Tin tức

Quan niệm không đúng về bệnh tiểu đường

06/04/2023
Copied!

Một số quan niệm không đúng về bệnh tiểu đường có thể kể đến như bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi, người bệnh không được ăn đường, không thể lái xe và vận động mạnh,…

Bệnh tiểu đường hay còn có tên gọi khác là đái tháo đường là một bệnh tự miễn dịch, trong đó các tế bào của tuyến tụy không sản xuất được insulin, cơ thể không đáp ứng tốt với insulin… Tiểu đường là căn bệnh có số lượng lớn những người mắc phải nhưng triệu chứng và cơ chế sinh bệnh lại khá phức tạp. Do đó, nhiều người có thể có những quan niệm không đúng về bệnh tiểu đường dẫn đến hiểu lầm trong cách phòng ngừa và điều trị.

Mắc bệnh tiểu đường do ăn nhiều đường
Những người có thói quen ăn nhiều đường, người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn người khác. Tuy nhiên, bản thân đường không phải là yếu tố liên quan đến căn bệnh này và không trực tiếp gây ra bệnh.

Ăn đường gây ra bệnh tiểu đường là quan niệm không đúng về bệnh.

 

Bệnh tiểu đường không nghiêm trọng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tiểu đường khiến 1,6 triệu người tử vong (năm 2016). Con số này đã tăng lên trong những năm gần đây. Không có cách chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Nếu tình trạng không được kiểm soát tốt, bệnh nhân có thể dẫn tới nhiều biến chứng như tổn thương thần kinh, tổn thương thận, mù lòa, các vấn đề về da và mắt.

Bệnh tiểu đường chỉ ảnh hưởng đến người béo phì
Thừa cân béo phì là yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường, tuy nhiên bệnh cũng có thể xảy ra ở người gầy. Ngược lại, quan niệm cho rằng béo phì luôn gây ra bệnh tiểu đường cũng là không đúng.

Người bệnh tiểu đường không được ăn đường
Bệnh nhân tiểu đường nên kiểm soát chế độ ăn uống của mình và đặc biệt là theo dõi lượng carbohydrate và lượng đường nạp vào cơ thể để cân bằng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, người bệnh không nên từ bỏ hoàn toàn đường trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Bệnh tiểu đường luôn dẫn đến mù lòa và phải đoạn chi
Một số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nếu không có kế hoạch kiểm soát và chữa trị sẽ rất dễ bị biến chứng ở mắt và các chi. Tuy nhiên, những hậu quả nghiêm trọng như mù lòa và cắt cụt chi là những trường hợp khá hiếm.

Người bệnh tiểu đường không nên lái xe
Không có bằng chứng nào cho thấy chẩn đoán bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn nên ngừng lái xe. Việc lái xe chỉ bị hạn chế nếu bệnh nhân bị hạ đường huyết nghiêm trọng hoặc có vấn đề về thể chất.

Tiền tiểu đường luôn dẫn đến bệnh tiểu đường
Tiền tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức trung bình, nhưng không đủ cao để được phân loại là bệnh tiểu đường. Nếu tiền tiểu đường không được điều trị, nó có thể phát triển thành bệnh tiểu đường. Thay đổi lối sống, hoạt động thể chất thường xuyên và chế độ ăn uống lành mạnh có thể ngăn ngừa tiền tiểu đường trở thành bệnh tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường không thể vận động
Mọi người thường được khuyên tập thể dục để ổn định lượng đường trong máu, góp phần quản lý bệnh tiểu đường. Tập thể dục còn là giải pháp giúp giảm cân và giảm huyết áp – hai yếu tố nguy cơ gây biến chứng tiểu đường.

Đặt lịch khám

    Đặt hẹn khám

      Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

      Họ và tên
      Số điện thoại
      Thời gian khám
      Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn:

      Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

      Họ và tên
      Số điện thoại
      Ngày khám
      Thời gian khám
      Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn: