Tin tức

Bệnh dại và cách phòng ngừa

23/11/2023
Copied!

Mặc dù các ngành chức năng liên tục khuyến cáo về việc tiêm vắc xin dại, nhưng tại Việt Nam, trung bình mỗi năm vẫn có trên dưới 100 người tử vong vì dại. Khi đã lên cơn dại, người bệnh chắc chắn sẽ dần giã từ cuộc sống mà các bác sĩ cũng bất lực không thể cứu chữa.

Số ca tử vong vì bệnh dại chiếm phần lớn trong tổng số ca tử vong vì bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam. Chết vì bệnh dại là cái chết ám ảnh và thương tâm nhất, người bệnh sẽ tỉnh táo chờ đợi cái chết trong đau đớn, vật vã cho đến phút cuối cùng, người chứng kiến cũng không thể tránh khỏi tổn thương tâm lý nặng nề. Đa số các trường hợp tử vong do dại thường thiếu hiểu biết về phòng chống bệnh, đặc biệt là không chủ động tiêm ngừa vắc xin ngay sau khi bị động vật nghi dại cắn.

1. Bệnh dại có chữa được không?
Hiện tại không có cách điều trị hiệu quả cho bệnh dại sau khi các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện.

Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm vắc xin phòng dại trước hoặc ngay sau khi bị phơi nhiễm.

2. Bệnh dại lây truyền như thế nào?
Bệnh dại lây từ nước bọt của động vật bị dại thông qua vết cắn, liếm. Ổ chứa virus dại trong thiên nhiên thông thường là động vật có máu nóng, đặc biệt là chó. Ngoài ra, virus dại cũng được phát hiện ở mèo, chồn, dơi và các động vật có vú khác.

Ngay khi vào cơ thể, virus dại xâm nhập vào các dây thần kinh ngoại biên, chạy dọc theo các dây thần kinh đến tủy sống và não bộ. Mỗi ngày, virus dại di chuyển được “đoạn đường” từ 12-24mm. Ngay khi virus đến não bộ, người bệnh mới thật sự có những dấu hiệu lâm sàng rõ ràng.

Thời gian ủ bệnh dại có thể dưới 1 tuần hoặc trên 1 năm, phụ thuộc vào số lượng virus xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách từ vết thương đến hệ thần kinh trung ương… Vết thương càng ở gần hệ thần kinh trung ương như mặt, cổ, đầu, ngón tay, cơ quan sinh dục ngoài… thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

3. Phải làm gì nếu bị chó cắn?
Khi bị chó cắn dù là chó lành hay chó dại cũng cần xử trí theo các bước sau:

Bước 1: Vệ sinh vết thương:

Cần tách rời quần áo ra khỏi vết cắn, trong trường hợp vết cắn ở chân thì nên dùng kéo cắt bỏ phần vải tại vị trí cắn. Điều này giúp hạn chế nước bọt của động vật bám nhiều hơn vào vết thương.

Rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh trong vòng 15 phút, nước ấm càng tốt. Sau đó, rửa sạch vết thương với cồn 70%, cồn i-ốt hoặc Povidone-Iodine, tuyệt đối không cố gắng nặn máu. Không nên chà sát vết thương, tránh làm vết thương trầm trọng hơn.

Bước 2: Băng bó vết thương

Sau khi vệ sinh vết thương, người bệnh nên dùng gạc y tế hoặc vải sạch để băng bó vết thương để cầm máu đồng thời tránh trường hợp vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, không nên băng bó quá chặt khiến máu khó lưu thông.

Bước 3: Tiêm phòng.

Người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để tiêm vắc xin phòng dại ngay sau bị chó cắn. Lịch tiêm theo lộ trình và loại vắc xin phòng dại sẽ được các bác sĩ tư vấn phù hợp.

4. Nên tiêm vắc xin phòng dại loại nào?
Hiện nay tại Trung tâm Y khoa Nhật bản T-matsuoka đang có loại vắc xin phòng dại Verorab (Pháp). Đây là loại vắc xin được sản xuất theo công nghệ mới, cải thiện vượt bậc so với các loại vắc xin phòng dại thế hệ cũ. Vắc xin dại đã được kiểm định an toàn, khẳng định khả năng đáp ứng miễn dịch cao sau khi tiêm đủ liều.

Tất cả các loại vắc xin dại hiện tại đều an toàn, cho đến nay, thế giới vẫn chưa ghi nhận những biến cố bất lợi nghiêm trọng nào sau tiêm chủng vắc xin dại.

5. Lịch tiêm vắc xin dại
Phác đồ tiêm phòng dại trước khi phơi nhiễm (chưa bị cắn)

Tiêm ngừa cơ bản: Tiêm bắp 3 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 7 và 28.

Tiêm vắc xin dự phòng dại khi xác định có phơi nhiễm:

  • Phác đồ tiêm bắp:
  • Người chưa tiêm dự phòng: tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.
  • Người đã tiêm dự phòng trước hoặc sau phơi nhiễm ít nhất 3 mũi vắc xin dại nuôi cấy trên tế bào: tiêm 2 liều vào ngày 0 và 3.
  • Phác đồ tiêm trong da:
  • Người chưa tiêm dự phòng: tuân thủ phác đồ “2-2-2-2”: Hai mũi tiêm trong da vào 2 vị trí khác nhau vào các ngày 0, 3, 7, 28.
  • Người đã tiêm dự phòng: tiêm 0.1ml vào các ngày 0 và 3.

Đặt hẹn khám

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn:

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Ngày khám
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn: