Tin tức
Bệnh Glaucoma (Glôcôm) hay còn được biết đến với tên gọi khác trong dân gian là “Thiên đầu thống” hoặc “cườm nước”. Nguyên nhân dẫn đến bệnh này là do bị tổn thương tiến triển của đầu dây thần kinh thị giác gây mất thị lực, đồng thời những tổn thương này không có khả năng hồi phục và có thể gây mù lòa vĩnh viễn.
Chính vì vậy, Glôcôm hiện là nguyên nhân gây mù lòa phổ biến thứ hai sau đục thủy tinh thể. Bệnh thường tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng nên có khoảng 50% bệnh nhân ở những nước đã phát triển và 90% bệnh nhân ở những nước đang phát triển sống chung với Glôcôm mà không biết mình mắc bệnh.
Ai nên đi khám định kỳ để tầm soát bệnh Glôcôm
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều tiến triển thầm lặng và bệnh nhân thường không biết tình trạng mất dần thị lực cho đến khi thị lực suy giảm đáng kể.
Hiện nay, việc khám chuyên khoa mắt định kì là cách duy nhất để phát hiện sớm bệnh Glôcôm. Với những đối tượng sau đây thì đi khám định kì là một điều nên làm để tránh căn bệnh nguy hiểm này:
– Người trước 40 tuổi nên đi khám mắt định kỳ 2-4 năm/lần
– Từ 40-60 tuổi: mỗi 2 -3 năm/lần
– Sau 60 tuổi: 1-2 năm/lần
– Sau 65 tuổi: khám mắt định kỳ 6-12 tháng/lần
– Tiền sử gia đình mắc Glôcôm: khám mắt định kỳ 6 tháng/lần
Các triệu chứng nguy hiểm của bệnh Glôcôm
Glôcôm góc-mở:
– Glôcôm góc mở nguyên phát là một hội chứng gồm tổn thương đầu thị thần kinh liên quan tới góc tiền phòng mở và nhãn áp tăng hoặc đôi lúc ở mức trung bình. Loại Glôcôm này chiếm phần lớn tỷ lệ glôcôm tại hầu hết các quốc gia, chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi nhưng cũng có thể xảy ra ở người trung niên. Các thành viên trong gia đình của những người bị bệnh glôcôm sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn vì bệnh này thường liên quan đến yếu tố di truyền.
– Bệnh Glôcôm tiến triển thầm lặng và thường không thể nhận biết. Nhiều người không biết thị lực của mình đang kém đi vì thị lực trung tâm và thị lực gần vẫn còn tốt ” tầm nhìn đường hầm”, trong khi thị lực ban đêm và thị lực ngoại biên đang giảm dần.
– Để điều trị Glôcôm góc mở thì có thể bằng việc sử dụng thuốc bôi hoặc phẫu thuật.
Glôcôm góc-đóng
– Đây là loại Glôcôm phổ biến nhất ở Việt Nam, thường xảy ra với người trung niên và người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ do sự gia tăng đột ngột và nhanh chóng của áp suất trong mắt. Nếu không được điều trị ngay, thì trong một thời gian ngắn có thể dẫn đến tổn thương mắt vĩnh viễn.
– Glôcôm góc đóng có những glôcôm cấp tính thường có các triệu chứng rõ ràng như là đau mắt dữ dội, mờ mắt, đỏ mắt, xuất hiện quầng sáng xung quanh nguồn sáng và buồn nôn. Những triệu chứng này thường rất dễ nhầm lẫn với những cơn rối loạn tiền đình khiến bệnh nhân thường bỏ qua thăm khám mắt.
Ở mỗi lần khám, bệnh nhân sẽ được kiểm tra thị lực, đo nhãn áp (áp lực nội nhãn), khám đáy mắt kiểm tra tình trạng đầu thần kinh thị giác,… nếu nghi ngờ thì có thể có các khám nghiệm chuyên sâu (đo thị trường, chụp cắt lớp đĩa thị giác và võng mạc trung tâm…) để phát hiện bệnh Glôcôm và các bệnh lý khác (nếu có).
Nguon: Hội Nhãn Khoa Việt Nam
Đặt lịch khám
Đặt câu hỏi
Đặt hẹn khám
Gửi đơn ứng tuyển
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin liên hệ, hoặc điện thông tin vào form bên dưới.
Đặt lịch tư vấn với bác sĩ
Trước khi bạn rời đi, hãy để lại thông tin để chúng tôi gửi cho bạn bản tin y khoa mà có thể bạn sẽ quan tâm.
Đặt lịch không thành công
Bác sỹ không có lịch khám, bạn vui lòng chọn ngày khác
Đặt lịch thành công
Lưu ý : Thời gian đặt lịch chỉ mang tính chất tương đối, T-Matsouka sẽ liên hệ xác nhận với Quý khách hàng sau khi có thông tin lịch khám. Xin cảm ơn Quý khách hàng đã chờ phản hồi từ T-Matsuoka.