch máu và tim mạch.
  • Hỗ trợ xác định mức độ lan rộng của ung thư: Chụp MRI tầm soát ung thư có thể xác định tốt sự phát triển của ung thư, giúp Bác sĩ có thể đưa ra quyết định điều trị tối ưu.

Nhược điểm của kỹ thuật chụp MRI:

  • Quá trình chụp lâu: Một lần chụp cộng hưởng từ có thể kéo dài từ 15 đến 120 phút, có thể lên tới 180 phút tùy vị trí được chỉ định chụp. Do đó, đối với các trường hợp cấp cứu, phương pháp chụp MRI sẽ không được ưu tiên.
  • Khó chịu trong quá trình chụp: Máy MRI tạo ra tiếng ồn trong quá trình chụp. Nếu có nhu cầu, khách hàng sẽ được cung cấp thiết bị bảo vệ tai.
  • Không gian bên trong máy nhỏ: Đối với những khách hàng mắc chứng sợ không gian hẹp, họ sẽ cảm thấy không thoải mái khi nằm trên bàn chụp, tiềm ẩn rủi ro trong quá trình chụp cộng hưởng từ.
  • Chi phí cao: So với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác, chụp cộng hưởng từ có chi phí cao hơn. Theo khảo sát về chi phí tại một số cơ sở y tế uy tín, chi phí chụp MRI tối thiểu là 1.322.000 VNĐ, trong khi như chụp CT chỉ mất tối thiểu 550.100 VNĐ, chụp X-quang chỉ mất tối thiểu 58.300 VNĐ.

2. Chụp cộng hưởng từ có phát hiện ung thư không?

Chụp cộng hưởng từ (MRI) toàn thân hoàn toàn có thể phát hiện ung thư, nhưng không phải loại ung thư nào cũng phát hiện được, và cũng không phải là phương pháp duy nhất được áp dụng để phát hiện ung thư.

Theo nghiên cứu, MRI có khả năng phát hiện ung thư vì:

  • Các khối u lành tính và tổ chức ung thư có cấu trúc và thành phần khác biệt. Ví dụ, khối u lành tính thường có bờ nhẵn, đều, trong khi khối u ác tính lại có bờ không đều, dính vào các mô xung quanh. Sự khác biệt trong cấu trúc và thành phần dẫn tới cách phản ứng với từ trường cũng khác nhau, tạo ra tín hiệu khác nhau trên hình ảnh MRI. (4)
  • MRI có thể hiển thị rõ ràng các khối u, giúp bác sĩ xác định vị trí, kích thước và hình dạng của chúng.
  • MRI có thể giúp đánh giá mức độ xâm lấn của khối u vào các mô xung quanh, giúp xác định giai đoạn ung thư.
  • Hình ảnh kết quả chụp MRI có thể phát hiện những mạch máu mới được hình thành để nuôi dưỡng khối u.

Khách hàng nam, 57 tuổi, đi khám sức khỏe tổng quát tại T - Matsuoka, chụp cộng hưởng từ tầm soát toàn thân phát hiện ổ tín hiệu bất thường không đồng nhất đầu trên xương đùi phải (Theo dõi u sụn)

Khách hàng nam, 57 tuổi, đi khám sức khỏe tổng quát tại T – Matsuoka, chụp cộng hưởng từ tầm soát toàn thân phát hiện ổ tín hiệu bất thường không đồng nhất đầu trên xương đùi phải (Theo dõi u sụn)

3. Mức độ chính xác trong khả năng phát hiện ung thư của MRI

Trên thực tế, khả năng phát hiện chính xác ung thư của phương pháp chụp cộng hưởng từ còn phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Chất lượng thiết bị MRI và kích thước ung thư: Tại T-Matsuoka Medical Center, chúng tôi trang bị máy cộng hưởng từ tân tiến nhất, đạt chuẩn Nhật, ứng dụng AI giúp xử lý hình ảnh, có khả năng phát hiện sớm các bất thường chỉ từ 3mm ở các cơ quan nội tạng và mô mềm trên cơ thể để đảm bảo độ chính xác trong kết quả chụp cũng như an toàn của khách hàng.
  • Vị trí của khối u: Máy MRI vượt trội trong việc tạo ra hình ảnh chi tiết của các mô mềm, giúp phát hiện các khối u nhỏ và phân biệt giữa các loại mô khác nhau. Do đó, phương pháp chụp MRI đặc hiệu cho việc phát hiện ung thư ở các cơ quan như não, tủy sống, vú, tuyến tiền liệt và các mô mềm khác.

Chụp cộng hưởng từ có tiêm thuốc đối quang từ giúp phát hiện chính xác khối u góc cầu tiểu não

Chụp cộng hưởng từ có tiêm thuốc đối quang từ giúp phát hiện chính xác khối u góc cầu tiểu não

Đối với các cơ quan khác, hiệu quả của kỹ thuật chụp này sẽ không tốt bằng các kỹ thuật chụp khác như chụp CT, chụp X-quang,… Vì vậy, việc có nên chụp MRI để phát hiện ung thư không cần tuân theo chỉ định của Bác sĩ có chuyên môn. Tại T-Matsuoka Medical Center – Trung tâm y khoa tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung bướu và đột quỵ chuẩn Nhật Bản tiên phong tại miền Bắc – chúng tôi tự hào sở hữu đội ngũ y Bác sĩ là các chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và Nhật Bản, tâm huyết và hết mình với nghề. Sau quá trình thăm khám tỉ mỉ, đạt chuẩn Nhật, các Bác sĩ sẽ đánh giá kỹ lưỡng để xác định phương pháp chẩn đoán hình ảnh phù hợp với khách hàng nhất.

ThS.BSNT Nguyễn Tất Đạt, Phó Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh tại T-Matsuoka Medical Center, đã có thời gian học tập và làm việc tại Nhật Bản

ThS.BSNT Nguyễn Tất Đạt, Phó Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh tại T-Matsuoka Medical Center, đã có thời gian học tập và làm việc tại Nhật Bản

4. Chụp MRI phù hợp để chẩn đoán ung thư trong trường hợp nào? 

Thông qua kết quả chụp cộng hưởng từ toàn thân, bác sĩ có thể phát hiện sớm các tế bào ung thư tại các cơ quan, bao gồm:

  • Não: Rất tốt trong phát hiện sớm các khối u não nguyên phát hoặc di căn đến não, đánh giá sự xâm lấn của khối u vào các cấu trúc xung quanh.
  • Tủy sống: Phát hiện các khối u ở tủy sống, tình trạng chèn ép tủy sống do khối u.
  • Vú: Đánh giá kích thước, vị trí cũng như sự xâm lấn của khối u ác tính vào các mô xung quanh và các hạch bạch huyết.
  • Tuyến tiền liệt: Đánh giá kích thước, vị trí và sự xâm lấn của khối u ác tính vào các mô xung quanh.
  • Đại trực tràng: Phát hiện và đánh giá sự xâm lấn của khối u ở trực tràng.
  • Buồng trứng: Phát hiện và đánh giá tính chất khối u ở buồng trứng.
  • Một số loại ung thư khác: Ung thư gan, ung thư tụy,…

5. Chụp MRI được chỉ định để phát hiện ung thư trong trường hợp nào?

Đối với quá trình sàng lọc và chẩn đoán ung thư, chụp MRI được chỉ định để:

  • Đánh giá kích thước, vị trí, hình dạng và mức độ xâm lấn của khối u với các cấu trúc xung quanh.
  • Phân biệt mô lành tính và ác tính dựa trên các đặc điểm hình ảnh khác nhau.
  • Xác định giai đoạn của bệnh ung thư, từ đó giúp Bác sĩ lên kế hoạch điều trị phù hợp.
  • Theo dõi hiệu quả điều trị bằng cách theo dõi sự thay đổi kích thước của khối u.

Tổn thương gan nghi HCC (ung thư biểu mô tế bào gan): Nhiều khối ranh giới không rõ (phần máu trắng hẳn)

Tổn thương gan nghi HCC (ung thư biểu mô tế bào gan): Nhiều khối ranh giới không rõ (phần máu trắng hẳn)

Tổn thương gan kích thước nhỏ, ranh giới rõ, theo dõi u máu gan (lành tính)

Tổn thương gan kích thước nhỏ, ranh giới rõ, theo dõi u máu gan (lành tính)

6. Lưu ý trước khi chụp MRI để phát hiện ung thư

Để phần nào đảm bảo việc phát hiện bất thường được chuẩn xác, thuận tiện, khách hàng cần lưu ý một số điều sau:

  • Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thăm khám: Ví dụ, tại T-Matsuoka Medical Center, trung tâm y khoa có đội ngũ y Bác sĩ sở hữu trình độ chuyên môn cao, hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, ứng dụng AI, quy trình thăm khám chuẩn Nhật. Những yếu tố này sẽ góp phần đảm bảo một trải nghiệm dịch vụ an toàn và hiệu quả cho khách hàng.
  • Đặt lịch trước và đến đúng giờ: Chúng tôi khuyến khích khách hàng chủ động liên hệ với cơ sở y tế đã chọn để đặt lịch trước và đến đúng giờ đã hẹn.
  • Trao đổi kỹ với Bác sĩ trước khi chụp chiếu: Khách hàng cần thông báo cho Bác sĩ về tiền sử sức khỏe, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử dị ứng với thuốc đối quang từ nếu có, có vật làm bằng kim loại nào trong cơ thể không,… để Bác sĩ cân nhắc, áp dụng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phù hợp nhất.
  • Lắng nghe hướng dẫn của Bác sĩ/kỹ thuật viên để đảm bảo kết quả chụp chính xác: Khách hàng cần tuân thủ các chỉ định của Bác sĩ/kỹ thuật viên như tháo bỏ các vật kim loại trên cơ thể, nằm yên xuyên suốt quá trình chụp,…

Khách hàng nên đặt hẹn khám trước khi tới trung tâm y khoa để tiết kiệm thời gian và công sức.

Khách hàng nên đặt hẹn khám trước khi tới trung tâm y khoa để tiết kiệm thời gian và công sức.

Như vậy, với câu hỏi chụp MRI có phát hiện ung thư không, phương pháp chụp cộng hưởng từ có thể phát hiện một số loại ung thư trong cơ thể. Để nhận được tư vấn tận tình, chính xác về trường hợp của bản thân, khách hàng hãy liên hệ với T-Matsuoka Medical Center!

T-Matsuoka Medical Center – Trung tâm y khoa tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung bướu và đột quỵ chuẩn Nhật Bản tiên phong tại miền Bắc:

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Magnetic Resonance Imaging (MRI) (n.d.) Hopkinsmedicine.org. Liên kết: https://www.hopkinsmedicine.org/health/treatment-tests-and-therapies/magnetic-resonance-imaging-mri (Ngày truy cập: 23/03/2025).

(2) Iyad, N. et al. (2023) “Gadolinium contrast agents- challenges and opportunities of a multidisciplinary approach: Literature review,” European journal of radiology open, 11(100503), p. 100503. Liên kết: https://doi.org/10.1016/j.ejro.2023.100503.

(3) ESUR Guidelines on Contrast Agents (n.d.) Adus-radiologie.ch. Liên kết: https://adus-radiologie.ch/files/ESUR_Guidelines_10.0.pdf (Ngày truy cập: 23/03/2025).

(4) Can an MRI tell if a tumor is benign? (n.d.) Tisch Brain Tumor Center. Liên kết: https://tischbraintumorcenter.duke.edu/blog/can-mri-tell-if-tumor-benign (Ngày truy cập: 23/03/2025).

Chia sẻ:
Copied!
Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết trên website chỉ có tích chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Vui lòng không tự ý làm theo

Đánh giá bài viết

Đánh giá bằng sao:


Tất cả đánh giá

Sắp xếp theo :

Mới nhất

Chưa có đánh giá nào.

Đặt hẹn khám

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn:

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Ngày khám
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn: