Khi nào nên và không nên chụp X-quang vùng CỔ - HỌNG?

Chụp X-quang vùng cổ – họng | Các trường hợp chỉ định và chống chỉ định

Ngày: 30/04/2025
Cập nhật: 30/04/2025
Đánh giá:
0/5 - 0 lượt đánh giá

Chụp X-quang vùng cổ – họng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp Bác sĩ quan sát rõ cấu trúc vùng hầu họng, khí quản và thực quản. Vậy trong trường hợp nào Bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định và chống chỉ định chụp X-quang cổ họng? Theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về chỉ định của Bác sĩ và phối hợp hiệu quả trong quá trình thăm khám.

1. Chụp X-quang vùng cổ – họng là gì?

Chụp X-quang vùng cổ – họng là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh được Bác sĩ chỉ định thực hiện khi cần chẩn đoán, theo dõi những bất thường hoặc bệnh lý ở cổ họng. Các chùm tia bức xạ được chiếu qua cổ giúp ghi lại hình ảnh trên phim chụp với màu sắc đen trắng.

Chụp X-quang vùng cổ – họng là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, an toàn và không gây đau đớn. Khi chụp, máy X-quang chỉ sử dụng một lượng nhỏ bức xạ để tạo ra hình ảnh về các cấu trúc ở cổ như xương, cơ, mô mềm và mạch máu. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh này thường được thực hiện tại bệnh viện hoặc các trung tâm chẩn đoán hình ảnh chuyên nghiệp.

Dị vật (xương cá) nằm ngang mức đốt sống C5 - C6 trên phim chụp cổ nghiêng
Dị vật (xương cá) nằm ngang mức đốt sống C5 – C6 trên phim chụp cổ nghiêng

2. Khi nào nên chụp X-quang vùng cổ – họng?

Vùng cổ họng là khu vực nhạy cảm và dễ bị tổn thương, đây cũng là bộ phận gặp phải nhiều vấn đề bệnh lý do có vai trò quan trọng trong hô hấp và tiêu hóa. Trong trường hợp gặp các biểu hiện dưới đây, Bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh lý và xem xét có chỉ định chụp X-quang cổ họng hay không để xác định chẩn đoán: (1)

  • Tìm dị vật đường thở, thực quản: trẻ nuốt phải dị vật, hóc xương cá, hóc đồ chơi.
  • Cơn đau dai dẳng, dữ dội ở cổ, họng, vai, lưng trên hoặc cánh tay.
  • Đau cổ sau chấn thương.
  • Cảm giác ngứa ran hoặc tê, yếu ở cánh tay hoặc bàn tay.
  • Sốt, sụt cân hoặc đổ mồ hôi đêm cùng với đau cổ…
  • Khó nói, vướng víu hoặc có cảm giác khó thở.
  • Khối u hoặc hạch xuất hiện bất thường ở vùng họng hay cổ.
  • Nghẹt mũi kéo dài kèm theo triệu chứng chảy máu cam.
  • Khả năng nghe suy yếu
  • Đau nửa đầu, đau tai hoặc ù tai.

Chụp X-quang giúp Bác sĩ chẩn đoán bệnh lý vùng cổ
Chụp X-quang giúp Bác sĩ chẩn đoán bệnh lý vùng cổ

3. Các trường hợp được chỉ định và chống chỉ định chụp X-quang vùng cổ – họng

Cổ là bộ phận quan trọng có cấu tạo phức tạp của cơ thể con người, bộ phận này có vai trò hỗ trợ nâng đỡ đầu di chuyển và giúp duy trì sự ổn định của cơ thể, thực hiện nhiều chức năng thần kinh khác nhau. Vì vậy, khi gặp các vấn đề sức khỏe liên quan đến khu vực cổ họng, Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra các chỉ định để xác nhận chẩn đoán, trong đó có chụp X-quang. Dưới đây là những trường hợp chỉ định thực hiện chụp X-quang cổ họng (2):

  • Chẩn đoán: Chụp X-quang cổ giúp chẩn đoán các tình trạng và chấn thương ảnh hưởng đến cột sống cổ như gãy xương, trật khớp, các thay đổi thoái hóa ở đốt sống và các bất thường cấu trúc khác.
  • Đánh giá chấn thương: Sau các chấn thương ở vùng cổ, chẳng hạn như tai nạn giao thông hoặc té ngã, chụp X-quang cổ được chỉ định để đánh giá tình trạng gãy xương, trật khớp hoặc tổn thương phần mềm đi kèm. Việc phát hiện kịp thời các tổn thương nghiêm trọng thông qua X-quang giúp đưa ra các biện pháp xử lý hoặc khả năng can thiệp y tế ngay lập tức, từ đó tăng khả năng phục hồi và giảm biến chứng nguy hiểm như tổn thương dây thần kinh hoặc tủy sống cổ.
  • Phát hiện bất thường: Các tình trạng như thoái hóa cột sống cổ, nhiễm trùng mô mềm dẫn đến các ổ mủ ở phía trước cột sống, dị vật trong thực quản hoặc khối u vòm họng đều có thể được xác định chính xác qua kỹ thuật này. Ngoài ra, chụp X-quang hỗ trợ đánh giá các bệnh lý hiếm gặp hơn như viêm tắc thanh quản hoặc các khối u bất thường ở thanh quản.
  • Các vấn đề về đường cong sinh lý cột sống: Những thay đổi bất thường như vẹo cột sống, lệch trục cột sống cổ hoặc các độ cong bất thường (tăng hoặc giảm so với độ cong sinh lý tự nhiên) có thể được phát hiện rõ ràng thông qua hình ảnh X-quang. Điều này đặc biệt hữu ích trong các trường hợp người bệnh có triệu chứng đau cổ kéo dài hoặc nghi có bất thường bẩm sinh ở cấu trúc cổ.

Chụp X-quang cổ - họng giúp phát hiện các bất thường về cột sống
Chụp X-quang cổ – họng giúp phát hiện các bất thường về cột sống

Mặc dù chụp X-quang vùng cổ – họng là phương pháp an toàn, nhưng vẫn có một số trường hợp cần thận trọng hoặc chống chỉ định hoàn toàn. Trong đó:

  • Dị vật không cản quang (nhựa, thức ăn mềm,…): Chụp X-quang thường không thể phát hiện vị trí dị vật, nên chuyển sang nội soi hoặc chụp CT nếu lâm sàng nghi ngờ cao.
  • Khách hàng không hợp tác (trẻ nhỏ không cố định được đầu cổ): Có thể gây mờ ảnh, cần gây mê hoặc gây ngủ nhẹ.
  • Khi nghi ngờ tổn thương phức tạp, có chỉ định hình ảnh cao hơn (như CT, MRI,…): Nếu tổn thương cần khảo sát sâu, Xquang có thể không đánh giá được đầy đủ.
  • Phụ nữ mang thai (chống chỉ định tương đối): Tia X có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu.Tuy nhiên, trong những trường hợp thật sự cần thiết, Bác sĩ vẫn có thể chỉ định khi lợi ích lớn hơn nguy cơ.

Lưu ý: Mỗi khách hàng sẽ có những triệu chứng và tiền sử bệnh lý khác nhau, vì vậy bạn nên trao đổi với Bác sĩ để được tư vấn chính xác về trường hợp của mình có phải thực hiện chụp X-quang cổ họng hay không. Bên cạnh chụp X-quang cổ họng, T-Matsuoka Medical Center, Trung tâm y khoa tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung thư và đột quỵ chuẩn Nhật Bản tiên phong tại miền Bắc, còn có dịch vụ nội soi tai mũi họng nhẹ nhàng, êm ái, không gây đau giúp xem xét các bất thường tại cổ họng an toàn và hiệu quả.

Nội soi tai mũi họng được coi là phương pháp phổ biến và an toàn hơn trong việc xem xét các bất thường ở cổ họng.

Để nhận được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ với hotline 1800 888 616!

4. Quy trình chụp X-quang vùng cổ – họng

Để đảm bảo hình ảnh chẩn đoán chính xác và an toàn cho người bệnh, quy trình chụp X-quang cổ họng được thực hiện theo các bước dưới đây.

4.1. Trước khi chụp X-quang vùng cổ – họng

Bác sĩ sẽ thăm khám và khai thác tiền sử bệnh lý của khách hàng. Lúc này, khách hàng cần cung cấp đầy đủ thông tin về tiền sử sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến cổ họng, tuyến giáp hoặc các chấn thương vùng cổ. Nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai, khách hàng cũng cần thông báo cho Bác sĩ. Ngoài ra, Bác sĩ sẽ khai thác thêm thông tin về nguy cơ dị ứng, đặc biệt là dị ứng với chất cản quang nếu cần sử dụng.

Khách hàng sẽ phải tháo bỏ toàn bộ đồ trang sức hoặc đồ vật kim loại quanh khu vực cổ vì những vật dụng này có thể sẽ che khuất hình ảnh trên phim X-quang và gây khó khăn trong việc chẩn đoán.

Khách hàng được thăm khám, hướng dẫn trước khi thực hiện chụp X-quang
Khách hàng được thăm khám, hướng dẫn trước khi thực hiện chụp X-quang

4.2. Trong khi chụp X-quang vùng cổ – họng

Với chụp X-quang vùng cổ – họng, khách hàng sẽ được hướng dẫn nằm trên bàn chụp hoặc đứng thẳng để chụp, tuỳ thuộc vào mục đích khảo sát. Thông thường, kỹ thuật viên sẽ chụp X-quang cổ từ 2 phía:

  • Tư thế cổ nghiêng: Trong tư thế này, Bác sĩ có thể dễ dàng quan sát các khu vực như túi mủ ở vùng trước của cột sống, mức hơi, khu vực phía sau khí quản, và các dị vật trong vùng hạ họng – thực quản, đường cong sinh lý, hình ảnh thoái hoá cột sống,…
  • Tư thế cổ thẳng: Trong tư thế này, Bác sĩ chủ yếu xác định được tình trạng có áp xe dưới trung thất hay không.

Trong quá trình chụp X-quang, khách hàng cần lắng nghe và làm theo các hướng dẫn được đưa ra trong suốt quá trình chụp. Khách hàng nên giữ nguyên tư thế, không cử động đảm bảo hình ảnh chụp được rõ nét và chính xác.

4.3. Sau khi chụp X-quang cổ họng

Quá trình chụp X-quang cổ họng thường diễn ra nhanh chóng và không gây đau đớn. Sau khi chụp, khách hàng có thể trở lại sinh hoạt bình thường nếu không có chỉ định đặc biệt từ Bác sĩ. Trong trường hợp có sử dụng chất cản quang trong quá trình chụp, khách hàng nên uống nhiều nước để giúp cơ thể đào thải chất này nhanh hơn.

Sau khi chụp X-quang cổ họng, nếu khách hàng cảm thấy khó thở, đau họng hoặc xuất hiện các triệu chứng lạ, hãy thông báo cho Bác sĩ. Nếu có chỉ định điều trị, xét nghiệm thêm hoặc dùng thuốc, khách hàng nên làm đúng theo chỉ dẫn của Bác sĩ.

5. Chi phí chụp X-quang cổ họng khoảng bao nhiêu?

Chi phí chụp X-quang cổ họng có thể dao động tùy vào cơ sở y tế (bệnh viện công, tư nhân, hay phòng khám) và loại chụp cụ thể (chụp thường hay có thuốc cản quang). Dưới đây là mức giá tham khảo:

  • Chụp X-quang 1 tư thế: Tại bệnh viện công dao động từ 53.000 – 100.000 VNĐ, tại bệnh viện, phòng khám tư nhân, mức giá dao động từ 120.000 – 250.000 VNĐ.
  • Chụp X-quang 2 tư thế: Tại bệnh viện công giao động từ 60.000 – 200.000 VNĐ, tại bệnh viện, phòng khám tư nhân mức giá từ 400.000 – 600.000 VNĐ
  • Chụp X-quang có dùng thuốc cản quang: Mức giá dao động từ 400.000 – 700.000 VNĐ tạo bệnh viện công và 800.000 – 1.200.000 VNĐ tại bệnh viện, phòng khám tư nhân.
Lưu ý: Mức giá chụp X-quang trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi theo thời gian. Khách hàng có nhu cầu chụp X-quang cổ họng tại T-Matsuoka Medical Center nên liên hệ hotline 1800 888 616 để được tư vấn chi tiết về mức giá và quy trình thực hiện.

6. Những lưu ý cần biết trước khi chụp X-quang cổ họng

Trước hết, hãy thông báo đầy đủ cho Bác sĩ về tiền sử bệnh lý của bản thân, đặc biệt nếu đang mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, có tiền sử dị ứng hoặc đang sử dụng thuốc điều trị. Phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai cần thông báo ngay để được tư vấn thay thế phương pháp phù hợp, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Chụp X-quang cổ họng là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến tại nhiều bệnh viện, phòng khám. Vì vậy, khách hàng nên tìm hiểu và lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện. Quý khách hàng có thể tham khảo dịch vụ tại T-Matsuoka Medical Center, Trung tâm y khoa tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung thư và đột quỵ chuẩn Nhật Bản tiên phong tại miền Bắc, để có trải nghiệm thăm khám tận tâm, chu đáo và tỉ mỉ đúng theo tinh thần Omotenashi của người Nhật.

Sau khi chụp X-quang, khách hàng được hỗ trợ đọc kết quả kỹ lưỡng, tư vấn hướng theo dõi hoặc điều trị phù hợp. Trong trường hợp phát hiện bất thường, khách hàng còn có cơ hội nhận được ý kiến chuyên môn từ các Bác sĩ đầu ngành tại Nhật Bản thông qua dịch vụ tham vấn y tế thứ hai (Second Opinion), cũng như được kết nối nhanh chóng với gần 40 bệnh viện uy tín tại Việt Nam – Nhật Bản. Đây chính là sự khác biệt nổi bật trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện mà Trung tâm Y khoa Nhật Bản T-Matsuoka cam kết mang lại.

Để mang lại trải nghiệm y tế thuận tiện và thoải mái nhất, Trung tâm Y khoa Nhật Bản T-Matsuoka khuyến khích khách hàng nên đặt lịch khám trước khi đến thăm khám hoặc thực hiện các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang cổ họng. Đặt lịch khám trước giúp khách hàng chủ động về thời gian, được phục vụ nhanh chóng đúng hẹn. Đồng thời, đội ngũ của Trung tâm Y khoa Nhật Bản T-Matsuoka có thể chuẩn bị hồ sơ, nắm trước thông tin khách hàng để tư vấn chính xác và hiệu quả hơn.

Đăng ký dịch vụ chụp X-quang tại Trung tâm Y khoa Nhật Bản T-Matsuoka
Đăng ký dịch vụ chụp X-quang tại Trung tâm Y khoa Nhật Bản T-Matsuoka

7. Câu hỏi thường gặp khi chụp X-quang vùng cổ – họng

Chụp X-quang vùng cổ – họng là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến, nhưng vẫn có nhiều khách hàng băn khoăn trước khi thực hiện. Để giúp khách hàng hiểu rõ hơn và chuẩn bị tốt trước khi thực hiện chụp X-quang vùng cổ – họng, dưới đây là một số câu hỏi thường gặp cùng phần giải đáp chi tiết từ đội ngũ chuyên môn:

7.1. Chụp X-quang vùng cổ – họng phát hiện gì?

Chụp X-quang cổ họng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng để phát hiện các vấn đề về cấu trúc xương, đĩa đệm, mô mềm và nhiễm trùng ở khu vực cổ họng. Phương pháp này giúp Bác sĩ chẩn đoán các tình trạng như (3):

  • Gãy hoặc tổn thương xương, loãng xương.
  • Sưng tấy ở vùng xung quanh khí quản.
  • Thoái hóa đốt sống cổ.
  • Khối u hoặc u nang xương.
  • Trật khớp.
  • Gai xương.
  • Xuất hiện dị vật trong cổ họng hoặc khí quản.
  • Viêm nắp thanh quản.
  • Dị dạng cột sống.
  • Viêm amidan.

7.2. Chụp X-quang cổ họng có an toàn không?

Chụp X-quang nhìn chung rất an toàn, liều lượng tia bức xạ thấp và hiếm khi gây tác dụng phụ (3). Trước khi chụp, Bác sĩ sẽ khám lâm sàng, khai thác tiền sử kỹ lưỡng. Tuy nhiên, nếu từng chụp nhiều lần, khách hàng nên thông báo cho Bác sĩ để nhận được chỉ định phù hợp.

Nếu Bác sĩ đánh giá khách hàng không nên chụp X-quang, khách hàng có thể được Bác sĩ cân nhắc thực hiện một hoặc một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh thay thế như nội soi tai mũi họng hoặc siêu âm nếu cần.

Tóm lại, chụp X-quang cổ họng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh quan trọng, giúp phát hiện sớm nhiều vấn đề liên quan đến đường hô hấp, cột sống cổ và vùng tai mũi họng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng kỹ thuật này. Việc hiểu rõ các chỉ định và chống chỉ định là yếu tố then chốt để đảm bảo hiệu quả chẩn đoán và an toàn cho khách hàng.

Nếu bạn đang có triệu chứng bất thường hoặc cần tư vấn lựa chọn phương pháp chẩn đoán phù hợp, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.

T-Matsuoka Medical Center – Trung tâm y khoa tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung thư và đột quỵ chuẩn Nhật Bản tiên phong tại miền Bắc:

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) LeadOrigin (2025) “Should I get an xray for neck pain?,” One Step Diagnostic. Liên kết: https://onestepdiagnostic.com/should-i-get-an-xray-for-neck-pain/ (Ngày truy cập: 12/04/2025).

(2) Schultz, J.R. (2023) Neck X-ray, Centeno-Schultz Clinic. Liên kết: https://centenoschultz.com/neck-x-ray/ (Ngày truy cập: 12/04/2025).

(3) Ross, H. (2012) Neck X-ray, Healthline. Healthline Media. Liên kết: https://www.healthline.com/health/neck-x-ray (Ngày truy cập: 12/04/2025).

Chia sẻ:
Copied!
Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết trên website chỉ có tích chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Vui lòng không tự ý làm theo

Đánh giá bài viết

Đánh giá bằng sao:


Tất cả đánh giá

Sắp xếp theo :

Mới nhất

Chưa có đánh giá nào.

Đặt hẹn khám

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn:

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Ngày khám
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn: