Ung thư tuyến giáp: Hướng dẫn sống chung với bệnh - T-Matsuoka

Tin tức

Ung thư tuyến giáp: Hướng dẫn sống chung với bệnh

12/04/2023
Copied!

Ung thư tuyến giáp ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của bệnh nhân, vì thế người bệnh thường đặt ra câu hỏi làm sao để sống chung với bệnh.

Việc điều trị ung thư tuyến giáp có thể bao gồm loại bỏ hoặc tiêu diệt khối u. Tuy nhiên, nhiều người sau khi hoàn thành điều trị vẫn lo lắng về khả năng tái phát của bệnh. Điều này là phổ biến đối với những người từng mắc ung thư. Một số người khác có thể không được chữa khỏi hoàn toàn hoặc ung thư có thể tái phát ở các bộ phận khác của cơ thể. Những người này cần điều trị bằng hóa chất, xạ trị hoặc các phương pháp khác để kiểm soát bệnh trong thời gian dài.

Dưới đây là một số điều quan trọng cần lưu ý đối với những người đã từng hoặc đang bị mắc ung thư tuyến giáp.

Theo dõi sau điều trị ung thư tuyến giáp

Sau khi hoàn thành điều trị , người bệnh cần tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe của mình một cách chặt chẽ. Điều này đòi hỏi người bệnh thường xuyên đến các cuộc hẹn tái khám theo lịch đặt ra bởi bác sỹ. Trong các cuộc tái khám này, bác sỹ sẽ kiểm tra các triệu chứng, tiến hành khám bệnh và yêu cầu một số xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm hình ảnh như siêu âm hoặc xạ hình. Việc này giúp kiểm tra xem liệu ung thư có tái phát hoặc lan rộng hay không, đồng thời phát hiện và giải quyết các tác dụng phụ có thể xảy ra sau điều trị.

Sau khi hoàn thành điều trị , người bệnh cần tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe của mình một cách chặt chẽ.

 

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp đều có tác dụng phụ, một số kéo dài trong vài tuần đến vài tháng và một số kéo dài lâu hơn. Tác dụng phụ có thể xuất hiện ngay sau khi kết thúc điều trị hoặc sau nhiều năm. Vì vậy, người bệnh cần thông báo cho bác sỹ về bất kỳ triệu chứng hoặc vấn đề sức khỏe nào mới xuất hiện để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Điều này rất quan trọng vì ung thư tuyến giáp có thể tái phát ngay cả sau 10-20 năm kể từ khi kết thúc điều trị.

Việc theo dõi và tái khám định kỳ giúp người bệnh đạt được sức khỏe ổn định sau điều trị. Đồng thời, đây là thời gian để họ thảo luận và hỏi bác sỹ về bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến sức khỏe và mối quan tâm của mình.

Hỏi bác sỹ về kế hoạch chăm sóc sau điều trị

Kế hoạch này có thể bao gồm các mục sau đây:

  • Lịch trình định kỳ tái khám và thực hiện các xét nghiệm liên quan.
  • Danh sách các tác dụng phụ của điều trị có thể xuất hiện muộn hoặc kéo dài, kèm theo các hướng dẫn về cách theo dõi và khi nào cần liên hệ với bác sỹ.
  • Lịch trình cho các xét nghiệm khác mà người bệnh có thể cần, chẳng hạn như xét nghiệm sàng lọc ung thư hoặc xét nghiệm phát hiện các tác dụng phụ lâu dài của bệnh hoặc điều trị.
  • Hướng dẫn về chế độ ăn và hoạt động thể chất có thể giúp người bệnh cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ tái phát ung thư.
  • Tạo lịch/nhắc hẹn cho các buổi tái khám với cơ sở y tế để theo dõi tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Giữ lại thẻ bảo hiểm y tế và thẻ ra viện

Duy trì bảo hiểm y tế là rất quan trọng ngay cả sau khi điều trị đã kết thúc. Khám bác sĩ và xét nghiệm tương đối tốn kém, và mặc dù ai cũng muốn tránh bệnh ung thư tái phát, điều này vẫn có khả năng xảy ra. Người bệnh có thể được tái khám bởi một bác sỹ mới không biết chi tiết về bệnh sử của họ, vì vậy giữ lại thẻ ra viện và/hoặc Giấy trích sao hồ sơ để cung cấp thông tin chi tiết về chẩn đoán và điều trị của người bệnh rất quan trọng.

Giảm nguy cơ bệnh tiến triển hoặc tái phát

Người bệnh ung thư tuyến giáp thường quan tâm đến việc giảm nguy cơ tái phát hoặc phát triển ung thư thông qua việc tập thể dục, ăn kiêng hoặc dùng thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng rõ ràng về hiệu quả của những phương pháp này.

Để giảm nguy cơ ung thư tái phát, việc thực hiện các thói quen lành mạnh như không hút thuốc, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên và giữ cân nặng lý tưởng là rất quan trọng. Chúng ta đều biết rằng những thay đổi này sẽ có tác động tích cực tới sức khỏe chung và giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư.

Để giảm nguy cơ ung thư tái phát, việc thực hiện các thói quen lành mạnh rất quan trọng

 

Về thực phẩm chức năng

Đến thời điểm hiện tại, chưa có bằng chứng nào cho thấy rằng bất kỳ thực phẩm chức năng nào (bao gồm vitamin, khoáng chất và các sản phẩm thảo dược) có thể giảm nguy cơ tiến triển hoặc tái phát ung thư tuyến giáp. Tại Hoa Kỳ, các thực phẩm chức năng không được quản lý như các loại thuốc, và không yêu cầu chứng minh về hiệu quả (hoặc an toàn) trước khi được phân phối.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất chỉ được quảng cáo tác dụng của sản phẩm trong một giới hạn nhất định. Nếu người bệnh đang tính đến việc sử dụng thực phẩm chức năng, họ nên thảo luận với bác sỹ để tìm hiểu loại sản phẩm nào có thể sử dụng một cách an toàn và tránh những sản phẩm có thể có hại.

Trường hợp bệnh tái phát

Khi ung thư tuyến giáp tái phát sau một thời gian điều trị, sự lựa chọn các phương pháp điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí tái phát, phương pháp điều trị trước đó, tình trạng sức khỏe hiện tại và mong muốn của người bệnh. Các phương pháp có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, điều trị đích hoặc sự kết hợp của các phương pháp này.

Đặt hẹn khám

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn:

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Ngày khám
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn: