Những lưu ý về chế độ ăn ngày Tết cho người bệnh tăng huyết áp - T-Matsuoka

Tin tức

Những lưu ý về chế độ ăn ngày Tết cho người bệnh tăng huyết áp

18/01/2024
Copied!

Thông thường, các người bệnh tăng huyết áp sẽ cần uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ và duy trì lối sống lành mạnh để giúp huyết áp ổn định. Nhưng ngày Tết bận rộn với nhịp sinh hoạt đảo lộn khiến người bệnh khó có thể duy trì được những việc này.

Các yếu tố gây tăng huyết áp trong dịp Tết

– Đồ ăn mặn, nhiều dầu mỡ, nhiều đường có thể khiến huyết áp tăng cao

– Uống quá nhiều rượu bia, sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá

– Căng thẳng, áp lực, thay đổi tâm trạng thất thường trong những ngày Tết

– Thức khuya, ngủ nướng

– Quên mang theo thuốc hoặc quên uống thuốc trong những ngày về quê hoặc đi chơi xa

Vì vậy, những người bị tăng huyết áp cần hết sức lưu ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt trong dịp này để phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Vậy ngày Tết người bệnh tăng huyết áp cần phải có chế độ ăn như thế nào để luôn đảm bảo sức khỏe?

Các thực phẩm nên hạn chế

– Hạn chế ăn bánh chưng, bánh tét vì tỷ lệ muối khá cao trong những loại bánh này không phù hợp với người tăng huyết áp. Nếu bị tăng huyết áp mà vẫn muốn ăn các món ăn này thì bạn có thể ăn với lượng khoảng 100g mỗi ngày. Nên ăn vào bữa sáng hoặc trưa, tránh ăn vào bữa tối. Thay vì ăn kèm với hành muối hoặc củ kiệu muối thì bạn nên kết hợp bánh chưng, bánh tét với các loại củ ngâm chua ngọt để giảm bớt lượng muối.

– Các loại thịt đã qua chế biến hoặc được chế biến sẵn, chẳng hạn như giò chả, thịt nguội, giăm bông, xúc xích, lạp xưởng…, hay các loại dưa cà muối chua, bánh quy giòn, khoai tây chiên, các loại hạt đã qua tẩm ướp cũng có thể chứa hàm lượng muối rất cao. Việc ăn quá nhiều sẽ hoàn toàn không có lợi cho tim, thận, làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch khác.

– Hạn chế đường và đồ ngọt như bánh ngọt, kẹo mứt, nước ngọt,… cũng là một lưu ý đặc biệt quan trọng trong chế độ ăn uống cho người tăng huyết áp.

– Tránh đến mức tối đa việc uống rượu, bia, nước ngọt vì các loại đồ uống này có thể làm tăng chỉ số huyết áp. Không uống quá 50ml rượu mạnh, 150ml rượu vang và 350ml bia. Thay vì các loại đồ uống có cồn, có thể sử dụng trà xanh, trà hoa cúc, trà sen… để giao lưu bạn bè.

Các thực phẩm nên bổ sung
– Đa số các gia đình Việt Nam đều sẽ thường dùng đủ loại trái cây tươi để chưng trên bàn thờ vào ngày Tết. Các loại trái cây thường được dùng để chưng trong dịp Tết như dưa hấu, cam, quýt, nho, táo, lê, bưởi… đều rất giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

– Nên kết hợp nhiều loại rau củ trong các món xào thay vì chỉ xào thịt hoặc các chất đạm động vật nói chung.

– Nếu ăn các loại hạt như hạt dưa, hạt hướng dương, hạt bí, hạt điều, hạt dẻ cười… thì chỉ nên ăn các hạt không tẩm muối, ăn với lượng vừa phải.

Cuối cùng, người bệnh nên tuân thủ việc dùng thuốc điều trị tăng huyết áp và theo dõi huyết áp định kỳ trong những ngày Tết theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh việc vì ham vui mà tự ý bỏ liều hay quên liều, hoặc không kiểm tra huyết áp thường xuyên, sẽ dễ dẫn đến tăng huyết áp đột ngột và gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe.

Đặt hẹn khám

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn:

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Ngày khám
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn: