Điều trị ung thư tại Nhật: Phương pháp, cách đăng ký và chi phí

Điều trị ung thư tại Nhật: Phương pháp, cách đăng ký và chi phí

Ngày: 23/04/2025
Cập nhật: 23/04/2025
Đánh giá:
0/5 - 0 lượt đánh giá

Từ lâu, nền y tế xứ sở hoa Anh Đào đã vô cùng nổi tiếng với khả năng điều trị ung thư. Vậy cụ thể các phương pháp, cách đăng ký cũng như chi phí điều trị ung thư tại Nhật Bản là như nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.

1. Một số phương pháp điều trị ung thư tại Nhật Bản

Nhiều khách hàng lựa chọn điều trị ung thư ở Nhật Bản tại vì:

  • Nhật Bản sở hữu máy móc, công nghệ tiên tiến: Nhật Bản là một trong những quốc gia đạt được những tiến bộ vượt bậc về y tế. Các bệnh viện và phòng khám ở Nhật Bản sử dụng công nghệ tiên tiến cùng các phương pháp hiệu quả để chẩn đoán và điều trị ung thư. Đặc biệt, vào đầu năm 2023 các nhà nghiên cứu từ Đại học Tokyo (Nhật Bản) đã có bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư lâu dài khi nhận thấy tiềm năng DNA nhân tạo.
  • Chất lượng y tế của Nhật Bản được đánh giá cao: Theo tạp chí CEOWORLD (Mỹ), trong 89 quốc gia và vùng lãnh thổ, hệ thống y tế Nhật Bản xếp vị trí thứ 3. Các bệnh viện, phòng khám tại Nhật Bản sở hữu đội ngũ bác sĩ, y tá và nhân viên y tế được đào tạo chuyên sâu, có kiến thức rộng về điều trị ung thư. Điều này giúp tỷ lệ điều trị khỏi ung thư tại Nhật Bản thuộc top 1 thế giới, mặc dù tỷ lệ mắc ung thư của người Nhật khá cao. Với mong muốn đảm bảo cung cấp cho khách hàng một môi trường điều trị chuyên nghiệp và an toàn nhất, nhiều cơ sở y khoa, trong đó có T-Matsuoka Medical Center, lấy hệ thống y tế Nhật Bản làm hình mẫu lý tưởng.

1.1. Phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị ưu tiên đối với hầu hết các loại ung thư ở giai đoạn sớm (giai đoạn I–II),. Với trang thiết bị tiên tiến, Nhật Bản có thể tiến hành nhiều hình thức phẫu thuật điều trị như:

  • Phẫu thuật nội soi 3D.
  • Phẫu thuật robot hỗ trợ.
  • Phẫu thuật định vị hình ảnh (Kết hợp MRI, CT, PET định hướng chính xác tổn thương trong phẫu thuật).
  • Phẫu thuật huỳnh quang.
  • Phẫu thuật laser và cryotherapy.

Để tối ưu hiệu quả điều trị ung thư, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị cá thể hóa, kết hợp phẫu thuật với một hoặc nhiều phương pháp khác như xạ trị, hóa trị, điều trị nhắm trúng đích hoặc miễn dịch – tùy thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh và thể trạng cụ thể của người bệnh.

Trong một số trường hợp, đặc biệt khi khối u đã di căn xa hoặc không còn chỉ định phẫu thuật triệt căn, phẫu thuật sẽ không còn là lựa chọn phù hợp. Khi đó, bác sĩ sẽ đánh giá toàn diện và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất nhằm đảm bảo hiệu quả kiểm soát bệnh, nâng cao chất lượng sống và đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh.

Phẫu thuật thường được chỉ định để xử lý những khối u ở vị trí ít nguy hiểm đến tính mạng

Phẫu thuật thường được chỉ định để xử lý những khối u ở vị trí ít nguy hiểm đến tính mạng

1.2. Phương pháp xạ trị

Xạ trị sử dụng nguồn năng lượng cao các chùm tia bức xạ để tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư (thường dùng tia X, tia electron, proton, ion nặng). Tùy vào vị trí, loại ung thư, giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe tổng thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xạ trị phù hợp nhất cho từng người bệnh. Các kỹ thuật xạ trị hiện đại ngày càng chính xác và ít gây tổn thương mô lành. Theo vị trí đặt nguồn tia, xạ trị bao gồm:

  • Xạ trị bên ngoài.
  • Xạ trị áp sát/ nội soi.
  • Xạ trị toàn thân.

Xạ trị có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật, hóa trị, miễn dịch hoặc điều trị nhắm trúng đích, tùy theo đánh giá lâm sàng của bác sĩ. Ví dụ:

  • Xạ trị có thể được chỉ định thay phẫu thuật điều trị các khối u đã lan rộng nhằm hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư.
  • Trong trường hợp khác xạ trị được chỉ định sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh.

Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, xạ trị có thể ảnh hưởng tới các mô lành và cơ quan lân cận vùng chiếu tia. Ngoài ra, xạ trị cũng có một số tác dụng phụ không mong muốn, các phản ứng thường gặp bao gồm: căng thẳng, rụng tóc, viêm loét miệng, họng khó nuốt, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, khó thở,…

Tác dụng phụ có thể nhẹ hoặc nặng, thoáng qua hoặc kéo dài. Do đó, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và nguy cơ, dựa trên tình trạng bệnh lý, thể trạng và khả năng đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân, để lựa chọn phương pháp xạ trị phù hợp và an toàn nhất.

1.3. Phương pháp hóa trị

Hóa trị (Chemotherapy) là phương pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng các thuốc hóa học có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chặn sự phát triển và phân chia của chúng.

Không giống như phẫu thuật hay xạ trị – thường chỉ tác động tại một vùng nhất định – hóa trị là phương pháp điều trị toàn thân, tức là thuốc được đưa vào máu và phân bố đến khắp cơ thể, giúp tiêu diệt tế bào ung thư dù chúng ở bất kỳ vị trí nào.

Hóa trị thường được các Bác sĩ chỉ định trong các trường hợp khi tế bào ung thư đã di căn xa khỏi vị trí khối u nguyên phát. Tuy nhiên, do hóa trị sử dụng các loại thuốc hóa học mạnh có khả năng tiêu diệt cả tế bào ung thư lẫn một số tế bào lành đang phân chia nhanh trong cơ thể (như tế bào máu, niêm mạc tiêu hóa, nang tóc…), nên phương pháp này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm: Mệt mỏi, suy giảm miễn dịch, tổn thương gan, thận, thiếu máu, rụng tóc,…

1.4. Liệu pháp nhắm trúng đích

Liệu pháp nhắm trúng đích là phương pháp điều trị ung thư sử dụng các loại thuốc tác động chọn lọc vào những phân tử đặc hiệu (thường là protein hoặc gen bất thường) tham gia vào quá trình tăng sinh, xâm lấn và di căn của tế bào ung thư.

Khác với hóa trị – vốn tác động trên cả tế bào lành và tế bào ung thư – liệu pháp nhắm trúng đích chỉ tác động vào “điểm yếu phân tử” của tế bào ung thư, do đó hiệu quả cao hơn và ít gây độc toàn thân hơn. Tuy nhiên, liệu pháp này chỉ hiệu quả ở bệnh nhân có đột biến đích phù hợp

Ưu điểm: 

  • Tác động chọn lọc, hiệu quả cao với bệnh nhân có đích phù hợp.
  • Ít ảnh hưởng tế bào lành, ít tác dụng phụ hơn hóa trị.
  • Có thể uống hoặc truyền tĩnh mạch.
  • Phối hợp được với hóa trị, xạ trị, miễn dịch.

1.5. Công nghệ Gen

Công nghệ Gen là phương pháp tập trung kích hoạt Gen ức chế khối u P53, từ đó, làm suy giảm PD-L1, là các tế bào mà ung Thư sẽ liên kết nhằm làm giảm chức năng của tế bào miễn dịch.

Đây là phương pháp điều trị ung thư có căn cứ khoa học và được công nhận rộng rãi tại Nhật Bản. Các chuyên gia ghi nhận nhiều khách hàng chỉ điều trị 1 lần duy nhất và chỉ lặp lại khi cần thiết. Đặc biệt, phương pháp này không gây đau và không để lại tác dụng phụ.

1.6. Một số phương pháp điều trị ung thư khác

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Nguyên Quý, hiện đang công tác tại Khoa Ung thư Nội khoa, Bệnh viện Trung ương Kyoto Miniren (Nhật Bản), chia sẻ rằng Nhật Bản còn có ba liệu pháp điều trị ung thư không chính thống, đang được thực hiện gồm điều trị miễn dịch, vắc xin ung thư và tế bào gốc.

Nếu khách hàng đồng ý, Bác sĩ tại Nhật Bản hoàn toàn có thể thực hiện các phương pháp điều trị ung thư không chính thống. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, nếu có bất kỳ biến chứng nào, khách hàng sẽ không nhận được sự hỗ trợ của bảo hiểm Nhật Bản. Trong khi đó, khách hàng điều trị ung thư theo các phương pháp điều trị chính thống, đã được đảm bảo về độ hiệu quả, sẽ được bảo hiểm y tế hỗ trợ.

Khách hàng cần tìm hiểu kỹ lưỡng các thông tin về cơ sở y tế mình dự định điều trị, cũng như các phương pháp điều trị chính thống, được Nhật Bản công nhận. Qua đó, khách hàng có thể đảm bảo an toàn cho bản thân, tăng tỷ lệ điều trị thành công ung thư, không bị lôi kéo, dụ dỗ bởi những chiêu trò truyền thông.

Điều trị ung thư là điều không ai trong chúng ta mong muốn, và cũng không có phương pháp điều trị ung thư nào hiệu quả hơn việc có thể phát hiện sớm những mầm mống gây bệnh. Tại T-Matsuoka Medical Center, Trung tâm y khoa tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung thư và đột quỵ chuẩn Nhật Bản tiên phong tại miền Bắc, chúng tôi sở hữu những máy móc, công nghệ hiện đại giúp phát hiện tổn thương chỉ từ 1mm, giảm thiểu tới 90% liều tia X, ứng dụng AI trong phát hiện tổn thương, kết hợp với Synapse 3D giúp dựng hình chuyên sâu và chi tiết,…

Bên cạnh đó, T-Matsuoka Medical Center tự hào khi sở hữu đội ngũ y Bác sĩ đầu ngành Việt Nam và Nhật Bản, giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề. Các Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tỉ mỉ, thận trọng, đảm bảo không bỏ sót bất cứ bất thường nào, đem lại trải nghiệm khám thoải mái, an toàn, hiệu quả cho từng khách hàng

Liên hệ ngay Hotline 1800 888 616 để được tư vấn chi tiết!

2. Quy trình đăng ký khám, điều trị và chữa bệnh ung thư ở Nhật Bản

Bước 1: Lựa chọn và quyết định bệnh viện điều trị ung thư tại Nhật Bản

Khách hàng cần lựa chọn bệnh viện phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe hiện tại, yêu cầu khám, điều trị bệnh, uy tín của cơ sở y tế,… Trong trường hợp không có phiên dịch viên đi cùng, khách hàng nên chọn những bệnh viện có hỗ trợ tiếng Việt để thuận tiện cho quá trình khám chữa bệnh.

Bước 2: Xin visa

Vì là người nước ngoài, khách hàng sẽ cần xin visa y tế Nhật Bản để có thể sang Nhật Bản khám chữa ung thư một cách hợp pháp.

Bước 3: Đặt lịch khám ung thư ở Nhật Bản

Khách hàng nên chủ động liên hệ bệnh viện tại Nhật Bản để đặt lịch thăm khám cụ thể nhằm tiết kiệm thời gian chờ đợi. Khách hàng có thể hẹn lịch khám trực tuyến hoặc ủy thác cho một bên thứ ba thực hiện. Trong trường hợp khách hàng trễ hẹn, bệnh viện hoàn toàn có quyền thay đổi lịch khám hoặc hủy lịch của khách hàng.

Bước 4: Tiến hành khám và điều trị bệnh tại Nhật Bản

Khách hàng cần đến bệnh viện khám theo lịch đã đặt trước và làm thủ tục tại quầy lễ tân. Chúng tôi khuyên khách hàng tuân thủ quy định của bệnh viện, lời khuyên của Bác sĩ để đảm bảo quy trình khám chữa bệnh được an toàn và hiệu quả.

Bước 5: Nhận kết quả

Tùy tình trạng sức khỏe và mong muốn của khách hàng, khách hàng có thể nhận kết quả ngay hoặc sau một khoảng thời gian nhất định được hẹn trước.

3. Chi phí điều trị ung thư tại Nhật Bản

Chi phí điều trị ung thư mà khách hàng cần thanh toán sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Loại ung thư và giai đoạn bệnh: Mỗi loại ung thư và giai đoạn bệnh khác nhau sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau, dẫn tới chi phí điều trị sẽ có sự khác biệt. Ví dụ, với ung thư giai đoạn I và II, chi phí thường sẽ thấp hơn do phương pháp can thiệp đơn giản, ít lần hóa trị/xạ trị. Đối với khách hàng mắc bệnh ung thư giai đoạn III và IV, việc điều trị dứt điểm khối u ác tính sẽ tốn nhiều thời gian hơn, dẫn đến chi phí cũng tăng cao.
  • Phương pháp điều trị: Các phương pháp điều trị khác nhau sẽ yêu cầu các dụng cụ y tế, máy móc, kỹ thuật khác nhau. Điều này làm cho giá thành dịch vụ của mỗi phương pháp có sự chênh lệch.
  • Thời gian điều trị: Một trường hợp khách hàng mắc bệnh ung thư có thể nhanh chóng điều trị, nhưng một số khách hàng khác, ví dụ như người bị ung thư máu, có thể sẽ phải điều trị cả đời, dẫn tới chi phí cũng cao hơn.
  • Đáp ứng điều trị: Không phải khách hàng nào cũng đáp ứng tốt với phác đồ điều trị từ đầu. Trong một số trường hợp, Bác sĩ sẽ phải thay đổi phác đồ hoặc điều trị bổ sung như đổi thuốc hóa trị, kết hợp một số phương pháp điều trị khác như xạ trị,…
  • Cơ sở y tế: Mặc dù không có nhiều chênh lệch, nhưng chi phí chữa bệnh ung thư tại Nhật Bản ở mỗi bệnh viện sẽ có sự thay đổi nhỏ do sự khác biệt trong dịch vụ đi kèm như chăm sóc nâng cao, chỉ định Bác sĩ,…

Ngoài ra, khách hàng cũng cần tính toán 1 số chi phí khác như chi phí sinh hoạt, chi phí đi lại,…

Ví dụ cụ thể: Một ca mổ cắt ung thư dạ dày giai đoạn II, nằm viện 1-2 tuần, thường tốn chi phí tầm 400 vạn yên (tương đương 700 triệu đồng). Người Nhật được bảo hiểm y tế trả, số tiền bỏ ra sẽ chỉ còn khoảng 130 vạn yên (234 triệu đồng). Như vậy, người Việt Nam đi khám chữa bệnh tại Nhật Bản thường phải chi trả gấp 3-4 lần chi phí mà người Nhật cần trả.

Để tiết kiệm thời gian và tiền bạc, khách hàng có thể cân nhắc thăm khám, tầm soát ung thư sớm ngay ở trong nước. Tại T-Matsuoka Medical Center, Trung tâm y khoa tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung thư và đột quỵ chuẩn Nhật Bản tiên phong tại miền Bắc, chúng tôi học hỏi Nhật Bản, áp dụng chất lượng dịch vụ Omotenashi. Đội ngũ y Bác sĩ sẽ phục vụ bằng cả trái tim, cùng với cơ sở vật chất, máy móc hiện đại kiến tạo một trải nghiệm thăm khám nhẹ nhàng, thư thái cho khách hàng.

Với dịch vụ Hỗ trợ khám, điều trị tại Nhật, nếu khách hàng có nhu cầu, chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng kết nối trực tiếp với hơn 30 bệnh viện đầu ngành tại Nhật Bản. Ngoài ra, khách hàng còn được theo dõi sức khỏe thường xuyên sau khi hoàn thành quá trình điều trị, được mua thuốc kê đơn từ Nhật Bản mà không phải sang tận nơi.

Khi đăng ký dịch vụ của T-Matsuoka Medical Center, khách hàng còn có cơ hội kết nối với 3 trung tâm chẩn đoán hình ảnh lớn của Nhật Bản nếu phát hiện bất thường

Khi đăng ký dịch vụ của T-Matsuoka Medical Center, khách hàng còn có cơ hội kết nối với 3 trung tâm chẩn đoán hình ảnh lớn của Nhật Bản nếu phát hiện bất thường

Như vậy, dựa vào bài viết trên, khách hàng có thể hiểu hơn về các dịch vụ điều trị ung thư tại Nhật Bản. Những thông tin này không chỉ giúp khách hàng hình dung được chất lượng dịch vụ y tế tại Nhật, mà còn là cơ sở quan trọng để đưa ra quyết định phù hợp nếu đang cân nhắc lựa chọn điều trị ung thư tại quốc gia có nền y học hàng đầu thế giới này.

T-Matsuoka Medical Center – Trung tâm y khoa tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung bướu và đột quỵ chuẩn Nhật Bản tiên phong tại miền Bắc:

Chia sẻ:
Copied!
Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết trên website chỉ có tích chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Vui lòng không tự ý làm theo

Đánh giá bài viết

Đánh giá bằng sao:


Tất cả đánh giá

Sắp xếp theo :

Mới nhất

Chưa có đánh giá nào.

Đặt hẹn khám

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn:

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Ngày khám
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn: