Address:

Trụ sở:

Tòa nhà VJM 154 Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Hotline:

0909 458 666

Tại sao lại bị thoái hoá khớp?

Tháng Mười 27, 2023

Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa của khớp, bắt đầu bằng việc sụn khớp bị hủy hoại, nứt vỡ và sau đó là mất sụn khớp đến tận đáy làm trơ xương ra. Dần dần, các cấu trúc khác của khớp cũng bị thay đổi như bao hoạt dịch, phì đại xương (gai xương), dây chằng, gân, cơ cũng bị tổn thương. Triệu chứng bao gồm đau xuất hiện dần dần, đau tăng sau vận động đi lại nhiều. Tình trạng cứng khớp kéo dài dưới 30 phút sau khi thức dậy hoặc sau khi không hoạt động. Về sau có sưng khớp, co rút chi ở tư thế gấp hoặc kẹt khớp…

Nguyên nhân dễ bị thoái hóa khớp?

Trong các khớp trên cơ thể, các vị trí hay bị thoái hóa khớp là khớp gối, khớp háng, khớp cổ chân, khớp bàn cổ chân cái, khớp cổ tay và bàn ngón tay…. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thoái hóa khớp là tuổi tác, tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa khớp xảy ra càng nhiều và càng mạnh. Đó là bởi, khi tuổi càng cao, quá trình tổng hợp của sụn càng suy giảm. Các tế bào dần bị bào mòn và không được tái tạo khiến sụn bị thoái hóa nhanh chóng. Do đó, thoái hóa khớp thường có triệu chứng ở độ tuổi 40 – 50 và gần như phổ biến (mặc dù không phải lúc nào cũng có triệu chứng) khi ở tuổi 70. Dưới 40 tuổi, thoái hóa khớp lớn thường hay xảy ra ở nam giới, do nguyên nhân chấn thương hoặc do thay đổi giải phẫu (ví dụ: Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi). Từ 40 đến 70 tuổi, thoái hóa khớp hay gặp ở phụ nữ, còn trên 70 tuổi, tỷ lệ thoái hóa khớp ở nam và nữ là như nhau.

Thoái hoá khớp

Bên cạnh nguyên nhân tuổi tác, thoái hóa khớp còn có thể do:

  • Di truyền: do cơ thể sản xuất các tế bào sụn, tiết dịch khớp hoặc dây chằng yếu ớt làm quá trình thoái hóa khớp diễn ra sớm hơn.
  • Tình trạng thừa cân/béo phì, bởi việc tăng tải trọng lên khớp sẽ dẫn đến khớp bị thoái hóa sớm.
  • Các chấn thương từ tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, vi chấn thương… gây hủy hoại sụn khớp và kéo theo sự hủy hoại của toàn bộ khớp.
  • Sử dụng khớp quá nhiều do làm công việc bốc vác nặng, mang vật nặng ở tư thế xấu, thợ thủ công, sử dụng máy công nghiệp nặng, hoạt động thể thao ở cường độ cao/liên tục…
  • Các bệnh cơ xương khớp khác như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn, loãng xương, gút (Gout)…
  • Các nguyên nhân khác: chế độ dinh dưỡng (thiếu hoặc không hấp thụ được canxi khiến sụn yếu và dễ thoái hóa hơn), lạm dụng thuốc, nhất là thuốc corticoid…

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phát hiện sớm tình trạng thoái hóa khớp để điều trị hiệu quả, hạn chế quá trình tiến triển của bệnh, thay vì đợi đến khi người bệnh xuất hiện các cơn đau nghiêm trọng. Cách tốt nhất giúp phát hiện sớm và chính xác tình trạng thoái hóa khớp là thực hiện việc tầm soát thoái hóa khớp.

    Đặt hẹn khám

    Phone