Address:

Trụ sở:

Tòa nhà VJM 154 Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Hotline:

0909 458 666

Trẻ mắc tưa miệng: 5 cách chăm sóc tại nhà

Tháng Ba 31, 2023

Cha mẹ có thể thay đổi chế độ ăn, sử dụng nước muối, bột baking soda để khử trùng miệng cho trẻ mắc tưa miệng.

Bệnh tưa miệng là một loại nhiễm trùng nấm phổ biến, gây ra các mảng trắng trên lưỡi và má. Trẻ sơ sinh dễ bị ảnh hưởng bởi bệnh này hơn do nấm sinh trưởng mạnh trong môi trường ẩm ướt, ấm áp, chẳng hạn như miệng của trẻ em chưa mọc răng. Hơn nữa, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện để chống lại nấm.

Nguyên nhân của sự phát triển nấm quá mức có thể do bệnh tật hoặc việc sử dụng kháng sinh. Nếu bạn nghi ngờ con bạn bị tưa miệng, hãy đưa bé đến bác sĩ để điều trị càng sớm càng tốt. Đồng thời, bạn có thể áp dụng 5 cách sau đây để chăm sóc trẻ và cải thiện tình trạng bệnh.

Thay đổi chế độ ăn uống

Nếu tình trạng bệnh của trẻ nhẹ, bạn có thể tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về phương pháp tự nhiên để điều trị, không sử dụng thuốc. Ví dụ, bạn có thể thay đổi chế độ ăn. Nếu trẻ đang ăn dặm, hãy giảm lượng đường trong chế độ ăn của con. Nấm gây bệnh thường phát triển mạnh khi có chất đường bột, do đó, giảm chất đường bột trong chế độ ăn cũng có thể giảm tình trạng tưa miệng. Các thực phẩm có nhiều đường bao gồm trái cây, thực phẩm có carbohydrate tinh chế, đường bổ sung và chất làm ngọt nhân tạo, nước trái cây.

Baking soda

Bạn cũng có thể sử dụng bột natri bicarbonate (baking soda) pha loãng để cải thiện các triệu chứng của bệnh tưa miệng. Hòa tan nửa thìa cà phê bột baking soda với một cốc nước ấm, sau đó dùng tăm bông bôi lên vết tưa miệng của con hoặc bôi lên núm vú để khử trùng, sau đó lau sạch trước khi cho bé ngậm.

Dầu dừa

Dầu dừa chứa axit caprylic có tác dụng chữa trị tưa miệng cho trẻ sơ sinh. Bạn có thể bôi dầu dừa lên các vùng trắng ở miệng của bé bằng tăm bông và theo dõi phản ứng của cơ thể. Tuy nhiên, nếu bé dị ứng với dầu dừa, bạn không nên dùng phương pháp này.

Dầu dừa giúp trị tưa miệng ở trẻ sơ sinh

Nước muối và thuốc

Muối cũng có tác dụng khử trùng và làm dịu triệu chứng của bệnh tưa miệng. Hòa tan nửa thìa muối vào một cốc nước ấm và nhẹ nhàng bôi dung dịch này lên vết thương bằng tăm bông để giảm triệu chứng tưa miệng ở trẻ.

Trẻ mắc tưa miệng thường sẽ được điều trị bằng thuốc chống nấm, thoa trực tiếp lên lưỡi hoặc da. Khi sử dụng thuốc, cha mẹ nên dùng bông ngoáy tai để tán đều thuốc thay vì nhỏ trực tiếp lên lưỡi. Ngoài ra, nên bôi thuốc cho bé sau khi bé đã ăn no để tránh làm trôi thuốc.

Sữa chua

Sữa chua tự nhiên có chứa lactobacillus bulgaricus – một loại vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong miệng của trẻ và ngăn chặn tình trạng tưa miệng.

Tuy nhiên, khi dùng sữa chua cho trẻ, nên chọn loại không có hương vị và đường. Nếu trẻ còn quá nhỏ, có thể bôi một lớp sữa chua mỏng lên vùng bị ảnh hưởng bằng tăm bông hoặc sử dụng loại men vi sinh khác an toàn cho trẻ sơ sinh.

Phòng tưa miệng tái phát thế nào?

Để ngăn tái nhiễm, cha mẹ cần làm sạch và tiệt trùng tất cả vật dụng đưa vào miệng bé, ví dụ như núm vú giả bằng nước sôi sau mỗi lần sử dụng. Nếu cha mẹ đang bị bệnh, cần điều trị khỏi để tránh lây nhiễm cho con.

Thuốc tím gentian có đặc tính chống nấm và được một số chuyên gia khuyên dùng cho trẻ, nhưng cần cân nhắc lợi ích và nhược điểm của thuốc. Thuốc có thể tăng nguy cơ mắc ung thư, gây ố môi và quần áo của trẻ sơ sinh, gây kích ứng da và loét, do đó trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ không khuyến nghị sử dụng thuốc này cho trẻ mắc tưa miệng nhẹ.

    Đặt hẹn khám

    Phone