Address:

Trụ sở:

Tòa nhà VJM 154 Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Hotline:

0909 458 666

Giảm chứng lo âu nhờ các bài tập thở

Tháng Tư 23, 2023

Giảm chứng lo âu, căng thẳng hiệu quả nhanh chóng nhờ bài tập thở bằng bụng, ngân nga, mím môi hoặc bài tập thở 4-7-8.

Thở bằng bụng

Thở nông có thể hạn chế chuyển động của cơ hoành, gây khó thở hoặc lo lắng. Thở nông cũng có thể đẩy hệ thống thần kinh của bạn vào phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy”, điều này là tác nhân gây ra tâm trạng căng thẳng.

Do đó, tập thở bằng cơ hoành giúp giảm lo âu tốt hơn. Tập thở bằng cách đặt một tay lên bụng và tay kia lên ngực, đồng thời tưởng tượng rằng có một quả bóng bay trong bụng cần được bơm căng và xì hơi. Sau đó hít vào bằng mũi và cảm thấy bụng phình ra.

Cần hít vào một cách bình tĩnh và nhẹ nhàng, đếm từ từ đến hai, cho đến khi không thể hít thêm thì thở ra chậm rãi. Đếm chậm đến ba, có thể mím môi và cảm thấy quả bóng xẹp xuống trong bụng.

Khi bạn cảm thấy thoải mái với bài tập này, bạn có thể tăng dần thời gian hít vào và thở ra. Để bắt đầu, bạn phải hít vào trong hai giây và thở ra trong ba giây, vì nó dễ thực hiện, ai cũng có thể làm được, kể cả khi họ mắc một số bệnh gây khó thở.

Thở mím môi

Khi cảm thấy khó thở, mím môi sẽ giúp mang lại nhiều oxy hơn cho phổi, đồng thời làm dịu tâm trí và kiểm soát hơi thở. Bạn tập thở mím môi bằng cách hít vào bằng mũi, thở ra mím môi, tương tự như thổi tắt ngọn nến và cố gắng hít vào ngày càng lâu hơn. Lặp lại 5-10 lần, dừng lại khi bạn cảm thấy bớt căng thẳng.

Tập hít thở có thể giảm lo âu hiệu quả.

Bài tập thở 4-7-8

Phương pháp thở 4-7-8 có thể giúp làm dịu hệ thần kinh nhanh chóng. Bạn có thể thực hiện bài tập này khi ngồi hoặc nằm. Bài tập thở 4-7-8 gồm các bước sau, đặt một tay lên bụng và tay kia lên ngực đếm đến bốn trong khi thở sâu và chậm từ bụng.

Sau đó nín thở cho đến khi bạn đếm đến 7, thở ra khi đếm đến 8 và cố gắng đẩy hết không khí ra khỏi phổi, lặp lại bài tập 3-7 lần hoặc cho đến khi bạn cảm thấy bình tĩnh. Sau đó ngồi thư giãn một vài phút và cảm nhận cơ thể, tâm trí của bạn cũng đã được thư giãn trước khi quay trở lại làm việc.

Thở ngân nga

Hơi thở ngân nga, còn được gọi là bhramari pranayama, là một kỹ thuật kết hợp hơi thở và miệng ngân nga để giảm căng thẳng trong cơ thể và tâm trí. Cách ngâm nga trong bài tập thở này giúp điều chỉnh các phản ứng thái quá của cơ thể đối với căng thẳng và kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, điều chỉnh dây thần kinh phế vị. Bài tập này có thể được thực hiện bất cứ lúc nào trong ngày.

Để tập luyện, mọi người chọn một chỗ ngồi hoặc đứng thoải mái, giữ thẳng lưng. Hít vào bằng mũi ít nhất 5 giây, ngậm miệng lại và ngân nga khi nói “hmmm” cho đến khi hết hơi, lặp lại 5-7 lần.

Các biện pháp cải thiện chứng lo âu khác

Có nhiều cách để giảm triệu chứng lo âu và căng thẳng. Ngoài thiền, Thái cực quyền và yoga, nếu có điều kiện, bạn nên hòa mình vào thiên nhiên, chẳng hạn đi dạo ở công viên hay leo núi.

Bạn cũng có thể lên kế hoạch cho các hoạt động giải tỏa căng thẳng thay vì chỉ hình dung mà không có kế hoạch hành động cụ thể. Lý do là do bạn có thể bỏ qua một hoạt động giảm căng thẳng, tiếp tục làm việc hoặc hoạt động với tâm trí mệt mỏi.

Viết nhật ký hay viết blog cũng là một cách giảm căng thẳng vì nó giúp não bộ xử lý những suy nghĩ căng thẳng tốt hơn. Bạn cũng có thể cải thiện sức khỏe thể chất và giảm căng thẳng thông qua tập thể dục.

Nếu sự lo lắng, căng thẳng luôn bao trùm và dường như làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn thì nhiều khả năng bạn đã mắc chứng rối loạn lo âu. Một số dấu hiệu bao gồm: lo lắng liên tục; không thể thư giãn; bồn chồn thường xuyên; khó thở, căng cơ và đánh trống ngực; sợ hãi trong những tình huống nhất định. Nếu bạn có các triệu chứng trên hoặc nếu căng thẳng hoặc lo lắng cản trở các hoạt động hàng ngày của bạn, bạn nên tham khảo ý kiến ​​​​chuyên gia sức khỏe tâm thần để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    Đặt hẹn khám

    Phone