Address:

Trụ sở:

Tòa nhà VJM 154 Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Hotline:

0909 458 666

Đau họng ban đêm: Tìm hiểu lý do và các lưu ý

Tháng Năm 11, 2023

Cho dù đau họng, không nguy hiểm, nó vẫn ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Đau họng ban đêm còn ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ.

Nguyên nhân gây ra đau họng ban đêm

Bạn có thể cảm thấy khó chịu ở cổ họng, đau họng, thậm chí kèm theo cảm giác ngứa cổ họng vào ban đêm do nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Đau họng do vi khuẩn và virus: Một trong những tác phân phổ biến gây đau họng, viêm họng là do liên cầu khuẩn, cảm cúm, cảm lạnh thông thường hoặc do viêm amidan.
  • Dị ứng: Khi bạn bị dị ứng với một chất gì đó bạn đã tiếp xúc trong ngày. Đó có thể là viêm amidan, là do lông thú cưng, bụi, khói thuốc lá, nước hoa…
  • Chảy nước mũi: Bạn gặp phải tình trạng chảy nước mũi, dịch mũi tăng tiết quá mức, chất nhầy này có thể chảy ra ngoài hoặc bị nuốt xuống cổ họng gây cảm giác khó chịu, có thể bị ngứa và đau họng.
  • Các nguyên nhân khác: Ngoài ra, đau họng vào ban đêm còn do các yếu tố khác như không khí trong nhà quá khô khiến cổ họng bị thô ráp và đau; Bệnh trào ngược dạ dày thực quản khiến acid dạ dày dễ trào ngược lên thực quản, về lâu dài sẽ làm viêm họng, nóng rát và đau họng; Căng cơ cổ họng do la hét, nói to hoặc nói chuyện trong thời gian dài mà không được nghỉ ngơi; Viêm nắp thanh quản.
dau-hong-ban-dem-1

Đau họng ban đêm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bị đau họng ban đêm nên ăn thực phẩm nào?

Một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu, ngăn ngừa và giảm tình trạng kích ứng khi bạn bị đau họng như: Trà ấm, nước ấm, mật ong, sinh tố (không đường), canh, cháo bột yến mạch, khoai tây nghiền, khoai lang, chuối, sữa chua, dầu dừa.

Thực phẩm nên tránh khi bị đau họng

Khi đang bị đau họng, bạn nên tránh:

  • Thực phẩm có tính acid, chẳng hạn như cam quýt, cà chua, rượu bởi chúng có hàm lượng acid cao có thể gây kích ứng cổ họng, khiến tình trạng bệnh ngày càng thêm nặng.
  • Thức ăn giòn như khoai tây chiên, bánh quy và một số đồ ăn nhẹ khô, cứng khác để tránh sự va chạm của thức ăn lên vùng họng đang tổn thương.
  • Thực phẩm chua, các món ngâm hoặc muối chua.

LƯU Ý: Nếu tình trạng đau họng kéo dài hơn 2-3 ngày không thuyên giảm, bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ. Ngoài ra, nếu bạn gặp các triệu chứng kèm theo khi đau họng tái phát như có máu trong nước bọt hoặc máu trong đờm, khó nuốt, sưng hoặc đau làm cản trở việc ăn uống sinh hoạt, khó thở, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ ngay lập tức.

dau-hong-ban-dem-2

Khi bị đau họng, nên tránh những thực phẩm có tính acid cao.

Xử lý đau họng ban đêm như thế nào?

Đầu tiên, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng. Nước muối sẽ giúp kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, súc miệng nước muối cũng có thể tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Thường xuyên sử dụng nước muối để súc miệng hàng ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng đau họng ban đêm.

Nếu đau họng ban đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen, Acetaminophen và naproxen để giảm triệu chứng bệnh.

Hãy xây dựng một thực đơn dinh dưỡng tốt để nâng cao sức đề kháng và tái tạo năng lượng, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Bổ sung các dưỡng chất giàu vitamin A, C, E sẽ giúp giảm cơn đau và rát vòm họng ban đêm.

Hạn chế sử dụng rượu, bia hoặc thuốc lá vì chúng có thể ảnh hưởng xấu đến vòm họng.

Bạn cũng có thể sử dụng các loại trà thảo dược như trà gừng, trà hoa cúc và trà mật ong để làm ấm họng.

Đảm bảo máy lọc không khí và máy làm ẩm để tránh khô mũi và khô vòm họng khi bạn ngủ.

Nếu bạn nghi ngờ viêm họng ban đêm là do một bệnh lý gây ra, hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng loại. Các y bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất dựa trên nguyên nhân gây bệnh, nhằm giúp bạn đẩy lùi căn bệnh hiệu quả.

    Đặt hẹn khám

    Phone