T-Matsuoka triển khai tiêm vắc-xin HPV loại 4 chủng và 9 chủng từ 20/6/2023 - T-Matsuoka

Tin tức

T-Matsuoka triển khai tiêm vắc-xin HPV loại 4 chủng và 9 chủng từ 20/6/2023

17/06/2023
Copied!

1. HPV là nguyên nhân chính ung thư cổ tử cung
HPV cũng là nguyên nhân gây ung thư hậu môn, ung thư trực tràng, ung thư vòm họng, bệnh xảy ra ở cả nam và nữ. Riêng nam giới, HPV còn gây nên ung thư dương vật, ung thư tiền liệt tuyến. Có tới 80% phụ nữ quan hệ tình dục bị nhiễm HPV trong cuộc đời. Một nghiên cứu ở TP HCM cho thấy, khoảng 11% phụ nữ đã quan hệ tình dục xét nghiệm phát hiện HPV dương tính, trong đó hơn 9% mắc chủng HPV có nguy cơ ung thư cao. Trong quá trình nhiễm HPV, có thể chúng ta hoàn toàn không nhận biết được và sau khi lây nhiễm cũng không hề có biểu hiện gì, nên nhiều người quan hệ tình dục với người bị dương tính với HPV nhưng không hề hay biết.

HPV thường được biết đến là một loại virus gây bệnh phổ biến ở nữ giới. Tuy nhiên, thực tế xác suất nhiễm HPV trung bình trong đời ở nam giới ước tính lên đến 91%, cao hơn hẳn so với con số ở nữ giới là 85%.

HPV là loại virus DNA nhỏ nhất được biết đến cho tới nay, có hình tròn giống như một quả bóng. Nhiều người nhầm tưởng HPV chỉ có 1 chủng duy nhất nhưng trong thực tế, HPV có tới hơn 200 chủng, khoảng 40 trong số đó dễ dàng gây bệnh cho người, tùy theo mức độ hung dữ của từng chủng có thể chia thành nhóm gây ung thư và nhóm không gây ung thư. Nhóm gây ung thư: gồm các chủng nguy cơ cao nhất 16 và 18; các chủng có nguy cơ thấp hơn như 6, 11, 31, 33, 45, 52, 58…

Việc nhiễm dai dẳng một số chủng HPV nguy cơ cao có thể dẫn đến mắc các bệnh lý ung thư sinh dục nguy hiểm. Tính trên toàn thế giới, HPV gây ra gần 1/20 các căn bệnh ung thư ở cả nam và nữ (630.000 ca mắc mới mỗi năm), trong đó tỷ lệ ở nữ là 8,6% các ca ung thư được gây ra bởi HPV.

2. Virus HPV lây nhiễm qua hình thức nào?
HPV lây lan qua tiếp xúc da kề da. Virus HPV “thích” các tế bào biểu mô. Da và niêm mạc của con người được bao phủ bởi một lớp tế bào biểu mô mỏng (niêm mạc thực chất là màng nhầy, che phủ mặt trong hốc mũi, mặt trong đường hô hấp, mặt trong khoang miệng và ống tiêu hoá).

Đường xâm nhập của HPV là phần da hoặc niêm mạc bị tổn thương, ngay cả những tổn thương nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy cũng sẽ là cơ hội cho virus tấn công. Tại bề mặt da, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, gió thổi, nhiệt độ nóng lạnh, đều có thể gây ra nhiều những tổn thương nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy. Niêm mạc cũng vậy, khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, đường miệng hay là hậu môn, rất dễ bị trầy xước. Qua vết trầy xước đó thì các hành vi tiếp xúc giữa da/niêm mạc đều có thể lây truyền HPV.

HPV là vi rút DNA nhỏ nhất, da và niêm mạc của người có rất nhiều lối vào và đó là hai lí do để HPV phổ biến đến mức như cảm lạnh.

Virus HPV không vào máu, vì vậy xét nghiệm máu không thể phát hiện ra HPV.

 

3. Các vấn đề sức khỏe khi HPV xâm nhập
Sau khi thâm nhập vào cơ thể, virus HPV sinh sôi nhanh chóng.

Trường hợp 1, khi hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt, virus HPV sẽ bị tiêu diệt và mất khoảng 2 năm để cơ thể tiêu diệt được số virus HPV này. Có 95% số chủng virus HPV được tiêu diệt theo cách này. Trong trường hợp này cơ thể không cảm nhận được bất cứ dấu hiệu bất thường nào và có thể không biết mình đã từng nhiễm HPV.

Trường hợp thứ 2 xảy ra với 5% số chủng virus HPV còn lại. Hệ miễn dịch bị suy giảm. Số lượng virus HPV quá nhiều sẽ thể hiện trên xét nghiệm là dương tính với HPV. Virus khi ấy ngay lập tức tấn công mạnh hơn và sinh ra mụn cóc, sùi mào gà, hậu quả cuối cùng là bị ung thư.

Như vậy kết luận là, khoảng 90% các trường hợp nhiễm HPV sẽ tự khỏi sau 2 năm và không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Nhưng đôi khi nhiễm trùng HPV không biến mất mà có thể khiến người bệnh gặp tình trạng mụn cóc sinh dục hoặc một số loại ung thư. Tuy đều là HPV song các loại virus gây ra mụn cóc sinh dục không giống như những loại có thể dẫn đến ung thư.

 

4. Làm thế nào để không bị HPV?
a. Tiêm vắc-xin HPV
Tiêm vắc-xin HPV là cách giảm nguy cơ bị nhiễm virus an toàn và hiệu quả. Để vắc-xin HPV phát huy hiệu quả tối đa, nên tiêm trước khi có tiếp xúc với virus. CDC khuyến nghị tất cả bé trai và gái nên tiêm 2 liều vắc-xin HPV ở độ tuổi 11 – 12, hoặc có thể bắt đầu sớm nhất từ lúc 9 tuổi. Ngoài ra, nam và nữ trước 26 tuổi nên tiêm vắc-xin nếu chưa được chủng ngừa trước đây. Từ năm 2018, FDA đã công nhận tiêm vaccine HPV cho cả đối tượng từ 27 đến 45 tuổi.

Lưu ý: Phụ nữ mang bầu không nên tiêm vaccine HPV. Những người đang mắc HPV cũng không nên tiêm vaccine.

 

b. Quan hệ tình dục an toàn
Tức là tình dục chung thủy, dùng các biện pháp phòng tránh như bao cao su, màng ngăn âm đạo, màng chắn miệng. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ như tắm rửa hàng ngày, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục, không sử dụng chung khăn tắm, không mặc chung quần áo đặc biệt là đồ lót với những người đang mắc bệnh.

Nếu không may phát hiện nhiễm HPV, cần phải thay quần áo lót hàng ngày, khử trùng ở nhiệt độ cao, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, sử dụng chậu riêng, thay quần áo lót mỗi tháng.

Nâng cao sức đề kháng bằng cách để tinh thần vui vẻ thoải mái. Tinh thần rất quan trọng với hệ miễn dịch, mọi sự lo lắng, cáu giận hay sân si đều có nguy cơ bùng phát HPV.

Chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Không thức khuya, ngủ đủ giấc, đảm bảo giấc ngủ sâu, ngủ ngon. Đi bộ, chạy, hay tập thể dục là những biện pháp phòng và đẩy lùi HPV rất hiệu quả.

 

5. Có nên tiêm HPV hay không?
Các nhà khoa học đã tạo ra một lớp vỏ hình cầu giống hệt vỏ protein của HPV, được gọi là vaccine. Chỉ có vỏ và không có bất kì ADN nào của vi rút.

Vì có hình thái bề ngoài giống nhau, nên đối với hệ thống miễn dịch trong cơ thể thì vaccine HPV và virus HPV giống nhau.

Mà như đã nói ở trên, HPV cư trú ở lớp biểu mô, nơi không tiếp xúc trực tiếp với bất kì mạch máu nào. Mà các tế bào miễn dịch của cơ thể tồn tại trong máu, như vậy cho thấy vị trí mà virus HPV trú ngụ không tiếp xúc được với các tế bào miễn dịch, để các tế bào miễn dịch nhận ra và tiêu diệt virus. Chính vì vậy, mọi hoạt động sinh sôi nảy nở của virus đều diễn ra âm thầm mà không hề bị hệ thống miễn dịch chú ý tới. Chỉ khi số lượng virus quá nhiều, gây ra bất thường thì mới khiến hệ thống miễn dịch chú ý và có thể thành ung thư mà chúng ta không hề hay biết. Đó cũng là nguyên nhân người nhiễm HPV có nồng độ kháng thể trong máu rất thấp.

Nhưng vaccine HPV thì ngược lại, sau khi tiêm vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ lầm tưởng rằng virus HPV đang phát triển và xâm nhập vào máu. Ngay lập tức, hệ thống miễn dịch sẽ sản sinh các tế bào miễn dịch tấn công tiêu diệt virus, từ đó hình thành hệ thống phòng thủ đặc hiệu cho cơ thể.

Điều này chứng minh rằng: tiêm vắc xin rất có giá trị. Đồng thời cũng là câu trả lời cho việc có nên tiêm vaccine HPV hay không.

Đặt hẹn khám

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn:

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Ngày khám
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn: