Address:

Trụ sở:

Tòa nhà VJM 154 Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Hotline:

0909 458 666

Tác dụng phụ của xạ trị cần biết

Tháng Tư 20, 2023

Do xạ trị là một phương pháp điều trị cục bộ nên tác dụng phụ của nó cũng thường giới hạn ở những khu vực được xạ.

Luôn có một số tác dụng phụ khi thực hiện xạ trị; tùy thuộc vào loại bệnh ung thư, vùng trên cơ thể tiếp nhận xạ trị mà các tác dụng phụ khác nhau có thể xảy ra. Nhiều tác dụng phụ có thể được điều trị. Tuy không phải tất cả các tác dụng phụ dưới đây đều chắc chắn sẽ xảy ra, bác sĩ xạ trị sẽ tư vấn dựa trên tình trạng bệnh ung thư cụ thể cũng như tình trạng sức khỏe của từng cá nhân.

Mệt mỏi

Xạ trị có thể phá hủy cả các tế bào khỏe mạnh cũng như tế bào ung thư. Mức độ mệt mỏi thường gia tăng khi điều trị tiếp tục. Sự căng thẳng vì bệnh tật và việc di chuyển hàng ngày để điều trị có thể làm cho tình trạng mệt mỏi trở nên tồi tệ hơn.

Do đó, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và được hỗ trợ tâm lý, có thể kết hợp với các hoạt động nhẹ nhàng hoặc bài tập thể dục để giảm bớt căng thẳng. Điều này giúp duy trì tinh thần thoải mái cho bệnh nhân.

tac-dung-phu-cua-xa-tri-1

Xạ trị có thể phá hủy cả các tế bào khỏe mạnh cũng như tế bào ung thư, từ đó gây mệt mỏi

Các vấn đề về da

Sau khi được điều trị bằng bức xạ, da ở khu vực điều trị có thể trông đỏ, mẫn cảm, sưng, nổi mụn nước, cháy nắng hoặc rám. Sau một vài tuần, da của bệnh nhân có thể trở nên khô, ngứa, phát ban, đỏ, sẫm màu, phồng rộp, nứt… điều này đôi khi được gọi là viêm da do xạ.

Do đó, bệnh nhân cần bảo vệ vùng da bị tổn thương, tránh cọ sát, gãi… Nếu cần sử dụng bất kỳ sản phẩm nào trên da, cần được sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ. Nên tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời càng nhiều càng tốt. Nếu cần phải ra ngoài, hãy đội mũ và mặc quần áo bảo vệ da.

Đối với miệng và họng

Các tác dụng phụ ngắn hạn của xạ trị ở khu vực đầu và cổ có thể là viêm miệng, khô miệng và mất vị giác do tổn thương các tuyến nước bọt và các nhú vị giác bên trong miệng.

Vùng đầu và cổ được xạ trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của răng. Vì vậy, chăm sóc răng miệng để phòng ngừa triệu chứng là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị.

Giữ vệ sinh răng miệng là yếu tố quan trọng để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nếu miệng bắt đầu đau, bệnh nhân có thể được kê đơn thuốc làm tê miệng hoặc giảm đau. Nên uống thuốc trước bữa ăn để giúp bệnh nhân dễ dàng hơn khi ăn, vì dinh dưỡng tốt rất quan trọng đối với bệnh nhân ung thư.

Đối với não

Xạ trị trên một vùng lớn ở trong não đôi khi có thể gây ra thay đổi chức năng của não, dẫn đến mất trí nhớ, giảm ham muốn tình dục hoặc khó chịu trong khí hậu lạnh. Ngoài ra, cũng có thể xảy ra các triệu chứng như buồn nôn, loạn thị giác và chóng mặt. Tuy nhỏ hơn so với các triệu chứng do u não gây ra, nhưng chúng vẫn có thể gây khó chịu cho người bệnh.

Đối với phổi

Khi xạ trị ở vùng ngực, phổi có thể bị ảnh hưởng. Một thay đổi sớm có thể xảy ra là giảm lượng surfactant, một chất có trong phổi giúp duy trì đường dẫn khí thông thoáng. Việc giảm surfactant làm cho phổi không thể mở rộng đầy đủ, dẫn đến thở ngắn và ho. Những triệu chứng này có thể được điều trị bằng corticoid. Tùy thuộc vào vị trí của xạ trị, một số bệnh nhân cũng có thể gặp khó khăn trong việc nuốt.

Một tác dụng phụ khác có thể xảy ra khi xạ trị ở phổi là xơ hóa phổi, tức là sự cứng hoặc hình thành sẹo trong phổi, làm giảm khả năng mở rộng và co lại của phổi. Nếu một diện tích lớn của phổi tiếp xúc với phóng xạ, những thay đổi này có thể dẫn đến thở ngắn và khó thích nghi với hoạt động thể lực. Hiện tượng này có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm sau khi hoàn tất điều trị.

Ống tiêu hóa

Xạ trị ở vùng ngực và bụng có thể gây ra phù nề và viêm trong thực quản, dạ dày, hoặc ruột, dẫn đến các triệu chứng như đau, buồn nôn, nôn, hoặc tiêu chảy. Các thuốc kháng acid, đôi khi được kết hợp với thuốc tê như lidocaine, có thể giúp giảm đau trong các vùng thực quản bị viêm.

Triệu chứng nôn và buồn nôn cũng có thể được điều trị bằng thuốc. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể cần phải được truyền dịch qua tĩnh mạch để ngăn ngừa hoặc điều trị tình trạng mất nước. Tiêu chảy có thể được điều trị bằng thuốc và cần tránh những thực phẩm có gia vị, được chiên, hoặc có độ xơ cao.

tac-dung-phu-cua-xa-tri-2

Xạ trị ở vùng ngực và bụng có thể gây ra phù nề và viêm, dẫn đến buồn nôn, nôn, hoặc tiêu chảy

Đối với cơ quan sinh dục

Khả năng sinh sản

Ở nam giới: Xạ trị ở tinh hoàn có thể gây mất khả năng sản xuất tinh trùng vĩnh viễn. Tuy nhiên, trừ khi ung thư xuất hiện trực tiếp ở tinh hoàn, thì thường bộ phận này sẽ được bảo vệ khỏi tác động của phóng xạ nhờ một lớp bảo vệ che chắn.

Ở nữ giới: Bảo vệ buồng trứng khi xạ trị ở vùng bụng khó hơn. Nếu cả hai buồng trứng đều tiếp xúc với phóng xạ, bệnh nhân có thể mất khả năng sinh sản và chịu tác động của mãn kinh sớm vĩnh viễn. Tuy nhiên, việc tránh xạ trị ở một trong hai buồng trứng có thể giúp ngăn ngừa tác dụng phụ này.

Giảm chức năng tình dục ở nữ giới khi xạ trị

Xạ trị ở vùng chậu có thể làm cho niêm mạc âm đạo trở nên nhạy cảm và viêm trong suốt vài tuần sau khi điều trị. Khi lành, nó có thể để lại sẹo gây trở ngại cho khả năng giãn dãn của âm đạo. Niêm mạc âm đạo cũng có thể trở nên mỏng hơn, dẫn đến chảy máu nhẹ sau quan hệ. Một số bệnh nhân có thể gặp loét hoặc điểm đau nhỏ ở âm đạo. Thường cần mất vài tháng sau điều trị để khu vực này có thể lành lại.

Giảm chức năng tình dục ở nam giới khi xạ trị

Xạ trị ở khung chậu có thể gây tổn thương cho các động mạch và dây thần kinh cung cấp cho dương vật, dẫn đến các vấn đề về cương dương. Đặc biệt, khi liều xạ trị càng cao và vùng xạ trị ở khung chậu càng rộng, nguy cơ gặp rắc rối về cương dương càng tăng.

Ung thư thứ phát

Một số trường hợp bị bệnh bạch cầu có thể liên quan đến tiếp xúc với phóng xạ trong quá khứ. Thường thì bệnh xuất hiện trong vòng vài năm sau tiếp xúc, với nguy cơ cao nhất diễn ra từ 5 đến 9 năm sau tiếp xúc, sau đó giảm dần. Tuy nhiên, các loại ung thư khác sau tiếp xúc phóng xạ cần một khoảng thời gian lâu hơn mới có thể xuất hiện, ví dụ như ung thư vú hoặc phổi. Thường thì chúng không xuất hiện trong vòng ít nhất 10 năm sau tiếp xúc phóng xạ, thậm chí một số trường hợp còn được chẩn đoán sau 15 năm.

    Đặt hẹn khám

    Phone