Tin tức
Cao huyết áp là tình trạng áp lực máu lên thành động mạch tăng cao hơn so với mức bình thường. Theo Ủy ban cao huyết áp của Mỹ và Liên Hợp Quốc (JNC) xác định số đo huyết áp tốt nhất là 120/80mmHg. Còn khi trong trường hợp không dùng thuốc hạ huyết áp mà chỉ số khi tim co là 140mmHg hoặc chỉ số khi tim giãn là 90mmHg thì được gọi là cao huyết áp. Tuy nhiên nếu huyết áp 130/85mmHg mà còn bị tiểu đường thì phải điều trị ngay; nếu không có triệu chứng về cao huyết áp thì không cần điều trị nhưng cần chú ý bảo vệ tim, não, thận bằng thuốc hạ huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
1. Huyết áp cao có những loại nào?
Căn cứ vào nguyên nhân làm cho cao huyết áp, người ta chia cao huyết áp thành hai loại chính: cao huyết áp nguyên phát và cao huyết áp thứ phát.
– Cao huyết áp nguyên phát: là cao huyết áp chưa rõ nguyên nhân. Đặc trưng là huyết áp động mạch tăng cao, kèm theo những thay đổi khác thường ở tim, não, thận, mạch máu gây bệnh toàn thân. Theo thống kê có từ 90- 95% số người mắc bệnh cao huyết áp thuộc loại cao ở huyết áp nguyên phát.
– Cao huyết áp thứ phát: là loại bệnh phát sinh theo một số bệnh khác, khi chữa khỏi bệnh thì huyết áp sẽ hạ. Do đó, loại cao huyết áp này được gọi là cao huyết áp có tính triệu chứng, nó chỉ chiếm từ 5-10% trong tổng số những người mắc bệnh cao huyết áp. Những người mắc bệnh viêm thận mãn tính, hẹp động mạch thận không có ung thư tế bào, chỉ có ung thư tế bào gan nguyên phát… đều xuất hiện triệu chứng cao huyết áp.
2. Những triệu chứng thường gặp ở những người mắc bệnh cao huyết áp là gì?
Không phải tự nhiên mà nhiều nhà khoa học đã gọi Cao huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng” vì những triệu chứng của bệnh đều không rõ ràng và hầu hết không xảy ra cho đến khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn rất nghiêm trọng.
Triệu chứng thường thấy ở người mắc bệnh cao huyết:
– Nhức đầu, chóng mặt, nặng đầu, buồn ngủ…
– Có một số người có triệu chứng tê chân tay hoặc có cảm giác buồn bực, cũng có người có cảm giác như kiến bò trên người hoặc bàn chân, dễ có phản ứng khi bị lạnh.
3. Người mắc bệnh cao huyết áp cần kiểm tra những gì?
- Kiểm tra chức năng thận: đo lượng urea trong nước tiểu, lượng kali trong máu…
- Đo lượng đường trong máu.
- Kiểm tra lượng calcium trong máu.
- Kiểm tra lượng acid uric trong máu. Vua Đất
- Kiểm tra lượng cholesterol trong máu.
- Đo điện tâm đồ.
- Chụp X quang lồng ngực.
Bệnh cao huyết áp dẫn đến 70% xuất huyết não, cho nên người mắc bệnh cần đi khám bệnh thường xuyên.
4. Đo huyết áp cần chú ý những vấn đề gì?
Muốn đo huyết áp chính xác cần chú ý:
1. Đo động mạch cánh tay phải, khi đo phải vén áo, không nắm chặt tay, đặt tay cao bằng độ cao của tim
2. Khi đo phải thoải mái tinh thần, ngồi thư giãn 15 phút.
3. Nếu đo lần đầu thấy cao huyết áp, cần thư giãn một tiếng rồi đo lại.
4. Mỗi khi đo huyết áp nên đo hai lần. Nếu hai lần đo có kết quả chênh nhau 4mmHg thì đo lại, nếu kết quả không đổi thì lấy chỉ số trung bình giữa hai lần đo.
5. Tại sao người mắc bệnh cao huyết áp phải đo huyết áp thường xuyên?
Hiện nay, bệnh cao huyết áp là một trong những chứng bệnh nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con người. Có nhiều người do thiếu kiến thức tự phòng bệnh, không đo huyết áp định kỳ, dễ dẫn đến bệnh nặng lúc nào không hay. Thông thường, người bệnh khi huyết áp tăng cao sẽ cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi… Nhưng có một số người do thường xuyên bị cao huyết áp hoặc huyết áp có biến động lớn nên đã thích nghi dần với nó mà không cảm thấy có triệu chứng rõ ràng. Nếu không đo huyết áp định kỳ, không uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, sẽ dễ phát sinh những triệu chứng ở tim, não, thận… rất nguy hiểm. Theo thống kê, có đến 70% trường hợp xuất huyết não do cao huyết áp, trong số đó có đến 80% số người bị cao huyết áp mà không đo huyết áp thường xuyên. Do đó người mắc bệnh cao huyết áp phải đo huyết áp thường xuyên, điều này rất quan trọng.
Đặt lịch khám
Đặt câu hỏi
Đặt hẹn khám
Gửi đơn ứng tuyển
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin liên hệ, hoặc điện thông tin vào form bên dưới.
Đặt lịch tư vấn với bác sĩ
Trước khi bạn rời đi, hãy để lại thông tin để chúng tôi gửi cho bạn bản tin y khoa mà có thể bạn sẽ quan tâm.
Đặt lịch không thành công
Bác sỹ không có lịch khám, bạn vui lòng chọn ngày khác
Đặt lịch thành công
Lưu ý : Thời gian đặt lịch chỉ mang tính chất tương đối, T-Matsouka sẽ liên hệ xác nhận với Quý khách hàng sau khi có thông tin lịch khám. Xin cảm ơn Quý khách hàng đã chờ phản hồi từ T-Matsuoka.