10+ dấu hiệu đột quỵ từ nhẹ đến nặng và cách phòng tránh hiệu quả
Đột quỵ là tình trạng có thể xảy ra đột ngột và gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Việc sớm phát hiện những dấu hiệu đột quỵ có thể giúp bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho người bệnh mà cả những người thân xung quanh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra những dấu hiệu đột quỵ từ nhẹ đến nặng, cũng như cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả.
Nhận biết dấu hiệu đột quỵ theo quy tắc FAST:
|
1. Dấu hiệu đột quỵ nhẹ
Dấu hiệu của đột quỵ nhẹ tương tự như một cơn đột quỵ thông thường nhưng lại diễn ra đột ngột và chỉ kéo dài vài phút. Tuy nhiên, cũng có trường hợp các triệu chứng này tồn tại tới 24 giờ.
Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến:
1.1. Tê hoặc yếu cơ, tay chân
Bệnh nhân có thể thấy việc cử động tay chân đột nhiên rất khó khăn, thậm chí yếu hoặc liệt một bên cơ thể. Bạn có thể thử yêu cầu bệnh nhân giơ hai tay lên để kiểm tra. Nếu hai tay không thể nâng quá đầu cùng lúc, bệnh nhân có thể đã bị đột quỵ.
1.2. Chóng mặt hoặc mất thăng bằng
Chóng mặt hoặc mất thăng bằng chính là hệ quả của sự gián đoạn lưu thông máu ở hệ thần kinh trung ương. Một số dấu hiệu cụ thể gồm:
- Chóng mặt, cảm giác bồng bềnh.
- Khó giữ thăng bằng, dễ ngã, đi lại khó khăn.
- Xuất hiện cảm giác buồn nôn.
1.3. Khó nhìn ở một hoặc cả hai mắt
Tình trạng thị lực suy yếu ở bệnh nhân đột quỵ là do não hoặc võng mạc không được cung cấp đủ máu, dẫn đến việc:
- Mắt mờ hoặc thậm chí không nhìn được.
- Tầm nhìn xa hoặc gần kém hơn bình thường.
- Có sự xuất hiện của bóng đen hoặc điểm mù trong tầm nhìn.
1.4. Đau đầu dữ dội không có lý do
Thực tế, bạn có thể nhầm lẫn các bệnh lý với nhau do đau đầu là dấu hiệu của rất nhiều vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, nếu cơn đau đầu xảy ra đột ngột, dữ dội mà bạn và bệnh nhân không biết nguyên nhân từ đâu, đây có thể là một dấu hiệu sớm của đột quỵ. Ở bệnh nhân đột quỵ, cơn đau thường dữ dội, lan rộng và kéo dài.
1.5. Mất trí nhớ tạm thời
Do lượng máu cung cấp tới các cơ quan chịu trách nhiệm cho trí nhớ bị sụt giảm, bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng mất trí nhớ tạm thời. Đồng thời, bệnh nhân cũng sẽ có cảm giác mơ hồ, không chắc chắn về thời gian và địa điểm.
1.6. Rối loạn ngôn ngữ
Đột quỵ cũng ảnh hưởng tới khả năng ngôn ngữ của bệnh nhân. Người bệnh có thể gặp tình trạng:
- Nói lắp, khó phát âm hoặc mất khả năng nói.
- Gặp khó khăn hoặc không hiểu những gì người khác nói.
- Lẫn lộn, không nhớ được từ ngữ để diễn tả.
1.7. Bất tỉnh trong thời gian ngắn
Một dấu hiệu khác của đột quỵ nhẹ là bất tỉnh, đột ngột mất đi ý thức trong một thời gian ngắn, không có triệu chứng khác.
2. Dấu hiệu đột quỵ nghiêm trọng
Dưới đây là các dấu hiệu đột quỵ rất nguy hiểm cần chú ý để có thể kịp thời tới cơ sở y tế có điều trị đột quỵ sớm nhất có thể:
- Đột ngột mất ý thức, hôn mê.
- Đột ngột nhức đầu dữ dội hay chóng mặt, bệnh nhân có thể không rõ yếu liệt chi nhưng không thể ngồi hay đi đứng được như người bình thường.
- Đột ngột gặp khó khăn khi vận động hoặc không thể cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể.
- Đột ngột mất thị lực, nhìn không rõ.
- Khuôn mặt bị mất cân đối, yếu liệt mặt, một bên mặt bị chảy xệ, cười méo mó. Người bệnh có thể kiểm chứng bằng cách cười và quan sát.
- Giọng nói bị thay đổi, nói ngọng, dính chữ.
Bạn có biết đột quỵ diễn ra như thế nào?
3. Cách xử lý khi có dấu hiệu đột quỵ
Bước 1 – Gọi cấp cứu ngay lập tức: Đối với người bị đột quỵ, cấp cứu chậm 1 phút đồng nghĩa với việc sẽ có khoảng 2 triệu tế bào não mất đi. Các kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu và can thiệp điều trị cũng chỉ phù hợp, áp dụng tối ưu trong khoảng 4.5 giờ đầu tiên. Nếu có thể được cấp cứu kịp thời, Bác sĩ có thể giúp bệnh nhân:
- Phục hồi lưu thông máu đến não, giảm thiểu tổn thương vĩnh viễn.
- Giảm nguy cơ tử vong và hạn chế di chứng lâu dài.
- Tăng hiệu quả điều trị, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn.
Vì vậy, ngay khi phát hiện người có dấu hiệu đột quỵ hoặc bị đột quỵ, bạn cần liên hệ và di chuyển người đó ngay tới trung tâm y khoa có khả năng cấp cứu và xử trí đột quỵ gần nhất để đảm bảo an toàn, không để lại di chứng nguy hiểm.
Bước 2 – Sơ cứu cho người bị đột quỵ: Trước khi đưa tới cơ sở y tế gần nhất, một số kỹ thuật cần được thực hiện cho người bị đột quỵ gồm:
- Theo dõi nhịp thở, nhịp tim và ý thức.
- Đặt người bị đột quỵ nằm nghiêng sang một bên để ngăn ngừa tắc nghẽn đường thở trong trường hợp nôn mửa.
- Nới lỏng quần áo chật, đặc biệt là ở vùng cổ và ngực.
- Giữ ấm cho người bị đột quỵ.
Bước 3 – Ghi lại thời gian bắt đầu các triệu chứng: Thông tin này rất quan trọng cho các Bác sĩ để xác định phương pháp điều trị tốt nhất.
Bước 4 – Theo dõi các triệu chứng: Chú ý đến bất kỳ thay đổi nào trong các triệu chứng, dấu hiệu đã nêu.
4. Cách chủ động phòng tránh đột quỵ hiệu quả
Đột quỵ là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là khi nó thường xảy ra đột ngột. Vì vậy, chúng tôi khuyến khích bạn nên chủ động tìm hiểu, chuẩn bị và áp dụng hai cách sau để phòng tránh đột quỵ hiệu quả:
- Tìm hiểu về cách nhận biết và sơ cứu y tế khi bị đột quỵ: Bạn cần biết các dấu hiệu báo trước nguy cơ đột quỵ là gì, cũng như kỹ thuật sơ cứu khi bị đột quỵ để giảm thiểu những di chứng do đột quỵ gây ra, đảm bảo an toàn tính mạng.
- Tầm soát đột quỵ: Việc tầm soát đột quỵ sẽ giúp loại bỏ các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới đột quỵ, đảm bảo an toàn cho sức khỏe và kiến tạo một cuộc sống thoải mái.
Tại T-Matsuoka Medical Center, Trung tâm y khoa tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung bướu và đột quỵ chuẩn Nhật tiên phong tại miền Bắc, chúng tôi có cung cấp Gói tầm soát bệnh tim mạch & Nguy cơ đột quỵ. Với đội ngũ chuyên gia đầu ngành về tim mạch như: GS.TS.BS. Nguyễn Lân Việt – Phó Chủ tịch thường trực Hội Tim mạch Việt Nam; PGS.TS.BS. Đinh Thị Thu Hương – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam,… cùng quy trình thăm khám chuẩn Nhật, tỉ mỉ, cẩn trọng, trang thiết bị hiện tại, khách hàng sẽ phát hiện các dấu hiệu nguy cơ đột quỵ nếu có để có thể sớm chữa trị, đảm bảo an toàn. Ngoài ra, qua kết quả thăm khám, khách hàng sẽ được tư vấn chi tiết về những biện pháp điều trị và ngăn ngừa các biến chứng như kiểm soát bệnh nền và tầm soát sức khỏe chủ động. Khách hàng cũng được khuyến khích vận động, rèn luyện thể chất điều độ, phù hợp với thể trạng của bản thân, đồng thời, xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học để duy trì sức khỏe, hạn chế những vấn đề sức khỏe không mong muốn. Khách hàng hãy liên hệ ngay hotline 1800 888 616 để nhận được tư vấn nhanh chóng, chính xác! |
5. Cách phân biệt dấu hiệu đột quỵ với triệu chứng bệnh khác
Khi có dấu hiệu đột quỵ hoặc gần giống đột quỵ, người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác, đảm bảo an toàn cho bản thân. Dưới đây là các dấu hiệu để phân biệt đột quỵ với các vấn đề sức khỏe khác:
5.1. Phân biệt dấu hiệu đột quỵ và hạ đường huyết
Đột quỵ | Hạ đường huyết |
|
|
5.2. Phân biệt dấu hiệu đột quỵ và liệt dây thần kinh số 7
Đột quỵ | Liệt dây thần kinh số 7 (Bell’s Palsy) |
Méo miệng, yếu liệt tay chân, nói ngọng. | Chỉ gây méo miệng, mắt nhắm không kín, chỉ ảnh hưởng tới cơ mặt, không kèm theo yếu liệt tay chân hay các triệu chứng thần kinh khác. |
5.3. Phân biệt dấu hiệu đột quỵ và động kinh
Đột quỵ | Động kinh |
|
|
5.4. Phân biệt dấu hiệu đột quỵ và đau nửa đầu
Đột quỵ | Đau nửa đầu |
Có thể yếu liệt nửa người, nói ngọng. | Cảm thấy đau đầu dữ dội, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, có thể bị rối loạn thị giác (nhìn thấy ánh sáng lóe lên). |
Phát hiện sớm các dấu hiệu đột quỵ là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa những di chứng nguy hiểm, bảo vệ tính mạng của bản thân và tăng cơ hội phục hồi sau đột quỵ. Nếu khách hàng hoặc người thân có xuất hiện các dấu hiệu trên, hãy ngay lập tức tìm kiếm sự hỗ trợ từ các cơ sở y tế điều trị đột quỵ gần nhất. Để nhận được tư vấn chính xác về trường hợp của bản thân, khách hàng liên hệ ngay T-Matsuoka Medical Center!
T-Matsuoka Medical Center – Trung tâm y khoa tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung bướu và đột quỵ chuẩn Nhật Bản tiên phong tại miền Bắc:
|
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Stroke (n.d.) Hopkinsmedicine.org. Liên kết: https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/stroke (Ngày truy cập: 31/03/2025).
Các bài viết trên website chỉ có tích chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Vui lòng không tự ý làm theo
Đặt lịch khám
Đặt câu hỏi

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin liên hệ, hoặc điện thông tin vào form bên dưới.
Đặt lịch tư vấn với bác sĩ
Trước khi bạn rời đi, hãy để lại thông tin để chúng tôi gửi cho bạn bản tin y khoa mà có thể bạn sẽ quan tâm.

Bác sỹ không có lịch khám, bạn vui lòng chọn ngày khác

Lưu ý : Thời gian đặt lịch chỉ mang tính chất tương đối, T-Matsouka sẽ liên hệ xác nhận với Quý khách hàng sau khi có thông tin lịch khám. Xin cảm ơn Quý khách hàng đã chờ phản hồi từ T-Matsuoka.
Đánh giá bằng sao:
Sắp xếp theo :
Chưa có đánh giá nào.