7+ triệu chứng đột quỵ nhẹ & Cách sơ cứu chuẩn Y khoa

7+ triệu chứng đột quỵ nhẹ & Cách sơ cứu chuẩn Y khoa

Ngày: 25/04/2025
Cập nhật: 28/04/2025
Đánh giá:
0/5 - 0 lượt đánh giá

Triệu chứng đột quỵ nhẹ hay còn được gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, không làm chết các tế bào não như trong cơn đột quỵ thực sự. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ thật sự có thể xảy ra trong tương lai. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra 7 triệu chứng của đột quỵ nhẹ, cách sơ cứu chuẩn y khoa cùng một số thông tin quan trọng khác.

1. 7+ triệu chứng đột quỵ nhẹ

Thực tế, triệu chứng của đột quỵ nhẹ cũng tương đồng với triệu chứng của một cơn đột quỵ thông thường, bao gồm: tê/yếu cơ tay chân, hoa mắt, chóng mặt, khó nhìn, đau đầu dữ dội, bất tỉnh, mất trí nhớ tạm thời, rối loạn ngôn ngữ,… Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng này sẽ xảy ra đột ngột và chỉ kéo dài vài phút. Tuy nhiên, dù rất hiếm gặp, nhưng các triệu chứng này cũng có thể tồn tại tới 24 giờ.

1.1. Tê hoặc yếu cơ, tay chân

Trong nhiều trường hợp, triệu chứng tê hoặc yếu cơ này sẽ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể. (1) Người bệnh có thể nhận thấy một bên mặt bị xệ xuống, không thể nâng một tay hoặc chân, hoặc cảm thấy khó khăn khi thực hiện các động tác đơn giản với chi bị ảnh hưởng.

Đây là do não không được cung cấp đủ lượng máu và oxy cần thiết để hoạt động hiệu quả. Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể cảm thấy bình thường một phút trước đó, sau đó đột nhiên không thể cử động hoặc cảm nhận được một bên cơ thể.

Tê yếu cơ tay, chân là một trong những triệu chứng phổ biến ở người đột quỵ nhẹ

Tê yếu cơ tay, chân là một trong những triệu chứng phổ biến ở người đột quỵ nhẹ

1.2. Chóng mặt hoặc mất thăng bằng

Người bị đột quỵ nhẹ sẽ cảm thấy đột nhiên chóng mặt, mọi thứ xung quanh quay cuồng, có thể gặp khó khăn trong việc đi lại hoặc giữ thăng bằng, xuất hiện cảm giác buồn nôn, có cảm giác như đang say rượu.

Triệu chứng này xảy ra là do tim hoặc mạch máu não không cung cấp đủ máu và oxy trong chốc lát. Điều này làm ảnh hưởng tạm thời đến các cơ quan trọng yếu, bao gồm cả hệ thần kinh trung ương (vùng não điều khiển thăng bằng và phối hợp vận động).

1.3. Rối loạn ngôn ngữ

Người bệnh có thể đột nhiên gặp khó khăn khi giao tiếp, biểu hiện qua việc nói lắp, khó nói, khó phát âm hoặc thậm chí không nói được gì cả, có thể gặp khó khăn trong việc hiểu lời nói của những người xung quanh hoặc gặp khó khăn khi lựa chọn từ ngữ để diễn đạt hoặc sử dụng sai từ ngữ khi nói chuyện.

Ví dụ, bệnh nhân có thể muốn nói “cái bàn” nhưng lại nói “cái ghế”, hoặc nói những câu không mạch lạc, khó hiểu. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể không nhận ra rằng mình đang nói không rõ ràng hoặc sai nghĩa.

Đột quỵ nhẹ có thể ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng ngôn ngữ của người bệnh

Đột quỵ nhẹ có thể ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng ngôn ngữ của người bệnh

1.4. Khó nhìn ở một hoặc cả hai mắt

Do đột quỵ ảnh hưởng tới não bộ, bao gồm cả thủy chẩm (vùng xử lý hình ảnh thu được qua mắt), động mạch mắt, thân não nên có thể ảnh hưởng đến thị lực của bệnh nhân, gây ra các vấn đề như:

  • Mắt mờ, song thị, thậm chí không nhìn được.
  • Tầm nhìn gần hoặc nhìn xa đột nhiên kém hơn bình thường.
  • Tầm nhìn có sự xuất hiện của bóng đen hoặc điểm mù.

Nếu thùy chẩm phải bị tổn thương, trường nhìn bên trái ở mỗi mắt sẽ bị ảnh hưởng và ngược lại. Triệu chứng này thường xảy ra ở một bên não, rất hiếm khi xảy ra ở cả hai bên não. (2) Các vấn đề về thị lực liên quan đến đột quỵ thường xảy ra đột ngột và có thể là tạm thời.

1.5. Đau đầu dữ dội không có lý do

Mặc dù không phải tất cả các trường hợp đột quỵ nhẹ đều gây đau đầu, nhưng một số người có thể cảm thấy đau đầu đột ngột và dữ dội không rõ nguyên nhân, do thiếu máu cục bộ tại các vùng có vai trò cảm nhận đau ở trong não, hoặc rối loạn mạch máu thoáng qua gây co mạch.

Tuy nhiên, đau đầu dữ dội này cần chú ý phân biệt với các trường hợp đột quỵ xuất huyết não, vỡ phình mạch não thường xảy ra ở những người không kiểm soát tốt huyết áp, khiến huyết áp tăng cao. Áp lực khiến các mạch máu não suy yếu, vỡ và chảy máu, từ đó, gây ra những cơn đau đầu dữ đội. (3) Khi khách hàng xuất hiện cơn đau đầu dữ dội bất thường, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để sớm được chẩn đoán và điều trị, tránh tự ý dùng thuốc.

Đau đầu là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý. vì vậy, khách hàng cần chú ý theo dõi kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe để kịp thời đến cơ sở y tế điều trị gần nhất

Đau đầu là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý. vì vậy, khách hàng cần chú ý theo dõi kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe để kịp thời đến cơ sở y tế điều trị gần nhất

1.6. Mất trí nhớ tạm thời

Mất trí nhớ tạm thời là một triệu chứng ít gặp nhưng có thể xảy ra, thường do thiếu máu tạm thời ở các vùng não chịu trách nhiệm về trí nhớ và định hướng không gian- thời gian dẫn đến có thể đột ngột quên đi những sự việc vừa xảy ra hoặc cảm thấy lú lẫn, mất phương hướng, mất nhiều thời gian để hoàn thành các hành động quen thuộc đơn giản,….. (4) (5)

1.7. Một số triệu chứng khác ít phổ biến hơn

Bệnh nhân bị đột quỵ nhẹ còn có thể gặp 1 số triệu chứng khác như ngất, bất tỉnh tạm thời trong thời gian ngắn, động kinh thoáng qua, đau nửa đầu, buồn nôn, sợ ánh sáng và những âm thanh mạnh, cơ thể ngứa râm ran, âm ỉ, thay đổi tính tình,…

Điều quan trọng nhất là bạn cần gọi cấp cứu và hỗ trợ đưa người có dấu hiệu đột quỵ tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị sớm nhất, tránh để lại biến chứng

Điều quan trọng nhất là bạn cần gọi cấp cứu và hỗ trợ đưa người có dấu hiệu đột quỵ tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị sớm nhất, tránh để lại biến chứng

Lưu ý quan trọng: Nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu nào được mô tả ở trên, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Khi nói đến đột quỵ, thời gian là yếu tố sống còn – mỗi phút trôi qua mà không được điều trị có thể dẫn đến tổn thương não không thể phục hồi hoặc tử vong. Hãy nhớ nguyên tắc F.A.S.T để nhận biết đột quỵ:

  • F (Face) – Mặt: Người bệnh bị méo miệng, biểu hiện rõ nhất khi người bệnh cười, nhe răng.
  • A (Arm) – Cánh tay: Người bệnh có thể cảm thấy yếu liệt tay chân. Bạn có thể đánh giá người bệnh có bị yếu hoặc liệt cánh tay không bằng cánh yêu cầu giơ cả hai tay lên cao.
  • S (Speech) – Lời nói: Khả năng ngôn ngữ bị hạn chế. Người bệnh có thể lặp lại một cụm từ đơn giản và đánh giá xem mình có hiểu không? Có lặp lại được cụm từ đó không? Giọng nói có bị đớ không? Để đảm bảo kết quả đánh giá được khách quan, người bệnh nên nhờ người thân xác định hoặc đến ngay cơ sở y tế có điều trị đột quỵ gần nhất nếu đã có các dấu hiệu trước đó để đảm bảo an toàn.
  • T (Time) – Thời gian: Khi có những dấu hiệu đột quỵ, bạn cần gọi ngay 115 và nhanh chóng đưa người bệnh tới bệnh viện có điều trị đột quỵ gần nhất. Đối với cấp cứu đột quỵ, 3 giờ đầu là 3 giờ vàng để điều trị, tránh những di chứng không mong muốn, đảm bảo an toàn.

T-Matsuoka Medical Center tóm lược quy tắc F.A.S.T giúp sớm nhận biết dấu hiệu bệnh đột quỵ

T-Matsuoka Medical Center tóm lược quy tắc F.A.S.T giúp sớm nhận biết dấu hiệu bệnh đột quỵ

2. Bị đột quỵ nhẹ có nguy hiểm không?

Đột quỵ nhẹ vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Cho dù chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, đột quỵ nhẹ cũng vẫn có thể để lại các biến chứng nguy hiểm cho não bộ. Nguyên nhân của đột quỵ nhẹ là do thiếu máu não cục bộ, mạch máu bị tắc nghẽn do cục máu đông nhỏ bít tắc trong thời gian ngắn. Máu không thể lên não kịp thời và đầy đủ để nuôi các tế bào não. (6)

Đột quỵ nhẹ là dấu hiệu cảnh báo sớm cho thấy một người có nguy cơ bị đột quỵ nặng xảy ra sau đó. Khoảng 1 trong 3 người bị đột quỵ nhẹ sẽ bị đột quỵ nặng trong tương lai gần. Nguy cơ tái phát cơn đột quỵ ở người bệnh bị đột quỵ nhẹ là từ 10 đến 13% sau 90 ngày và nguy cơ đột quỵ đặc biệt cao trong vòng 48 giờ sau khi trải qua cơn đột quỵ nhẹ. (6)

Để đảm bảo an toàn, khách hàng cần chủ động tầm soát nguy cơ đột quỵ hoặc nhanh chóng tới các trung tâm y khoa khi có dấu hiệu bị đột quỵ để được điều trị kịp thời

Để đảm bảo an toàn, khách hàng cần chủ động tầm soát nguy cơ đột quỵ hoặc nhanh chóng tới các trung tâm y khoa khi có dấu hiệu bị đột quỵ để được điều trị kịp thời

3. Làm gì khi bị đột quỵ nhẹ?

Đột quỵ khi được điều trị sớm sẽ giúp người bệnh tránh được những di chứng nguy hiểm. Khi nhận thấy có người bị đột quỵ nhẹ, bạn cần:

  • Gọi cấp cứu ngay lập tức: Ngay cả khi các triệu chứng chỉ kéo dài vài phút và sau đó biến mất, bạn vẫn cần gọi cấp cứu. Đột quỵ nhẹ là một tình trạng cấp cứu y tế. Việc can thiệp sớm có thể ngăn ngừa tổn thương não vĩnh viễn.
  • Thực hiện sơ cứu đột quỵ (nếu có thể): Việc sơ cứu đột quỵ kịp thời, phù hợp sẽ giúp giảm thiểu tổn thương và tăng khả năng cứu sống bệnh nhân.
  • Ghi lại thời gian bắt đầu các triệu chứng: Thông tin này rất quan trọng cho các bác sĩ để xác định phương pháp điều trị tốt nhất.
  • Theo dõi các triệu chứng: Chú ý đến bất kỳ thay đổi nào trong những triệu chứng đã liệt kê.

4. Hướng dẫn cách sơ cứu đột quỵ tại nhà chuẩn Y tế

Sơ cứu chỉ là biện pháp tạm thời để bảo vệ người bệnh. Bạn cần đưa họ đến trung tâm y khoa càng nhanh càng tốt. Mục tiêu của sơ cứu là duy trì sự sống của người bệnh và hạn chế tổn thương cho đến khi người bệnh được đưa đến bệnh viện. Bạn có thể:

  • Kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn: Theo dõi nhịp thở, nhịp tim và ý thức của người bệnh.
  • Trong trường hợp bệnh nhân nôn mửa: Đặt người bệnh nằm nghiêng một bên để ngăn ngừa tắc nghẽn đường thở.
  • Giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ thở: Nới lỏng quần áo chật, đặc biệt là ở vùng cổ và ngực.
  • Giữ ấm cho người bệnh: Bạn có thể đắp chăn cho bệnh nhân để giữ ấm cho họ.
  • Giao tiếp với người bệnh nếu họ còn có ý thức: Bạn cần trò chuyện và trấn an bệnh nhân, cố gắng giữ bệnh nhân luôn trong trạng thái tỉnh táo.

Lưu ý những việc không được làm:

  • Không tự ý dùng thuốc: Không nên cho người bị đột quỵ nhẹ bất kỳ loại thuốc nào, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Không tự áp dụng các biện pháp điều trị: Tuyệt đối không tự ý điều trị đột quỵ cho người bệnh. Khi người bệnh có dấu hiệu đột quỵ nhẹ, điều tiên quyết bạn cần làm là đưa người bệnh đến trung tâm y khoa gần nhất càng sớm càng tốt.
  • Không cho người bệnh ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.

5. Chuyên gia khuyến cáo cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

Chúng tôi khuyến khích khách hàng cần tham khảo một số cách chủ động phòng ngừa như:

  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học: Khách hàng cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên bổ sung rau, hoa quả, các loại thực phẩm giàu omega-3 và các khoáng chất vi lượng. Bên cạnh đó, khách hàng cũng cần hạn chế sử dụng đồ có cồn, chất kích thích.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Khách hàng cần chú ý xây dựng chế độ học và làm việc hợp lý, không nên để bản thân bị áp lực, căng thẳng trong thời gian dài. Tham gia các hoạt động thể dục thể thao khoảng 30 phút mỗi ngày cũng sẽ giúp khách hàng cải thiện thể trạng, sức đề kháng để chống lại các tác nhân tiềm ẩn gây bệnh.

Ngoài ra, phát hiện sớm các triệu chứng của đột quỵ là cách bảo vệ bản thân tốt nhất. Tại T-Matsuoka Medical Center, Trung tâm y khoa tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung thư và đột quỵ chuẩn Nhật tiên phong tại miền Bắc, Gói tầm soát bệnh tim mạch & Nguy cơ đột quỵ sẽ giúp khách hàng phát hiện sớm và chính xác các dấu hiệu nguy cơ đột quỵ nếu có để có thể kịp thời điều trị, đảm bảo an toàn. Khi sử dụng gói tầm soát này, khách hàng sẽ được thăm khám bởi GS.TS.BS. Nguyễn Lân Việt – Phó Chủ tịch thường trực Hội Tim mạch Việt Nam; PGS.TS.BS. Đinh Thị Thu Hương – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam,… thông qua quy trình tỉ mỉ, cùng với sự hỗ trợ của các máy móc, công nghệ hiện tại, các Bác sĩ đầu ngành Việt Nam và Nhật Bản.

Dựa vào kết quả thăm khám kỹ lưỡng, không bỏ sót bất cứ dấu hiệu bất thường nào, Bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết về những biện pháp điều trị và ngăn ngừa các biến chứng như kiểm soát bệnh nền và tầm soát sức khỏe chủ động. Khách hàng được khuyến khích vận động, rèn luyện điều độ, phù hợp với thể trạng của bản thân để tăng cường sức đề kháng. Đồng thời, khách hàng cần chú trọng xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học để duy trì sức khỏe.

Nhấc máy và gọi ngay Hotline 1800 888 616 để nhận được tư vấn nhanh chóng, chính xác!

Các triệu chứng đột quỵ nhẹ khá đa dạng. Đối với một số triệu chứng như đau đầu, khách hàng có thể nhẫm lần với một số bệnh lý khác. Chúng tôi khuyến nghị rằng nếu có dấu hiệu bất thường nào như đã mô tả trong bài, khách hàng nên lập tức tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị. Ngoài ra, chúng tôi cũng khuyến khích khách hàng nên chủ động tầm soát nguy cơ đột quỵ để đảm bảo an toàn cho bản thân. Để nhận được tư vấn nhanh chóng, khách hàng hãy liên hệ ngay T-Matsuoka Medical Center!

T-Matsuoka Medical Center – Trung tâm y khoa tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung thư và đột quỵ chuẩn Nhật Bản tiên phong tại miền Bắc:

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Stroke (n.d.) Mayo Clinic. Liên kết: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stroke/symptoms-causes/syc-20350113 (Ngày truy cập: 04/04/2025).

(2) Can vision changes or vision loss be a sign of stroke? (n.d.) Virtua.org. Liên kết: https://www.virtua.org/articles/can-vision-changes-or-loss-be-a-sign-of-stroke (Ngày truy cập: 04/04/2025).

(3) “When is a headache a sign of a stroke or aneurysm?” (2023) Nebraskamed.com. Nebraska Medicine, 26 July. Liên kết: https://www.nebraskamed.com/health/conditions-and-services/stroke/when-is-a-headache-a-sign-of-a-stroke-or-aneurysm (Ngày truy cập: 04/04/2025).

(4) What causes sudden memory loss? (n.d.) WebMD. Liên kết: https://www.webmd.com/brain/sudden-memory-loss

(5) Memory loss (n.d.) WebMD. Liên kết: https://www.webmd.com/brain/memory-loss (Ngày truy cập: 04/04/2025).

(6) Ministroke vs. regular stroke: What’s the difference? (n.d.) Mayo Clinic. Liên kết: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/transient-ischemic-attack/expert-answers/mini-stroke/faq-20058390 (Ngày truy cập: 04/04/2025).

Chia sẻ:
Copied!
Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết trên website chỉ có tích chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Vui lòng không tự ý làm theo

Đánh giá bài viết

Đánh giá bằng sao:


Tất cả đánh giá

Sắp xếp theo :

Mới nhất

Chưa có đánh giá nào.

Đặt hẹn khám

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn:

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Ngày khám
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn: