Khoảng cách giữa 2 lần chụp X-quang là bao lâu để AN TOÀN?

Khoảng cách giữa 2 lần chụp X-quang là bao lâu để AN TOÀN?

Ngày: 10/05/2025
Cập nhật: 10/05/2025
Đánh giá:
0/5 - 0 lượt đánh giá

Hiện tại không có quy định cụ thể về khoảng cách giữa 2 lần chụp X-quang là bao lâu để AN TOÀN. Vì điều này phụ thuộc vào từng trường hợp và tình trạng sức khỏe cá nhân. Do đó, khách hàng cần trao đổi với Bác sĩ để được tư vấn phù hợp và đảm bảo an toàn trong quá trình chẩn đoán.

1. Khuyến cáo về khoảng cách an toàn giữa 2 lần chụp X-quang

Hiện nay, Bộ Y tế chưa có quy định cụ thể nào về khoảng cách an toàn khi chụp X-quang. Thời gian giữa các lần chụp còn tùy thuộc vào mục đích chụp, chụp X-quang loại nào và tình trạng sức khoẻ cụ thể của người chụp. (1)

1 – Mục đích chụp X-quang: Với các chỉ định chụp X-quang trong kiểm tra sức khỏe định kỳ, khoảng cách giữa các lần chụp thường là 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần. Với trường hợp chụp X-quang để chẩn đoán hoặc theo dõi bệnh lý, Bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định chụp phù hợp dựa trên tình trạng bệnh lý. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp, Bác sĩ có thể sẽ chỉ định chụp X-quang nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn.

2 – Loại X-quang: Mỗi loại X-quang có mức bức xạ khác nhau. Ví dụ, chụp X-quang sọ có mức bức xạ tương đương 12 ngày tiếp xúc bức xạ trong tự nhiên, trong khi chụp X-quang ngực chỉ tương đương với 2,4 ngày. Như vậy, đối với những loại X-quang có mức bức xạ cao hơn, khoảng cách giữa các lần chụp có thể cần phải dài hơn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

3 – Tình trạng sức khỏe: Nếu khách hàng có các bệnh lý nền như bệnh tim, bệnh phổi hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác, Bác sĩ có thể điều chỉnh thời gian giữa các lần chụp để giảm thiểu rủi ro. Đối với phụ nữ mang thai, sự an toàn của thai nhi luôn được đặt lên hàng đầu. Trong những trường hợp này, Bác sĩ sẽ đánh giá kỹ lưỡng để đảm bảo không có tác động tiêu cực đến thai nhi khi thực hiện chụp X-quang.

Chụp X-quang cơ xương khớp tại T-Matsuoka Medical Center

Chụp X-quang cơ xương khớp tại T-Matsuoka Medical Center

Lưu ý: Để đảm bảo sức khỏe và an toàn khi tiếp xúc với bức xạ trong chụp X-quang, khách hàng cần lưu ý những điều sau:

  • Tuân thủ đúng theo chỉ định của Bác sĩ khi chụp X-quang, đặc biệt là khoảng cách giữa các lần thực hiện.
  • Không nên tự ý đến các cơ sở y tế khác nhau để chụp X-quang liên tục mà không có chỉ định của Bác sĩ. Đặc biệt, nếu đã từng chụp X-quang trước đó, hãy thông báo và cho Bác sĩ xem kết quả chẩn đoán để Bác sĩ có thể đánh giá chính xác tình trạng của khách hàng.
  • Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy trao đổi cùng Bác sĩ để được giải thích rõ hơn về quy trình, độ an toàn của chụp X-quang.

T-Matsuoka Medical Center, Trung tâm y khoa tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung thư và đột quỵ chuẩn Nhật Bản tiên phong tại miền Bắc, cung cấp dịch vụ chụp X-quang với quy trình chuẩn Nhật Bản. Khi chụp X-quang tại trung tâm, khách hàng được thăm khám tỉ mỉ, khai thác tiền sử bệnh án chi tiết nhằm đảm bảo an toàn và độ chính xác của kết quả chẩn đoán. Ngoài ra, T-Matsuoka Medical Center không chỉ có đội ngũ y Bác sĩ đầu ngành tại Nhật Bản và Việt Nam, tâm huyết với nghề mà còn trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại, phục vụ cho việc chẩn đoán chính xác nhất.

Để đăng ký dịch vụ chụp X-quang, vui lòng liên hệ với hotline 1800 888 616!

2. Chụp X-quang nhiều có hại không?

Thực tế, mức hấp thụ bức xạ trong quá trình chụp X-quang không nguy hiểm như nhiều người vẫn tưởng. Khi thực hiện chụp X-quang, chỉ có bộ phận cần kiểm tra tiếp xúc với mức bức xạ thấp và thời gian phơi nhiễm rất ngắn, thường chỉ kéo dài vài giây.

Dưới đây là bảng ước tính liều lượng bức xạ hiệu quả trong chụp X-quang tại một số bộ phận, thời gian tương đương với bức xạ nền tự nhiên và nguy cơ mắc ung thư sau khi tiếp xúc với tia X từ máy chụp: (2)

Vị trí chụp X-quang Liều bức xạ Mức bức xạ tương đương trong tự nhiên Nguy cơ mắc ung thư tử vong tăng thêm xuyên suốt cuộc đời cho mỗi lần khám
Chân, tay, khớp (trừ hông) < 0,01 < 1,5 ngày 1 trong vài triệu
Răng (cánh cắn đơn) < 0,01 < 1,5 ngày 1 trong vài triệu
Răng (toàn cảnh) 0,01 1,5 ngày 1 trong 2 triệu
Ngực 0,02 3 ngày 1 trong 1 triệu
Đầu 0,07 11 ngày 1 trong 300.000
Cổ, cột sống cổ 0,08 2 tuần 1 trong 200.000
Hông 0,3 7 tuần 1 trong 67.000
Cột sống ngực 0,7 4 tháng 1 trong 30.000
Xương chậu 0,7 4 tháng 1 trong 30.000
Bụng 0,7 4 tháng 1 trong 30.000
Cột sống thắt lưng 1.3 7 tháng 1 trong 15.000

Với sự phát triển của nền y học và các trang thiết bị y tế hiện đại, các chuyên gia đã có thể làm giảm thiểu đáng kể các rủi ro khi chụp X-quang liên tục trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả chẩn đoán cao. Việc chụp X-quang bao lâu thì được chụp lại tùy thuộc vào chỉ định cụ thể của Bác sĩ.

Thiết bị chụp X-quang hiện đại tại T-Matsuoka hạn chế nguy cơ rủi ro tối đa

Thiết bị chụp X-quang hiện đại tại T-Matsuoka hạn chế nguy cơ rủi ro tối đa

3. Ai cần hạn chế chụp X-quang liên tục?

Khách hàng không nên chụp X-quang nhiều lần trong thời gian ngắn, đặc biệt là các khách hàng thuộc các nhóm sau:

  • Người có tiền sử phơi nhiễm bức xạ cao: (3) Những người từng tiếp xúc với nguồn bức xạ cao như môi trường làm việc, quá trình điều trị ung thư bằng xạ trị, hoặc thực hiện nhiều lần chụp X-quang hoặc CT trong thời gian ngắn có thể dẫn đến tình trạng bức xạ tích tụ trong cơ thể. Điều này có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư trong suốt cuộc đời.
  • Phụ nữ mang thai (4): Bức xạ từ X-quang có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ – giai đoạn mà các cơ quan và hệ thần kinh của bé đang hình thành. Một số tác động có thể kể đến là nguy cơ dị tật bẩm sinh, chậm phát triển hay ung thư trong tương lai. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên hạn chế chụp X-quang, trừ khi có chỉ định từ Bác sĩ.
  • Trẻ em (5): Cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển và các tế bào phân chia nhanh hơn so với người lớn. Vì vậy, trẻ sẽ nhạy cảm hơn với những tác động của bức xạ. Những ảnh hưởng từ tia X có thể làm tổn thương DNA hoặc tăng nguy cơ mắc ung thư trong tương lai.

Chụp X-quang cho trẻ em chỉ được thực hiện khi thực sự cần thiết

Chụp X-quang cho trẻ em chỉ được thực hiện khi thực sự cần thiết

Lưu ý: Nếu khách hàng cần chụp X-quang nhiều lần, hãy ghi lại lịch sử chụp. Bác sĩ sẽ dựa vào đó để tính toán được tổng lượng bức xạ cơ thể đã hấp thụ và cân nhắc phương án phù hợp.

4. Câu hỏi thường gặp khi chụp X-quang

Chụp X-quang là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh được chỉ định trong nhiều trường hợp khác nhau. Vì vậy, các khách hàng thường có nhiều thắc mắc liên quan đến phương pháp này, cụ thể:

Câu 1: Làm thế nào để đào thải tia X ra khỏi cơ thể?

Sau khi chụp X-quang, tia X thường không tích tụ trong cơ thể, do đó, khách hàng không cần lo lắng về việc đào thải tia X và có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, nếu chụp X-quang có sử dụng thuốc cản quang, khách hàng cần lưu ý chế độ ăn uống và sinh hoạt để hỗ trợ cơ thể loại bỏ thuốc, cải thiện sức khỏe và tránh tác dụng phụ. Khách hàng có thể ưu tiên sử dụng những thực phẩm sau giúp đào thải thuốc ra khỏi cơ thể nhanh chóng hơn:

  • Trái cây: Cam, bưởi, táo, chuối cung cấp nhiều vitamin và chất chống oxy hóa để tăng cường sức khỏe.
  • Thực phẩm giải độc bức xạ: Rong biển, tảo biển và các loại đậu có tác dụng thải độc bức xạ hiệu quả.
  • Muối vô cơ: Các khoáng chất như kali, magie từ rau xanh như rau cải xoăn, cải bó xôi.
  • Vitamin K, P, A, C: Các loại vitamin này có thể tìm thấy trong ớt chuông, cà rốt, bí ngô, kiwi, chanh, dâu tây.
  • Protein: Thịt nạc, cá, trứng và sữa là nguồn cung cấp protein tiêu biểu, có thể hỗ trợ tái tạo tế bào.
  • Nước lọc và trà xanh: Hai loại nước này giúp tăng cường trao đổi chất và hỗ trợ đào thải nhanh các chất không cần thiết.
  • Men vi sinh: Men vi sinh trong sữa chua hoặc thực phẩm lên men có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa, từ đó, sớm đào thải thuốc cản quang khỏi cơ thể.

Uống trà xanh giúp đào thải nhanh chất cản quang ra khỏi cơ thể

Uống trà xanh giúp đào thải nhanh chất cản quang ra khỏi cơ thể

Bên cạnh chế độ ăn uống bổ sung các nhóm thực phẩm kể trên, khách hàng nên uống nhiều nước hơn (khoảng 2 – 3 lít một ngày) giúp cơ thể thải độc tốt hơn. Khách hàng cũng nên tránh sử dụng rượu bia, cà phê hay các chất kích thích khác vì chúng có thể làm giảm khả năng loại bỏ chất cản quang ra khỏi cơ thể.

Câu 2: Có nên sử dụng phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác thay thế chụp X-quang hay không?

Mỗi phương pháp chẩn đoán hình ảnh sẽ đặc hiệu cho từng khu vực trên cơ thể. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, Bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp chẩn đoán hình ảnh phù hợp cho khách hàng, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Thực tế, nhờ vào những cải tiến trong công nghệ y tế, phương pháp chụp X-quang đang ngày càng an toàn và hiệu quả hơn. Ví dụ, tại T-Matsuoka Medical Center, máy chụp X-quang của chúng tôi có thể điều chỉnh, giảm tối đa lượng tia X mà vẫn giữ được độ sắc nét của hình ảnh. Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng phương pháp chẩn đoán hình ảnh này.

Đồng thời, chúng tôi cũng tự hào khi sở hữu đội ngũ Bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm với nghề. Thông qua quy trình thăm khám tỉ mỉ, chuẩn Nhật Bản, khách hàng sẽ được chỉ định phương pháp phù hợp nhất. Máy móc phục vụ các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác như chụp CT, chụp MRI,… cũng được chúng tôi chú trọng, áp dụng AI, Big data trong quá trình chụp và xử lý hình ảnh, giúp phát hiện nhanh chóng và chính xác bất thường trong cơ thể.

Khách hàng được tư vấn chi tiết về các phương pháp chẩn đoán hình ảnh

Khách hàng được tư vấn chi tiết về các phương pháp chẩn đoán hình ảnh

Câu 3: 1 tuần chụp X-quang 2 lần có sao không?

Việc 1 tuần chụp X-quang 2 lần có thể an toàn trong một số trường hợp nếu thực hiện đúng theo chỉ định của Bác sĩ. Bác sĩ sẽ dựa vào các thông tin khách hàng cung cấp như tiền sử bệnh, tần suất chụp X-quang,… để, từ đó, đưa ra phương pháp chẩn đoán phù hợp, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Câu 4: Chụp X-quang 2 lần 1 ngày có sao không?

Khách hàng cũng có thể chụp X-quang 2 lần 1 ngày khi và chỉ khi Bác sĩ có chỉ định. Với các loại chụp X-quang khác nhau và mức bức xạ khác nhau, việc chụp X-quang liên tục trong khoảng thời gian ngắn có thể tiềm ẩn những rủi ro như bỏng da, rụng tóc hay thậm chí là tử vong. Tình trạng chụp X-quang liên tục kéo dài còn có thể gây ung thư và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Vì vậy, khách hàng KHÔNG ĐƯỢC tự ý đi chụp X-quang mà không thông qua tư vấn của Bác sĩ. Trong quá trình thăm khám, ngoài các thông tin như bệnh sử và thói quen sống, Bác sĩ cũng quan tâm tới số lần đã thực hiện chụp X-quang trong thời gian gần đây. Việc này giúp Bác sĩ có đủ cơ sở để đưa ra chỉ định phù hợp, giảm thiểu rủi ro từ lượng bức xạ không cần thiết.

Câu 5: Chi phí chụp X-quang bao nhiêu?

Chi phí chụp X-quang tại các bệnh viện công có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như địa điểm, loại hình chụp, vị trí chụp và mức phí được quy định bởi từng bệnh viện. Theo khảo sát, chi phí chụp X-quang thường dao động từ 31.000 VNĐ đến 920.000 VNĐ.

Tóm lại, việc xác định khoảng cách giữa 2 lần chụp X-quang là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Mặc dù không có quy định cứng nhắc về thời gian tối thiểu giữa các lần chụp, nhưng quý khách hàng nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ để tính toán chính xác, nhằm hạn chế rủi ro từ bức xạ. Để được tư vấn thêm về thời gian, khoảng cách an toàn chụp X-quang, hãy liên hệ với chúng tôi:

T-Matsuoka Medical Center – Trung tâm y khoa tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung thư và đột quỵ chuẩn Nhật Bản tiên phong tại miền Bắc:

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) LeadOrigin (2023) “How many X-rays are safe in A month,” One Step Diagnostic, 25 July. Liên kết: https://onestepdiagnostic.com/how-many-x-rays-are-safe-in-a-month/ (Ngày truy cập 19/04/2025).

(2) Patient dose information: guidance (n.d.) Gov.uk. Liên kết https://www.gov.uk/government/publications/medical-radiation-patient-doses/patient-dose-information-guidance\ (Ngày truy cập 19/04/2025).

(3) Kim, J.H. (2018) “Three principles for radiation safety: time, distance, and shielding,” The Korean journal of pain, 31(3), pp. 145–146. Liên kết: https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC6037814/ (Ngày truy cập 19/04/2025).

(4) X-ray radiography types and applications in healthcare (2023) Medconsonline.com. Liên kết: https://medconsonline.com/en/blog/radiography-and-its-types (Ngày truy cập 21/04/2025).

(5) Radiation exposure from X-rays in children (n.d.) Cedars-Sinai. Liên kết: https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions—pediatrics/r/radiation-exposure-from-x-rays-in-children.html (Ngày truy cập 21/04/2025).

Chia sẻ:
Copied!
Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết trên website chỉ có tích chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Vui lòng không tự ý làm theo

Đánh giá bài viết

Đánh giá bằng sao:


Tất cả đánh giá

Sắp xếp theo :

Mới nhất

Chưa có đánh giá nào.

Đặt hẹn khám

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn:

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Ngày khám
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn: