Tin tức

Thuốc loãng đờm Acemuc 200mg

18/11/2023
Copied!

Thuốc Acemuc 200mg có chứa hoạt chất chính là Acetylcystein 200mg có tác dụng làm loãng đờm, tiêu nhầy, giảm ho. Bài viết sẽ cung cấp các thông tin về công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc.

1. Thuốc dùng cho bệnh gì

Thuốc Acemuc 200mg có chứa hoạt chất chính là Acetylcystein 200mg, được dùng với mục đích tiêu chất nhầy trong bệnh hô hấp có đờm nhầy quánh như trong viêm phế quản cấp tính và mạn tính. Thuốc tác động bằng cách làm cho đờm loãng hơn giúp ho khạc đờm dễ dàng hơn.

2. Cách sử dụng thuốc

2.1 Liều dùng

  • Người lớn và trẻ em trên 7 tuổi: 1 gói/lần, ngày 3 lần (200mg/ lần)
  • Trẻ em từ 2 – 7 tuổi: 1 gói/lần, ngày 2 lần (200mg/ lần)

2.2 Cách dùng

Trước khi sử dụng hòa tan thuốc Acemuc trong nửa ly nước. Uống ngay sau khi pha.

a) Làm gì khi quên dùng thuốc

Dùng liều kế tiếp theo thời gian thường lệ, không được dùng gấp đôi liều.

b) Làm gì khi dùng thuốc quá liều khuyến cáo

Liều dùng Acetylcystein có khoảng cách an toàn khá rộng. Tuy nhiên, quá liều có thể gặp khi dùng đường tiêm mạch hoặc đường uống liều cao trong điều trị ngộ độc Paracetamol.

Triệu chứng quá liều thường khá nặng: Tụt huyết áp, ức chế hô hấp, co thắt phế quản, tán huyết, đông máu nội mạch rải rác, và suy thận. Một số triệu chứng này có thể còn do tình trạng ngộ độc Paracetamol gây ra.

Điều trị: Khi bạn dùng thuốc quá liều hoặc nhận biết ai đó đã dùng thuốc Acemuc hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức.

3. Các lưu ý trước khi sử dụng thuốc

3.1 Các trường hợp không được sử dụng thuốc

Phenylceton niệu, vì thuốc có chứa aspartam.
Tiền sử hen (nguy cơ phản ứng co thắt phế quản với tất cả các dạng thuốc chứa acetylcystein).
Quá mẫn với acetylcystein, các chất có cấu trúc hóa học tương tự khác (ví dụ: Carbocisteine, erdosteine hoặc mecysteine), hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Trẻ em dưới 24 tháng tuổi.
3.2 Các trường hợp cần thận trọng khi dùng thuốc

Hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng Acemuc:
+ Nếu trước khi dùng thuốc này bạn bị giảm khả năng họ hoặc không thể ho, vì khi đó ho có thể cần thiết để khạc đờm sau khi thuốc này làm đờm loãng hơn.

+ Nếu bạn đến hạn làm xét nghiệm máu hoặc nước tiểu, vì thuốc này có thể ảnh hưởng đến một vài xét nghiệm.

Phải giám sát chặt chẽ người bệnh có nguy cơ phát hen nếu dùng acetylcystein cho người có tiền sử dị ứng.
Cẩn thận trọng khi sử dụng ở những bệnh nhân bị loét dạ dày – tá tràng vì nguy cơ về mặt lý thuyết là các chất tiêu nhầy có thể gây tổn thương hàng rào niêm mạc dạ dày.
Suy gan: Độ thanh thải toàn phần của acetylcystein trên bệnh nhân bị xơ gan suy giảm đáng kể và nửa đời thải trừ gần như gấp đôi so với nhóm chứng khỏe mạnh.
Thuốc có chứa lactose, bệnh nhân bị bệnh di truyền hiếm gặp của chứng bất dung nạp galactose, thiếu hụt Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose – galactose không nên dùng thuốc này.
3.3 Lưu ý khi sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú

  • PNCT: nên tránh sử dụng Acetylcystein trong thời kỳ mang thai.
  • PNCCB: tránh sử dụng do chưa có các dữ liệu

Trong tường hợp rất thật cần thiết sử dụng hãy cân nhắc đến lợi ích của mẹ và nguy cơ có thể có đối với thai nhi và trẻ được nuôi bằng sữa mẹ.

3.4 Nên tránh dùng những thuốc hoặc thực phẩm gì khi đang sử dụng thuốc này

  • Việc phối hợp một thuốc long đờm, tiêu nhầy với các thuốc trị ho không có hoặc có làm giảm bài tiết phế quản (tác dụng giống Atropin) là không hợp lý, bởi vì giảm phản xạ họ có thể dẫn đến tích tụ dịch tiết phế quản.
  • Than hoạt tính có thể làm giảm tác dụng của Acetylcystein
  • Nên dùng kháng sinh Cephalosporin uống ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi uống Acetylcystein để tránh kháng sinh bị bất hoạt
  • Việc sử dụng đồng thời nitroglycerin và Acetylcystein gây hạ huyết áp đáng kể và dẫn đến giãn mạch tạm thời và có thể gây nhức đầu.
  • Acetylcystein cũng tương kỵ với một số kim loại như sắt, đồng, và cao su, trypsin, chymotrypsin. Cần tránh thuốc tiếp xúc với các chất đó.

3.5. Các lưu ý khác

Bảo quản nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.

4. Tác dụng không mong muốn

Các tác dụng không mong muốn thường gặp như: buồn nôn, nôn, đỏ bừng, tim đập nhanh…

Liên hệ với bác sĩ nếu bạn xuất hiện các triệu chứng trên.

Đặt hẹn khám

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn:

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Ngày khám
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn: