Viêm khớp háng: Nguyên nhân gây bệnh và điều trị - T-Matsuoka

Tin tức

Viêm khớp háng: Nguyên nhân gây bệnh và điều trị

05/04/2023
Copied!

Viêm khớp háng là tình trạng khớp háng bị tổn thương, cơn đau lan xuống bộ phận khác, gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh.

Chứng viêm khớp háng là một loại bệnh khá phổ biến, thường được phát hiện ở người lớn tuổi. Trong trường hợp không điều trị kịp thời và đúng cách, viêm khớp háng có khả năng gây tàn phế cho bệnh nhân.

Nguyên nhân gây viêm khớp háng

Căn bệnh này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Bước vào thời kỳ cao tuổi, xương khớp càng bị lão hóa, dẫn tới nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó có viêm khớp háng. Viêm khớp háng cũng có thể do chấn thương, chẳng hạn như trong các hoạt động lao động hàng ngày, hoạt động thể thao, tai nạn,… làm ảnh hưởng trực tiếp tới phần xương khớp, trong khi đó phần khớp háng lại là khu vực được cho là tác động nhiều nhất.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người béo phì có nguy cơ mắc viêm khớp háng cao. Việc thừa cân gây tăng áp lực lên khớp háng, dẫn đến nguy cơ mắc viêm khớp háng tăng lên.

Bước vào thời kỳ cao tuổi, xương khớp càng bị lão hóa, dẫn tới nhiều loại bệnh khác nhau

 

Trong một số trường hợp ít gặp, nguyên nhân gây viêm khớp háng có thể do di truyền khiếm khuyết về sụn khớp háng, hoặc khớp háng thường xuyên phải chịu áp lực quá nặng từ các công việc hàng ngày. Tất cả những yếu tố này đều có thể gây tăng nguy cơ mắc viêm khớp háng.

Biểu hiện của bệnh

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng của viêm khớp háng sẽ khác nhau. Nếu bệnh là do lão hóa hoặc rối loạn tự miễn, dấu hiệu viêm khớp háng thường khởi phát chậm và rất khó nhận biết. Ngược lại, nếu bệnh là do chấn thương hoặc nhiễm khuẩn, thì bệnh viêm khớp háng có thể phát triển đột ngột và dễ dàng nhận biết hơn.

Các triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Cơn đau háng diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội, cứng khớp háng sau khi ngồi quá lâu hoặc ngủ dậy vào buổi sáng, và người bệnh không thể di chuyển ngay được mà phải nắn bóp một lúc.
  • Cảm giác đau có thể lan từ háng lên mông, đùi, hông, và khớp hông có thể sưng và đau. Người bệnh có thể cảm thấy đau xương chậu khi ngồi xổm.
  • Xuất hiện âm thanh lạo xạo như khô khớp phát ra từ khớp háng. Thường xuyên bị mỏi, tê cứng khi vận động hay co duỗi khớp háng và cảm thấy đau nhói khi xoay người, gập người hay dạng háng. Tình trạng này thường hết đau khi nghỉ ngơi.

Bước sang giai đoạn sau của bệnh, các cơn đau xuất hiện dày đặc khi thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi sang đứng hay khi di chuyển nhiều, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, cơn đau có thể xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa.

Hướng dẫn điều trị

  • Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân, các chuyên gia y tế sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị bao gồm việc sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau giúp giảm thiểu các triệu chứng đau nhức khớp háng. Tuy nhiên, các loại thuốc này có tác dụng phụ, vì vậy người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của các chuyên gia y tế.
  • Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể được điều trị bằng vật lý trị liệu như bấm huyệt, xoa bóp, nhiệt trị liệu hoặc laser để cải thiện sự tuần hoàn máu và giảm các triệu chứng đau nhức khớp háng do viêm hoặc tổn thương khác.
  • Nếu khớp háng bị hư hại nghiêm trọng hoặc xương đùi bị biến dạng, phương pháp phẫu thuật thay khớp có thể được áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được sử dụng trong trường hợp nặng, khi không thể di chuyển, và nếu trễ giải phẫu, người bệnh có thể bị tàn phế.
Bệnh nhân còn có thể được điều trị bằng vật lý trị liệu để cải thiện tuần hoàn máu.

 

Kết luận
Để hạn chế và phòng ngừa các cơn đau, người bệnh có thể thực hiện những bài tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày và bổ sung canxi từ các thực phẩm như tôm, ốc, cua, dầu cá và sữa. Tuy nhiên, cân nặng cũng cần được kiểm soát tốt, vì nếu béo phì, trọng lượng cơ thể lên khớp háng sẽ tăng cao hơn.

Ngoài ra, để phục hồi và giảm đau, người bệnh cần nghỉ ngơi và hạn chế các hoạt động như đi bộ đường dài, tham gia các môn thể thao nặng hoặc leo cầu thang. Thời gian làm việc cũng nên được sắp xếp hợp lý và tránh các hoạt động tăng áp lực lên khớp háng. Nên luyện tập các bộ môn có cường độ nhẹ như yoga, bơi lội để cải thiện sức khỏe xương khớp.

Đặt hẹn khám

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn:

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Ngày khám
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn: