Phục hồi chức năng sau đột quỵ - T-Matsuoka

Tin tức

Phục hồi chức năng sau đột quỵ

08/05/2023
Copied!

Tìm hiểu các phương pháp điều trị, dùng thuốc và các yếu tố có thể hữu ích với bệnh nhân trong quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ

Sau khi mắc phải đột quỵ, một người có thể cần sử dụng một hoặc nhiều liệu pháp để hỗ trợ quá trình phục hồi. Việc điều trị cũng có thể bao gồm sử dụng thuốc. Thời gian phục hồi và kết quả sẽ khác nhau đối với mỗi người, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đột quỵ và cơ thể của từng người.

Đột quỵ xảy ra khi một phần não không nhận được đủ máu do tắc hoặc vỡ động mạch, dẫn đến tổn thương vùng não tương ứng. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khuyết tật và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong.

Theo thống kê, hàng năm có khoảng 200.000 người ở Việt Nam bị đột quỵ. Sau cơn đột quỵ, nhiều người sẽ cần sử dụng một hoặc nhiều loại liệu pháp để hỗ trợ quá trình phục hồi. Ngoài ra, họ cũng có thể cần sử dụng thuốc, thiết bị hỗ trợ hoặc các dịch vụ khác để giúp phục hồi. Người bị tổn thương não tối thiểu có thể cần ít liệu pháp phục hồi chức năng hơn và phục hồi nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, việc phục hồi chức năng sau đột quỵ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Trị liệu phục hồi chức năng

Một người sau khi mắc đột quỵ có thể mất đi những kỹ năng và chức năng của mình. Vì vậy, liệu pháp phục hồi chức năng được thiết kế để giúp họ học lại những kỹ năng đó. Mục đích của liệu pháp phục hồi chức năng cũng là để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi, hoặc chấn thương do ngã.

Có nhiều loại liệu pháp phục hồi chức năng khác nhau để giúp người bệnh sau đột quỵ hồi phục lại các chức năng của họ. Ví dụ như:

  • Ngôn ngữ trị liệu
  • Lao động trị liệu
  • Vật lý trị liệu
  • Liệu pháp tâm lý
  • Liệu pháp giải trí, giúp người bệnh sử dụng thời gian rảnh rỗi để cải thiện sức khỏe, chất lượng cuộc sống và độc lập của họ.

Bác sĩ sẽ quyết định loại liệu pháp hoặc dịch vụ nào phù hợp với người bệnh đột quỵ, và liệu họ cần được điều trị tại bệnh viện hay ở nhà. Trong quá trình điều trị và phục hồi chức năng, người bệnh có thể cần hỗ trợ di chuyển, bao gồm sử dụng gậy, khung tập đi hoặc các thiết bị hỗ trợ khác để giảm nguy cơ té ngã.

Trong quá trình điều trị và phục hồi chức năng, người bệnh có thể cần hỗ trợ di chuyển

 

Liệu pháp hỗ trợ công nghệ

Các phương pháp hỗ trợ công nghệ có thể giúp cải thiện sức khỏe của một số người, bao gồm:

  • Thực tế ảo
  • Chương trình máy tính
  • Thiết bị robot

Những hoạt động này có thể giúp người bệnh rèn luyện kỹ năng mới và cải thiện chức năng của họ trong một môi trường an toàn.

Vào năm 2021, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt Hệ thống IpsiHand của Neuorlution (Hệ thống IpsiHand) cho những người trên 18 tuổi bị đột quỵ để phục hồi các chức năng của các chi trên sau đột quỵ, bao gồm cánh tay, bàn tay và cổ tay. Thiết bị này sử dụng kỹ thuật điện não đồ không xâm lấn để gửi tín hiệu từ não đến máy tính bảng, sau đó chuyển động dự định đến nẹp tay điện tử. Nẹp sẽ giúp người đó thực hiện các chuyển động đó. Tuy nhiên, thiết bị này cần được kê đơn và không phù hợp với tất cả những người đã trải qua một cơn đột quỵ.

Thuốc

Thuốc là phương pháp điều trị đột quỵ phổ biến nhất, thường liên quan đến thuốc chống huyết khối như aspirin và thuốc làm tan huyết khối, giúp phá vỡ cục máu đông và ngăn ngừa đột quỵ xảy ra trong tương lai. CDC cho biết, chất kích hoạt plasminogen mô (tPA) là một loại thuốc làm tan huyết khối, giúp cải thiện cơ hội phục hồi hoàn toàn hoặc ít bị tàn tật hơn của một người sau đột quỵ do thiếu máu cục bộ và giảm khả năng cần được chăm sóc dài hạn trong viện dưỡng lão.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, thuốc này phải được sử dụng trong vòng 3 giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Điều quan trọng là mọi người nên gọi cấp cứu ngay khi nhận ra ai đó đang có các triệu chứng đột quỵ và chỉ sử dụng thuốc khi có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Hồi phục

Thời gian phục hồi chức năng sau đột quỵ sẽ khác nhau rất nhiều giữa mọi người. Thông thường, một người sẽ bắt đầu các dịch vụ phục hồi chức năng trong vòng hai ngày sau khi bị đột quỵ, thường được cung cấp tại bệnh viện.

Tuy nhiên, thời gian phục hồi có thể kéo dài từ vài tuần đến nhiều năm, và một số người có thể hồi phục hoàn toàn trong khi những người khác có thể bị tàn tật suốt đời. Những người đã trải qua một cơn đột quỵ gây ra tổn thương tối thiểu cho não của họ có thể hồi phục hoàn toàn và cần điều trị phục hồi chức năng trong thời gian ngắn hơn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến triển vọng hồi phục của một người có thể bao gồm tuổi, mức độ nghiêm trọng của tổn thương não, mức độ nghiêm trọng của các bệnh lý đang có khác, sự hỗ trợ của bạn bè và gia đình, mức độ tỉnh táo của người đó, thời gian phục hồi chức năng, cường độ của chương trình phục hồi chức năng và khả năng sửa đổi môi trường gia đình và nơi làm việc để đáp ứng những lo ngại về an toàn.

Một số người có thể hồi phục hoàn toàn trong khi những người khác có thể bị tàn tật suốt đời

 

Phòng ngừa

Tỷ lệ tái phát đột quỵ cao trong tổng số các trường hợp đột quỵ tại Việt Nam hàng năm. Để giảm nguy cơ bị đột quỵ, mỗi người có thể tuân theo các bước sau:

  • Sử dụng thuốc phòng ngừa để điều trị các tình trạng cơ bản như huyết áp cao hoặc tiểu đường theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Giữ cân nặng khỏe mạnh.
  • Thường xuyên tập thể dục.
  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Tránh hoặc bỏ thuốc lá.
  • Hạn chế uống rượu.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ có thể liên quan đến việc kết hợp nhiều liệu pháp, thuốc và dịch vụ khác nhau. Chương trình phục hồi sẽ khác nhau tùy vào nhu cầu cá nhân của mỗi người sau đột quỵ. Thời gian phục hồi cũng có thể từ vài tuần đến nhiều năm tùy vào từng trường hợp. Một số người có thể phục hồi hoàn toàn sau khi điều trị phục hồi chức năng, trong khi những người khác có thể phải sống với những khuyết tật lâu dài.

Những bệnh nhân đột quỵ cần nói chuyện với bác sỹ về chương trình phục hồi chức năng cá nhân và triển vọng của họ sau đột quỵ.

Đặt hẹn khám

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn:

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Ngày khám
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn: