Huyết áp tăng về đêm nguy hiểm ra sao? - T-Matsuoka

Tin tức

Huyết áp tăng về đêm nguy hiểm ra sao?

21/03/2023
Copied!

Huyết áp thường giảm vào ban đêm khi ngủ, sau đó tăng lại trước khi dậy. Tuy nhiên, nhiều người bị huyết áp tăng về đêm cho đến sáng sớm.

Giải thích tình trạng huyết áp tăng về đêm

Vào ban đêm, chỉ số huyết áp tâm thu thường sẽ thấp hơn ban ngày từ 10mmHg đến 15mmHg. Lúc này cơ thể đang trong trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn. Hệ thần kinh giao cảm khi đó cũng giảm hoạt động, tim đập yếu hơn. Vì vậy, tốc độ dòng chảy của máu khi này cũng giảm dần, khiến huyết áp có khuynh hướng giảm theo. Tuy nhiên, vẫn có những người bị huyết áp tăng cao về đêm. Đây là tình trạng huyết áp tâm thu tăng từ 20 mmHg trở lên vào ban đêm so với lúc ban ngày. Tình trạng này có thể xảy ra ngay cả ở những người có huyết áp ban ngày ở mức bình thường.

Bệnh có thể xảy ra ngay cả ở những người có huyết áp ban ngày ở mức bình thường

Mức độ nguy hiểm?

Người bị tăng huyết áp về đêm thường có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch. Trong số này cần phải kể đến tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh mạch vành và suy tim.

Tình trạng này luôn tiềm ẩn mối nguy hiểm bởi huyết áp cao khi đang ngủ nên sẽ khó nhận biết các triệu chứng. Nhiều người bị tăng huyết áp về đêm mà không được phát hiện và điều trị kịp thời, dẫn đến các vấn đề về tim mạch, rối loạn chức năng nhận thức, thậm chí cả bệnh thận mãn tính, té ngã, đột quỵ và tổn thương các cơ quan.

Không chỉ vậy, tăng huyết áp về đêm xảy ra đột ngột, không được can thiệp hay cấp cứu kịp thời cũng có nguy cơ gây ra tử vong.

Nguyên nhân

Tình trạng này có thể do một số bệnh mãn tính gây ra

 

Một số nguyên nhân sau có thể dẫn đến tình trạng huyết áp tăng về đêm:

  • Chứng ngưng thở khi ngủ
  • Các bệnh mạn tính như bệnh thận, tiểu đường, bệnh tim
  • Bệnh tuyến giáp
  • Rối loạn hệ thần kinh tự chủ
  • Tuổi cao
  • Chế độ ăn uống kém lành mạnh với nhiều muối
  • Lười vận động
  • Mất ngủ
  • Hút thuốc lá
  • Thừa cân, béo phì
  • Căng thẳng quá độ.
  • Huyết áp cao vào ban ngày nhưng không được kiểm soát tốt
  • Không dùng thuốc điều trị huyết áp cao theo chỉ định
  • Thuốc hạ huyết áp không hiệu quả do thời gian tác dụng ngắn

Chẩn đoán

Chẩn đoán huyết áp tăng về đêm có thể gặp khó khăn vì đo huyết áp định kỳ hầu như chỉ thực hiện vào ban ngày. Để biết huyết áp có tăng vào ban đêm hay không, cách tốt nhất là đeo thiết bị theo dõi trong 24 đến 48 giờ và đo huyết áp thường xuyên cả ngày lẫn đêm.

Ổn định huyết áp vào ban đêm

Một số phương pháp được áp dụng để ổn định huyết áp vào ban đêm.

 

Các phương pháp điều trị cao huyết áp tại nhà có thể được chỉ định bao gồm:

  • Dùng thuốc hạ huyết áp tác dụng kéo dài theo chỉ định
  • Uống thuốc hạ huyết áp trước khi đi ngủ
  • Thư giãn, giảm căng thẳng
  • Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya
  • Giảm muối trong chế độ ăn uống
  • Hạn chế rượu bia và bỏ thuốc lá
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Điều trị tốt các bệnh lý nền như chứng ngưng thở khi ngủ, mất ngủ, tiểu đường…

Tình trạng bệnh lý này có thể khiến bệnh nhân gặp nhiều biến chứng nguy hiểm về sức khỏe. Do đó, cần nhận biết và điều trị sớm để phòng ngừa những rủi ro ngoài ý muốn. Hãy thăm khám sớm ngay khi các dấu hiệu tăng huyết áp xuất hiện, đặc biệt là khi tình trạng này ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như tiềm ẩn những biến cố tim mạch nghiêm trọng trong tương lai.

Đặt hẹn khám

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn:

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Ngày khám
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn: