Tin tức

Tiểu đường: 6 bí quyết để giữ khỏe mạnh

22/03/2023
Copied!

Đối với người bệnh tiểu đường, cần duy trì chế độ ăn lành mạnh, tiêm, uống thuốc đầy đủ, đo đường huyết thường xuyên, liên hệ bác sĩ khi mệt. Với người bình thường, thoải mái trong chế độ ăn uống, sinh hoạt ít gây ảnh hưởng sức khỏe. Nhưng người bệnh tiểu đường có thể gặp nguy cơ rối loạn đường huyết, phải nhập viện cấp cứu nếu có những thay đổi nhỏ về lối sống hoặc lơ là điều trị.

Dưới đây là 6 điều người bệnh tiểu đường cần lưu ý, gồm:

Duy trì chế độ ăn lành mạnh

Chế độ ăn có ảnh hưởng rất lớn đến đường huyết. Để duy trì chỉ số này ổn định, người bệnh chỉ nên ăn vừa phải các món ăn nhiều tinh bột như cơm. Ngoài ra, nên tăng cường bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ như rau xanh, củ quả. Các đồ ăn như bánh kẹo, sô cô la cần tránh xa. Nếu cảm thấy muốn ăn nhiều hơn bình thường, người bệnh nên tiêm tăng khoảng 2 đơn vị insulin trước bữa ăn đó.

Quan trọng hơn, người bệnh cần ăn đúng giờ, đủ số bữa để việc uống thuốc hạ đường huyết hoặc tiêm insulin được duy trì.

Bệnh nhân cần ăn đúng giờ, đủ số bữa để việc uống thuốc hạ đường huyết hoặc tiêm insulin được duy trì.

 

Đảm bảo thói quen vận động, tập thể dục

Lối sống lành mạnh kết hợp giữa thể dục thể thao và chế độ ăn là nền tảng của mọi phác đồ điều trị tiểu đường. Để đảm bảo sức khỏe, người bệnh không ngồi quá 30 phút. Nên duy trì thói quen làm việc nhà như nấu ăn, quét dọn, chăm cây. Ngoài ra, các hoạt động như tập thể thao, đi bộ, chạy, leo cầu thang… cũng cần được xây dựng để thành thói quen

Tiêm và uống thuốc đầy đủ, đúng giờ

Dùng thuốc tiểu đường đầy đủ, đúng giờ là yếu tố tiên quyết để giữ đường huyết ở mức cho phép. Từ đó giúp người bệnh tránh được các biến chứng tiểu đường.

Để tránh trường hợp quên uống thuốc hoặc dùng thuốc không đúng giờ, người bệnh nên giữ thói quen sinh hoạt theo một lịch cố định. Ngoài ra họ có thể đặt lịch nhắc uống thuốc trên điện thoại để không bị quên. Bên cạnh đó, nên để tất cả thuốc cần uống đủ dùng trong ít nhất một ngày vào một chiếc túi và luôn mang theo khi ra khỏi nhà. Ngoài ra, các thuốc điều trị tăng huyết áp hay mỡ máu, thuốc tim mạch… cũng rất quan trọng và người bệnh bắt buộc phải được dùng đủ, đúng giờ.

Dùng thuốc tiểu đường đầy đủ, đúng giờ là yếu tố tiên quyết để giữ đường huyết ở mức cho phép

 

Đo đường huyết thường

Biến chứng tiểu đường chủ yếu do lượng đường huyết cao gây ra. Mức đường huyết cần đạt trước các bữa ăn là từ 4,4 – 7,2 mmol/L và sau ăn là dưới 10,0 mmol/L. Tuy nhiên, chỉ khi đường huyết rất cao (thường > 19,5 mmol/L) hoặc rất thấp (< 4,0 mmol/L) thì người bệnh mới có các triệu chứng như mệt, đái nhiều, khát nước…

Việc đo đường huyết thường xuyên cần được ưu tiên, ít nhất 1-2 lần mỗi ngày, ưu tiên đo vào trước các bữa ăn – cũng là trước khi uống thuốc hoặc tiêm insulin để biết đường huyết có tốt không, có cần tăng hay giảm liều không. Ngoài ra, bất cứ khi nào ăn nhiều hoặc thấy mệt, đói hay bị rối loạn tiêu hóa… thì cũng cần đo đường huyết ngay.

Ngủ đúng giờ

Ngủ muộn hoặc mất ngủ là yếu tố làm đường huyết cao và dao động. Tuy nhiên, tình trạng thức khuya, ngủ muộn lại rất phổ biến ở mọi người, trong đó có nhiều người bệnh tiểu đường. Trong quá trình thức khuya có thể khó tránh khỏi việc ăn khuya, dẫn đến sáng hôm sau bỏ ăn sáng và quên uống thuốc.

Vì lý do nêu trên, người bệnh tiểu đường nên ngủ, thức đúng giờ.

Người bệnh tiểu đường nên ngủ, thức đúng giờ.

 

Ngay khi có những biểu hiện dưới đây, người bệnh tiểu đường cần liên lạc ngay với bác sĩ điều trị hoặc nhập viện sớm: Nôn liên tục trong vòng trên 6 giờ (vì có nguy cơ cao bị mất nước); đường huyết cao trên 15,0 mmol/L liên tục trong 24 giờ; nghi ngờ bị nhiễm toan ceton như nôn, đau bụng, thở nhanh và hơi thở có mùi hoa quả thối; rối loạn ý thức; ngộ độc thức ăn; sốt; mệt nhiều nhưng không biết nguyên nhân.

Đặt hẹn khám

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn:

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Ngày khám
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn: