Tin tức
Sỏi thận là bệnh lý gây ra những cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ, sỏi thận nếu không điều trị kịp thời hoặc không điều trị đúng phương pháp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
1. Những thói quen nào có thể gây sỏi thận?
Có những thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.
– Uống không đủ nước. Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước, thận sẽ không đủ nước để lọc, đào thải các khoáng chất ra ngoài lâu dần gây tích tụ sỏi.
– Thói quen nhịn tiểu thường xuyên khiến các khoáng chất không được đào thải thường xuyên từ đó dẫn đến tích tụ và gây sỏi.
– Thói quen ăn mặn hoặc ăn nhiều đạm, đồ ăn nhiều dầu mỡ… gây quá tải cho thận.
– Dùng thuốc không đúng cách: dùng quá nhiều vitamin C, calci hoặc lạm dụng kháng sinh không có sự giám sát của bác sĩ.
– Nằm tại chỗ trong một thời gian dài.
2. Sỏi thận có tự hết không?
Sỏi thận có thể tự hết hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kích thước, vị trí sỏi… Vì vậy, người bệnh khi có các biểu hiện của sỏi thận cần đến cơ sở y tế để thăm khám và tuân theo chỉ định của bác sĩ. Bởi sỏi thận nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: ứ nước, ứ mủ, nhiễm khuẩn tái phát kéo dài lâu dần có thể bị mất chức năng thận hoặc suy thận.
3. Sỏi thận có dễ tái phát không?
Sỏi thận còn có nguy cơ tái phát cao nếu người bệnh không có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Thậm chí, có đến 50% sỏi sẽ tái phát sau điều trị. Do vậy, sau khi điều trị hết sỏi, người bệnh vẫn cần phải duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để tránh tái phát.
Người bệnh cần uống đủ nước, từ 2-3lít/ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả và giảm đạm, giảm muối trong khẩu phần ăn. Cụ thể, người bệnh nên ăn khoảng 0.8-1g/kg/ngày với chất đạm và 4-5g/ngày với muối.
Bên cạnh đó, người bệnh không nên bổ sung quá nhiều calci hoặc vitamin C, chỉ nên bổ sung từ 1-1,2g/ngày. Đồng thời duy trì thể dục thể thao tuy nhiên không nên tập quá nặng, giữ cân nặng hợp lý (BMI từ 18-25) và nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý tránh căng thẳng trong cuộc sống.
4. Người mắc bệnh thận có cần kiêng muối hoàn toàn?
Nhiều người cho rằng khi mắc các bệnh lý về thận cần cắt giảm hoàn toàn lượng muối trong khẩu phần ăn. Tuy nhiên, quan niệm này là sai lầm bởi muối đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì áp lực thẩm thấu, giữ cho cân bằng lượng nước bên trong, ngoài tế bào và trong lòng mạch máu.
Ngoài ra, muối còn có vai trò trong việc duy trì điện thế tế bào, dẫn truyền xung động thần kinh, đảm bảo thăng bằng kiềm toan. Bên cạnh đó, việc ăn quá nhạt cũng gây hại sức khỏe. Đối với những người ăn kiêng muối quá mức, lượng natri máu giảm nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, thậm chí có thể tử vong nếu lượng natri máu xuống quá thấp.
Natri máu giảm cũng làm cho nước tự do thoát ra ngoài khoảng kẽ dẫn đến hiện tượng phù tay, chân hoặc nặng hơn: phù toàn thân. Hạ natri máu khiến hệ cơ bị suy giảm chức năng. Do đó, khi mắc các bệnh về thận người bệnh chỉ nên ăn giảm muối. Mức độ giảm muối tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh.
Đặt lịch khám
Đặt câu hỏi
Đặt hẹn khám
Gửi đơn ứng tuyển
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin liên hệ, hoặc điện thông tin vào form bên dưới.
Đặt lịch tư vấn với bác sĩ
Trước khi bạn rời đi, hãy để lại thông tin để chúng tôi gửi cho bạn bản tin y khoa mà có thể bạn sẽ quan tâm.
Đặt lịch không thành công
Bác sỹ không có lịch khám, bạn vui lòng chọn ngày khác
Đặt lịch thành công
Lưu ý : Thời gian đặt lịch chỉ mang tính chất tương đối, T-Matsouka sẽ liên hệ xác nhận với Quý khách hàng sau khi có thông tin lịch khám. Xin cảm ơn Quý khách hàng đã chờ phản hồi từ T-Matsuoka.