Address:

Trụ sở:

Tòa nhà VJM 154 Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Hotline:

0909 458 666

Đỉnh dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội rơi vào tháng mấy?

Tháng Chín 1, 2023

Sở Y tế Hà Nội cho biết, miền Bắc hiện ghi nhận hơn 10.000 ca sốt xuất huyết, trong đó số ca mắc tại Hà Nội chiếm hơn 40%, tăng gần 5 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Tính đến ngày 14/8, trên địa bàn thành phố ghi nhận 3.512 ca sốt xuất huyết (tăng gần 5 lần so với cùng kỳ năm 2022) tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 440/579 xã, phường, thị trấn.

Bệnh nhân có xu hướng gia tăng nhanh trong 4 tuần gần đây. Trung bình mỗi tuần ghi nhận từ 500-600 trường hợp mắc mới.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương dự báo, đỉnh dịch năm 2023 tại Hà Nội có thể rơi vào khoảng tháng 9, tháng 10, tương tự như những năm ghi nhận nhiều bệnh nhân như: năm 2015 (có 15.412 ca); năm 2019 (có 12.255 ca); năm 2022 (có 19.771 ca).

Lý giải cho sự gia tăng này, theo ông Vũ Cao Cương, thời tiết mưa nhiều, nhiệt độ hằng ngày dao động trong khoảng 26-32 độ C, tạo thuận lợi cho việc phát sinh bọ gậy và muỗi. Kết hợp với việc đã có nhiều ổ dịch với nhiều ca mắc trên địa bàn thành phố, mật độ quần thể muỗi truyền bệnh tiếp tục duy trì ở mức cao.

Thậm chí, nhiều điểm vượt ngưỡng nguy cơ dẫn đến nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh. Thời điểm này, sinh viên các trường đại học, cao đẳng từ các tỉnh lân cận bắt đầu về Hà Nội nhập học làm gia tăng số lượng đối tượng cảm nhiễm với bệnh.

Hiện Thạch Thất và Thanh Trì là 2 huyện có diễn biến dịch phức tạp, với số ca bệnh nhiều nhất hiện nay. Riêng tại Thạch Thất có 2 xã có ổ dịch phức tạp, kéo dài, ghi nhận nhiều bệnh nhân là thôn Vĩnh Lộc, thôn Bùng (xã Phùng Xá) và thôn Sen, thôn Bàn (xã Hữu Bằng).

sốt xuất huyết

Dự kiến đỉnh dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội rơi vào tháng 9, 10

Chu kỳ dịch sốt xuất huyết thay đổi, tăng cường biện pháp phòng, chống dịch

Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, các đội cơ động phòng, chống dịch của ngành y tế thành phố đã trực tiếp đến các địa phương, hướng dẫn thường xuyên các biện pháp phòng, chống dịch. Thế nhưng, qua kiểm tra tại xã Phùng Xá, công tác phòng, chống dịch còn lơ là.

Theo đại diện một số địa bàn gia tăng mạnh ca sốt xuất huyết đều chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong công tác chống dịch như thiếu nhân lực, ý thức người dân chưa cao trong việc diệt bọ gậy, lăng quăng; khó khăn trong đấu thầu mua hoá chất…

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết, trước đây, chu kỳ dịch sốt xuất huyết là 4-5 năm/lần nhưng hiện nay, dịch sốt xuất huyết đã thay đổi, không còn quy luật này.

“5 năm trở lại đây, Hà Nội ghi nhận trung bình 10.000 ca/năm. Riêng năm 2022, thành phố đã có 19.000 ca. Năm nay, dự báo số ca mắc có thể không dưới 19.000 ca. Đặc biệt, năm ngoái, tháng 8 dịch mới gia tăng. Thế nhưng, năm nay, ngay từ tháng 7, dịch đã gia tăng, sớm hơn 1 tháng”, ông Tuấn cho hay.

Thêm vào đó, những năm trước, dịch bệnh tập trung ở các quận nội thành, dân số đông như Đống Đa, Hoàng Mai, năm nay, dịch tập trung ở vùng ven, ở những huyện ngoại thành như Thạch Thất, Hoài Đức, Thường Tín… Do đó, nếu không có biện pháp phòng, chống quyết liệt và hiệu quả, nguy cơ dịch bệnh còn gia tăng hơn nữa.

nguon tham khao: nhandan.vn

    Đặt hẹn khám

    Phone