Hướng dẫn cách điền phiếu khám bệnh ở Nhật Bản từ A đến Z

Hướng dẫn cách điền phiếu khám bệnh ở Nhật Bản từ A đến Z

Ngày: 25/04/2025
Cập nhật: 25/04/2025
Đánh giá:
0/5 - 0 lượt đánh giá

Trước khi được Bác sĩ thăm khám, khách hàng cần phải điền vào phiếu khám bệnh. Tuy nhiên, khách hàng thường gặp khó khăn trong việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của tờ khai khám sức khỏe. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách điền phiếu khám bệnh ở Nhật và đưa ra một số lưu ý quan trọng mà khách hàng nên biết khi đi khám tại đây.

1. Cách điền phiếu khám bệnh ở Nhật Bản

Khi đi khám bệnh tại các trung tâm y khoa ở Nhật Bản, điều đầu tiên khách hàng cần thực hiện là làm thủ tục tại quầy lễ tân. Nếu đây là lần đầu tiên khách hàng tới khám, nhân viên tại quầy lễ tân sẽ yêu cầu khách hàng điền một số thông tin vào tờ khai khám bệnh.

Thực tế, tùy thuộc vào cơ sở y tế cũng như khoa khách hàng muốn thăm khám, nội dung tờ khai khám bệnh sẽ có một vài sự khác biệt. Thông thường, một tờ khai khám sức khỏe ở Nhật Bản sẽ gồm hai mục chính là:

  • Thông tin chung.
  • Thông tin về tình trạng sức khỏe.

to-khai-kham-suc-khoe-cua-mot-trung-tam-y-khoa-tai-nhat-ban

Tờ khai khám sức khỏe của một trung tâm y khoa tại Nhật Bản

1.1. Thông tin chung

Trong mục thông tin khách hàng tại các mẫu giấy khám sức khỏe ở Nhật Bản, khách hàng cần điền các thông tin như:

  • フリガナ: Họ và tên
  • 電話番号: Số điện thoại
  • 生年月日: Ngày tháng năm sinh
  • 住所: Địa chỉ
  • 緊急連絡先: Người liên hệ khẩn cấp

Các thông tin chung mà khách hàng cần điền vào giấy khám bệnh

Các thông tin chung mà khách hàng cần điền vào giấy khám bệnh

1.2. Thông tin về tình trạng sức khỏe

Tại phần thông tin này, chúng tôi khuyến khích khách hàng trả lời đầy đủ và chi tiết các câu hỏi để các Bác sĩ có thể dựa vào đó để chẩn đoán, thăm khám, điều trị bệnh chính xác và hiệu quả hơn. Một số câu hỏi thường gặp ở các mẫu giấy khám sức khỏe định kỳ ở Nhật Bản bao gồm:

  • Q1: いつごろから?: Vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải bắt đầu từ khi nào? → Điền ngày, giờ cụ thể
  • Q2: どこが? どのように具合が悪いか記入して下さい。(図に色を塗って下さい): Vui lòng cho chúng tôi biết bạn cảm thấy không khoẻ ở đâu và như thế nào? (Vui lòng tô màu cho bức tranh)
  • Q3: アレルギー体質異常体質と言われた事がある。: Bạn có bao giờ bị dị ứng hoặc có cơ địa bất thường không? → Chọn câu trả lời Có (はい) hoặc Không (いいえ)
  • Q4: 注射や飲み薬で気分が悪くなったり、発疹が出たり事がある。: Bạn có dị ứng với loại thuốc nào không (Thuốc tiêm hoặc thuốc uống có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn hoặc phát ban) → Chọn câu trả lời Có (はい) hoặc Không (いいえ)
  • Q5: 歯科で歯ぐきに注射 (麻酔)をした事がある。: Bạn đã được tiêm (gây mê) vào nướu răng tại nha sĩ → Chọn câu trả lời Có (はい) hoặc Không (いいえ)
  • Q6: 現在あるいは、 過去に次の病気にかかった事がある。「はい」と答えられた方は該当するものに○をつけて下さい。 糖尿病・高血圧症・心臓病・腎臓病 肝臓病 ぜんそく・胃腸病 リウマチ 結核 その他 (          ): Nếu bạn hiện đang hoặc đã từng mắc bất kỳ bệnh nào sau đây: Nếu bạn trả lời “Có”, vui lòng khoanh tròn lựa chọn thích hợp: Bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan, hen suyễn, bệnh đường tiêu hóa, thấp khớp, bệnh lao Các bệnh khác (       )

Một số câu hỏi quan trọng trong phiếu khám bệnh

Một số câu hỏi quan trọng trong phiếu khám bệnh

  • Q7: 今までに手術や大けがをした事がある。: Bạn đã phẫu thuật hoặc bị thương nghiêm trọng. → Chọn câu trả lời Có (はい) hoặc Không (いいえ)
  • Q8: 胃が弱い。: Bạn có bị đau dạ dày. → Chọn câu trả lời Có (はい) hoặc Không (いいえ)
  • Q9: 現在、妊娠している。 あるいは妊娠の疑いがある。: Hiện tại bạn có đang mang thai hoặc nghi ngờ mình có thể đang mang thai. → Chọn câu trả lời Có (はい) hoặc Không (いいえ)
  • Q10: 現在、医師の治療を受けられている方は病院名をお答え下さい。: Nếu bạn hiện đang được Bác sĩ điều trị, vui lòng cho chúng tôi biết tên bệnh viện.
  • Q11: 現在、 服用されている薬がある方は薬の名前をお答え下さい。: Nếu hiện tại bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, vui lòng cho chúng tôi biết tên thuốc đó.
  • Q12: 現在、お仕事は何をされていますか?: Hiện tại bạn đang làm công việc gì?
  • Q13: 現在、 タバコを吸っていますか?: Hiện tại bạn có hút thuốc không?
  • 最後に、ご本人または保護者の氏名を記入して下さい。: Cuối cùng, vui lòng nhập tên của bạn hoặc tên người giám hộ của bạn.

Việc trả lời đầy đủ các câu hỏi trong phiếu khám bệnh là cần thiết và quan trọng để Bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe thực tế của khách hàng

Việc trả lời đầy đủ các câu hỏi trong phiếu khám bệnh là cần thiết và quan trọng để Bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe thực tế của khách hàng

Ngoài ra, khách hàng còn có thể bắt gặp những câu hỏi khác, tùy thuộc vào cơ sở y tế, chuyên khoa khách hàng tới khám. Ví dụ, một số câu hỏi phổ biến khi khách hàng đi khám chuyên khoa thần kinh như về chế độ ăn, ngủ hay trong gia đình có ai đã từng hoặc đang mắc bệnh lý về thần kinh không,…

Thông thường, khách hàng cần điền thông tin vào tờ khai bằng tiếng Nhật. Nếu khách hàng không thể tự điền, hãy nhờ phiên dịch viên y tế giúp đỡ hoặc hỏi xem bệnh viện có bản tiếng Anh/tiếng Việt và có thể điền bằng tiếng Anh/tiếng Việt hay không.

2. Một số lưu ý khi đi khám bệnh tại Nhật Bản

Khi đi khám bệnh tại nhật bản, bên cạnh việc biết cách điền phiếu khám bệnh ở Nhật, khách hàng cần lưu ý một số điều sau:

  • Khách hàng nên đến khám tại phòng khám chuyên khoa gần chỗ ở trước. Trong trường hợp không thể đưa ra chẩn đoán chính xác, phòng khám sẽ cung cấp cho khách hàng giấy giới thiệu để đến thăm khám tại bệnh viện lớn. Nhờ có giấy giới thiệu, khách hàng có thể tiết kiệm chi phí khám tại bệnh viện.
  • Khách hàng cần đến khám đúng giờ đã hẹn để tiết kiệm thời gian và tránh phát sinh các chi phí cho các sinh hoạt khác.
  • Trước khi tới bệnh viện, khách hàng nên mang theo một số giấy tờ như: Giấy tờ tùy thân, sổ sử dụng thuốc (nếu có), thẻ bảo hiểm y tế Nhật Bản (nếu có),…
  • Nếu có ý định định cư lâu dài tại Nhật, khách hàng nên cân nhắc tham gia bảo hiểm. Khi khách hàng đau ốm hoặc bị thương, bên bảo hiểm sẽ hỗ trợ một phần (khoảng 70 đến 90%, tùy loại bảo hiểm) chi phí y tế. Qua đó, số tiền khách hàng cần trả sẽ chỉ còn khoảng 10 đến 30% chi phí y tế gốc.
  • Mỗi cơ sở y tế sẽ có những quy định trước thăm khám khác nhau. Vì vậy, khách hàng hãy nhờ phiên dịch viên y tế hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn về các bước phải thực hiện và các nội dung cần điền trong tờ khai khám bệnh.
  • Khách hàng cần sớm mua thuốc, vì đơn thuốc của Bác sĩ tại Nhật Bản thường chỉ có hiệu lực trong vài ngày (khách hàng nên trao đổi với Bác sĩ để biết cụ thể thời gian) và chỉ sử dụng để mua thuốc 1 lần duy nhất. Các đơn thuốc quá thời gian quy định sẽ không được nhà thuốc tiếp nhận và cấp thuốc nữa.

Ngoài ra, khách hàng cũng có thể cân nhắc lựa chọn thay thế để tiết kiệm chi phí và thời gian. Nếu có mong muốn thăm khám, chữa bệnh tại Nhật Bản, khách hàng hãy cân nhắc T-Matsuoka Kanda (cơ sở tại Tokyo). Tại đây, khách hàng sẽ được đón tiếp và phục vụ chu đáo, tận tâm. Nỗi lo ngại về rào cản ngôn ngữ cũng sẽ được giảm tải khi phiên dịch viên y tế của T-Matsuoka sẽ đồng hành cùng khách hàng xuyên suốt quá trình khám chữa bệnh, giúp khách hàng có một trải nghiệm thoải mái, an tâm điều trị.

Liên hệ ngay hotline 1800 888 616 để được tư vấn chi tiết!

Trong bài viết trên, chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách điền phiếu khám bệnh ở Nhật, giúp khách hàng phần nào có thể hình dung mình cần làm gì trước khi được thăm khám. Bên cạnh đó, khách hàng cần nắm được các lưu ý trong bài để trải nghiệm khám, chữa bệnh tại Nhật Bản được trọn vẹn nhất. Để nhận được tư vấn nhanh chóng, khách hàng hãy liên hệ ngay T-Matsuoka Medical Center!

T-Matsuoka Medical Center – Trung tâm y khoa tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung bướu và đột quỵ chuẩn Nhật Bản tiên phong tại miền Bắc:

Chia sẻ:
Copied!
Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết trên website chỉ có tích chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Vui lòng không tự ý làm theo

Đánh giá bài viết

Đánh giá bằng sao:


Tất cả đánh giá

Sắp xếp theo :

Mới nhất

Chưa có đánh giá nào.

Đặt hẹn khám

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn:

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Ngày khám
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn: