Tin tức

Ruột kích thích: đồ uống tốt và không tốt

05/04/2023
Copied!

Nước ép, sinh tố từ quả mọng, rau bina, trà thảo mộc, nước lọc…, ít chất làm ngọt nhân tạo, không caffein; là những thức uống tốt cho người bị ruột kích thích.

Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng trực tiếp tới những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS). Một số đồ uống có thể kích thích tiêu hóa và làm trầm trọng thêm các triệu chứng, chẳng hạn như đồ uống có nhiều đường sữa, nhiều FODMAP (các loại carbohydrate chuỗi ngắn mà một số người không thể tiêu hóa được), nhiều caffein và chất làm ngọt nhân tạo… Dưới đây là một số loại đồ uống nên lựa chọn và cần hạn chế cho người bệnh.

Tránh nước ngọt
Nước ngọt có gas có thể gây đầy bụng. Loại đồ uống này thường chứa nhiều đường làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và bệnh tim. Tốt nhất, những người mắc hội chứng ruột kích thích nên tránh chất làm ngọt nhân tạo do hệ tiêu hóa nhạy cảm.

Hạn chế sữa
Nhiều người bị hội chứng ruột kích thích không dung nạp được sữa, nhất là sữa bò. Sữa bò là một trong những loại thực phẩm thuộc nhóm FODMAP – chứa các loại carbohydrate gây khó tiêu, lactose cao. Sữa đậu nành cũng không phải là lựa chọn tốt cho người mắc bệnh này vì có hàm lượng FODMAP cao. Người bệnh có thể chọn sữa gạo, sữa hạnh nhân… để thay thế.

Sữa bò có thể gây khó tiêu cho một số người.

 

Tránh rượu bia
Bia rượu kích thích tiêu hóa nên người bị triệu chứng ruột kích thích nên tránh. Tuy nhiên, có thể uống cocktail với lượng. Đồ uống trái cây có chỉ số FODMAP cao cũng nên được hạn chế.

Chọn trà
Trà ấm từ các loại thảo mộc như bạc hà, hoa cúc, thì là… là lựa chọn có lợi cho người mắc bệnh này. Người bệnh nên dùng trà đã khử caffein nếu nhận thấy caffein gây kích ứng hệ tiêu hóa. Trữ một bình trà đá tự làm trong tủ lạnh để uống dần giúp cung cấp nước cho cơ thể.

Khi ăn uống ở ngoài, người bệnh nên chọn trà đá không đường sẽ tốt cho sức khỏe hơn. Nếu trà quá loãng và chưa quen, bạn có thể thêm một chút đường. Lượng đường thấp không gây ra các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Đồ uống nóng như cà phê, chocolate… nên thưởng thức với mức độ vừa phải.

Dùng đồ uống chứa lợi khuẩn
Đồ uống lên men có thể giúp cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột và giảm các triệu chứng. Kombucha là một loại trà lên men mà người bị ruột kích thích có thể sử dụng nhưng nên lưu ý cho ít đường. Kefir là thức uống lên men từ sữa. Tuy nhiên, quá trình lên men đã loại bỏ phần lớn đường lactose nên không ảnh hưởng đến những người không dung nạp được sữa. Các loại đồ uống làm từ sữa chua cũng tốt cho sức khỏe nếu chúng không chứa nhiều đường.

Uống sinh tố và nước ép rau củ quả
Sinh tố xanh là thức uống pha trộn hỗn hợp các chất lỏng, rau và trái cây. Các loại rau xanh và trái cây có hàm lượng FODMAP thấp như rau bina, chuối, các loại quả mọng (trừ mâm xôi đen vì lượng FODMAP cao). Món sinh tố thêm một ít bơ hạt, dầu dừa, nửa quả bơ để có chất béo chống viêm lành mạnh. Hạt chia, hạt lanh xay cũng giúp giảm các triệu chứng ruột kích thích.

Thêm sữa hạnh nhân, sữa gạo, nước dừa, kefir… vào sinh tố cũng có lợi cho người bệnh.

Uống nước ép rau củ quả giúp cơ thể hấp thụ được chất dinh dưỡng và chất xơ hòa tan nhanh hơn, tốt cho người mắc hội chứng ruột kích thích.

Sinh tố, nước ép từ rau củ quả chứa nhiều chất xơ, tốt cho tiêu hóa.

 

Uống đủ nước lọc
Nước cũng cần thiết cho quá trình tiêu hóa và giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Uống đủ nước mỗi ngày cũng ngăn ngừa táo bón mạn tính, đặc biệt ở những người mắc hội chứng ruột kích thích. Uống nước thường xuyên, mang theo nước khi ra ngoài, thêm chanh, húng quế vào nước lọc… là cách để cơ thể được cung cấp đủ nước.

Đặt hẹn khám

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn:

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Ngày khám
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn: