Sa sút trí tuệ: Cách giảm 40% nguy cơ - T-Matsuoka
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Tra cứu hồ sơ

THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN

Tin tức

Sa sút trí tuệ: Cách giảm 40% nguy cơ

09/05/2023
Copied!

Ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm, không hút thuốc lá, tập thể dục, kiểm tra thính lực… có thể giúp não hoạt động tốt hơn, phòng sa sút trí tuệ sớm.

Sa sút trí tuệ không chỉ ảnh hưởng đến những người lớn tuổi mà còn có thể xảy ra ở người dưới 65 tuổi. Theo Lancet Public Health, rất khó để nhận biết một người có thể bị sa sút trí tuệ hay không. Tuy nhiên, một số thói quen trong lối sống có thể khiến sa sút trí tuệ dễ xảy ra hơn. Người thường xuyên ngủ quá ít (ít hơn sáu giờ một đêm), ăn thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo, dùng thịt đỏ nhiều, ngồi nhiều, hút thuốc lá hoặc uống rượu bia thường xuyên có nguy cơ sa sút trí tuệ. Uống bổ sung canxi cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng này.

Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu tại Đại học London (Anh) năm 2020, thay đổi 12 yếu tố nguy cơ có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn 40% trường hợp sa sút trí tuệ trên thế giới.

Có thể giảm nguy cơ bị bệnh nếu áp dụng lối sống lành mạnh

 

Dưới đây là những lưu ý cho người trưởng thành, nhất là từ 45 tuổi trở lên phòng ngừa hoặc làm chậm diễn tiến của chứng bệnh.

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và não bộ. Tuy nhiên, có nhiều người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm do mất ngủ, căng thẳng, công việc, nuôi con nhỏ hoặc chăm sóc người lớn tuổi… Người mắc các bệnh mạn tính hoặc gặp các vấn đề sức khỏe khác cũng gây mất ngủ, trằn trọc nhiều lần trong đêm. Theo tiến sĩ Hascalovici, những tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ cao hơn 30%.

Bỏ thuốc lá

Nhiều nghiên cứu cho thấy, hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, đột quỵ và suy giảm nhận thức. Tất cả đều liên quan đến tỷ lệ mắc chứng sa sút trí tuệ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 14% trường hợp mắc bệnh Alzheimer trên thế giới có liên quan đến hút thuốc lá. Bỏ thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc trì hoãn sự khởi phát bệnh.

Tập thể dục

Lối sống ít vận động góp phần gây ra huyết áp cao, tiểu đường và béo phì. Tập thể dục có thể giảm tỷ lệ mắc các bệnh này và giữ cho não khỏe mạnh. Lối sống năng động có thể tăng lưu lượng máu và oxy lên não, nhất là ở vùng hồi hải mã (nơi trí nhớ ngắn hạn được biến thành trí nhớ dài hạn). Vận động thường xuyên còn tốt cho não do có thể cải thiện giấc ngủ, kiểm soát căng thẳng và nguy cơ trầm cảm từ đó giảm nguy cơ bị bệnh.

Tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, cải thiện khả năng nhận thức.

 

Chăm lo thể chất để giảm nguy cơ sa sút trí tuệ

Khả năng nhận thức phụ thuộc vào sức khỏe thể chất. Huyết áp cao, tiểu đường và béo phì làm tăng đáng kể khả năng mắc sa sút trí tuệ. Chúng cũng là ba trong số các yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh để ngăn ngừa tình trạng này. Nếu muốn giảm nguy cơ mắc bệnh thì mỗi người cần chú ý chăm sóc sức khỏe thể chất. Chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh là những yếu tố quan trọng để hỗ trợ sức khỏe thể chất và nhận thức khi tuổi già đến.

Hạn chế nguy cơ sa sút trí tuệ bằng cách kiểm tra thính giác

Mất thính lực không được điều trị làm tăng nguy cơ mất trí nhớ. Theo nghiên cứu của Đại học London (Anh) đăng trên Lancet năm 2020, mất thính lực có liên quan đến các trường hợp mất trí nhớ. Người lớn bị mất thính lực có tốc độ suy giảm nhận thức nhanh hơn người lớn có thính giác bình thường.

Thính lực suy giảm đòi hỏi nguồn nhận thức bổ sung, dẫn đến hạn chế dự trữ nhận thức có sẵn cho trí nhớ. Điều này có thể làm thay đổi về chất và chức năng của não có thể đẩy nhanh chứng bệnh.

Đặt hẹn khám

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn:

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Ngày khám
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn: