Address:

Trụ sở:

Tòa nhà VJM 154 Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Hotline:

0909 458 666

Suy thận: Phương pháp điều trị cho từng giai đoạn

Tháng Năm 12, 2023

Suy thận có nhiều mức độ khác nhau, tùy từng giai đoạn mà có phương pháp điều trị cụ thể. Vậy có những mức độ nào và điều trị ra sao?

Các giai đoạn suy thận

Các giai đoạn suy thận chia thành 5 cấp độ. Triệu chứng và độ lọc cầu thận của các mức độ suy thận cũng sẽ thay đổi tương ứng. Cụ thể như sau:

Giai đoạn 1

Suy thận giai đoạn 1 là khi độ lọc cầu thận (GFR) vẫn ở mức bình thường hoặc cao hơn 90 ml/phút. Ở giai đoạn 1, người mắc thường không có triệu chứng nhận biết thận bị tổn thương nên bệnh khó được phát hiện. Thường nhận chẩn đoán khi kiểm tra tình trạng tiểu đường hoặc huyết áp cao.

Giai đoạn 2

Ở giai đoạn 2, thận bị tổn thương với GFR giảm nhẹ từ 60-89 ml/phút. Lúc này, người mắc cũng khó có thể nhận biết qua các triệu chứng thông thường. Nếu đi khám có thể phát hiện bệnh qua các chỉ số creatinin hoặc urê trong máu hay chụp cộng hưởng từ, chụp CT, siêu âm, chụp X-quang.

giai-doan-suy-than-1

Các giai đoạn suy thận chia thành 5 cấp độ khác nhau

Giai đoạn 3

Khi bị suy thận giai đoạn 3, thận sẽ tổn thương ở mức độ trung bình. Suy thận độ 3 được chia thành hai giai đoạn nhỏ hơn:

– Giai đoạn 3A: GFR là 45-59 ml/phút.

– Giai đoạn 3B: GFR là 30-44 ml/phút.

Lúc này, các chất thải có thể tích tụ trong máu gây ra tình trạng gọi là “urê huyết”. Suy thận giai đoạn 3 có thể xuất hiện các biến chứng như huyết áp cao, thiếu máu (thiếu tế bào hồng cầu). Người bệnh xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, giữ nước, sưng (phù) tứ chi và khó thở, thay đổi nước tiểu (có bọt, màu cam sẫm, nâu, màu trà hoặc đỏ nếu lẫn máu, đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường), đau lưng, khó ngủ do chuột rút.

Giai đoạn 4

Suy thận giai đoạn 4 có tổn thương thận tiến triển với GFR giảm nghiêm trọng xuống còn 15-30 ml/phút. Lúc này, chất thải tích tụ trong máu gây nhiễm độc niệu. Ở giai đoạn 4, người bị suy thận có thể xuất hiện các biến chứng như cao huyết áp, thiếu máu, bệnh tim mạch. Các triệu chứng suy thận giai đoạn 4 là mệt mỏi, giữ nước, phù tứ chi và khó thở, đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, chán ăn, khó tập trung,…

Giai đoạn 5

Suy thận giai đoạn 5 cũng chính là giai đoạn cuối với GFR từ 15 ml/phút trở xuống. Ở giai đoạn này, thận đã mất gần như toàn bộ chức năng. Các triệu chứng suy thận giai đoạn 5 bao gồm: Ăn không ngon; Buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu, mệt mỏi, ngứa, tiểu ít hoặc không có nước tiểu, chuột rút, ngứa ran ở tay hoặc chân, thay đổi màu da, tăng sắc tố da.

Phương pháp điều trị

Để điều trị suy thận có thể áp dụng một trong những phương pháp như dùng thuốc, lọc màng bụng, chạy thận, ghép thận. Cụ thể:

Sử dụng thuốc điều trị

Ở những giai đoạn đầu, người bệnh được kê đơn thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì huyết áp ổn định, từ đó duy trì chức năng thận. Thuốc ức chế men chuyển ACE và thuốc chẹn thụ thể ARB có thể giúp làm chậm sự tiến triển của suy thận ở cả người mắc bệnh tiểu đường không bị huyết áp cao.

Chạy thận nhân tạo

Chạy thận nhân tạo là phương pháp điều trị tại cơ sở y tế với sự trợ giúp của máy lọc máu. Khi đó, máu của bệnh nhân được làm sạch, loại bỏ chất độc hại thông qua màng nhân tạo gọi là quả lọc máu sau đó đưa trở lại cơ thể.

giai-doan-suy-than-2

Chạy thận nhân tạo giúp điều trị suy thận

Lọc màng bụng (PD)

Phương pháp lọc màng bụng là phương pháp sử dụng chính màng bụng của người bệnh làm màng lọc thay thế cho thận đã yếu, giúp lọc các chất chuyển hóa, nước – điện giải ra khỏi cơ thể, cân bằng nội môi. Lọc màng bụng có thể được thực hiện ở nhà hoặc tại nơi làm việc.

Ghép thận

Phương pháp này sử dụng thận của người khỏe mạnh hoặc người đã bị chết não hiến tặng. Ghép thận có thể thực hiện nhiều lần nếu thận ghép bị hỏng. Người bệnh phải dùng thuốc chống thải ghép suốt đời.

    Đặt hẹn khám

    Phone