Tin tức
1. Ung thư buồng trứng là gì?
Ung thư buồng trứng thường được biết tới là là căn bệnh phổ biến thường gặp ở nữ giới, thường xuất hiện ở độ tuổi tiền mãn kinh, nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở độ tuổi trẻ hơn. Đáng lo ngại, căn bệnh này tốc độ chuyển biến diễn ra âm thầm, triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người thường chủ quan bỏ qua, đến khi phát hiện ra thì bệnh đã trở nặng.
Trên thế giới, theo dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư buồng trứng là căn bệnh phổ biến thứ 7 ở phụ nữ trên toàn thế giới. Ở các nước phát triển, tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng của phụ nữ thường cao hơn so với các nước đang phát triển. Mỗi năm, ước tính có khoảng 295.000 phụ nữ trên thế giới được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng, gần 150.000 ca tử vong.
Tại Việt Nam, theo Báo cáo Quốc gia về Bệnh ung thư tại Việt Nam năm 2020, ung thư buồng trứng là một trong những loại ung thư phụ khoa phổ biến ở phụ nữ. Tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng tại Việt Nam đã tăng trong những năm gần đây. Trong năm 2020, ung thư buồng trứng chiếm khoảng 2,6% tổng số ca mắc ung thư ở nữ giới tại Việt Nam, ở Việt Nam mỗi năm có khoảng 1.200 ca mắc mới
2. Triệu chứng của ung thư buồng trứng
Thông thường, các triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư buồng trứng thường không rõ ràng nên dễ nhầm lẫn với triệu chứng của nhiều bệnh lý thường gặp khác. Việc nhận biết dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn sớm có nhiều lợi ích, một số dấu hiệu cảnh báo và triệu chứng của ung thư buồng trứng gồm:
- Đau vùng bụng và chậu: Thường xuất hiện những cơn đau nhói và kéo dài dai dẳng ở vùng bụng hay vùng chậu. Nếu xuất hiện triệu chứng này khi phụ nữ không trong chu kỳ kinh nguyệt, thì đó có thể là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo đến bạn.
- Đau vùng dưới thắt lưng: Đau lưng thì có nhiều nguyên nhân, nhưng nếu không phải do mắc bất kỳ căn bệnh nào liên quan đến xương khớp, dây chằng, loãng xương,… thì nên sớm đi kiểm tra.
- Khó tiêu, đầy hơi: Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, bị đầy hơi ngay cả khi chưa ăn gì thì nên đi khám ngay.
- Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón: đây thường là bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, nhưng cũng xuất hiện ở những bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng, nguyên nhân là do khối u đang bắt đầu to lên và tạo áp lực lên ruột, dạ dày.
- Thường xuyên đi tiểu do tăng áp lực đè ép vào bàng quang: Đi tiểu thường xuyên, nhiều hơn ba hoặc bốn lần trong một giờ đồng hồ, không kiềm chế được những cơn buồn tiểu có thể là một dấu hiệu khối u ở buồng trứng đang lớn dần gây ảnh hưởng tới bàng quang.
- Chảy máu âm đạo bất thường sau mãn kinh, thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt..
- Đau khi quan hệ tình dục: Phụ nữ mắc bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn phát triển thường bị đau trong khi quan hệ tình dục. Cơn đau thường ở vùng khung chậu.
- Tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.
- Chán ăn, không cảm thấy ngon miệng, nhanh no.
3. Nguyên nhân và nguy cơ gây nên ung thư buồng trứng
Hiện nay bệnh ung thư buồng trứng vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa bệnh và các yếu tố sau làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng:
- Tiền sử gia đình: Những người có quan hệ huyết thống như mẹ, chị em gái ruột mắc các căn bệnh ung thư vú, buồng trứng hoặc đại tràng cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng từ 2- 4 lần.
- Tiền sử bệnh lý ở bản thân: Những phụ nữ có tiền sử mắc ung thư vú, ung thư đại trực tràng cũng sẽ có nguy cơ bị ung thư buồng trứng cao hơn.
- Độ tuổi: Tuổi càng cao thì khả năng xuất hiện ung thư buồng trứng cũng tăng cao theo, hầu hết thường xuất hiện ở phụ nữ có độ tuổi trên 50 và tăng cao ở những người trên 60 tuổi.
- Phụ nữ sinh đẻ ít và đã qua thời kỳ tiền mãn kinh: Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ chưa từng sinh con thì khả năng mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ đã từng mang thai và sinh con.
- Điều trị hormon thay thế: Sau mãn kinh việc điều trị hormon thay thế ở phụ nữ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Sử dụng bột Talcum: Đây là một khoáng chất tạo nên từ các thành phần magie, silic, và oxy. Khoáng chất này chứa nhiều chất xuất hiện trong mỹ phẩm, đặc biệt là phấn rôm. Tuy nhiên, nếu cơ quan sinh dục của phụ nữ tiếp xúc nhiều với loại khoáng chất này có nguy cơ hình thành các khối u trong buồng trứng.
4. Cách phòng ngừa ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thậm chí là đe dọa đến tính mạng của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ung thư buồng trứng nếu biết những cách để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra phụ khoa, khám tầm soát ung thư buồng trứng để kiểm tra được tình trạng của buồng trứng, phát hiện ra các biến chứng để kịp thời xử lý và có phương pháp điều trị hiệu quả.
- Sử dụng biện pháp tránh thai: Sử dụng biện pháp tránh thai như thuốc tránh thai hoặc thiết bị tránh thai có thể giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Theo nghiên cứu thuốc tránh thai dạng uống giúp làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng lên đến 30 – 60%.
- Cân bằng dinh dưỡng và tập thể dục: Duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm ăn chế độ ăn cân bằng, giàu rau, quả và chất xơ, và tham gia vào hoạt động thể chất đều đặn.
- Hạn chế uống rượu và hút thuốc: Rượu và thuốc lá được liên kết với tăng nguy cơ mắc ung thư, nên hạn chế tiêu thụ hoặc ngừng sử dụng hoàn toàn.
- Giảm sử dụng hormone: Hạn chế việc sử dụng hormone nữ giới như hormon thay thế sau mãn kinh, trừ khi được chỉ định bởi bác sĩ.
- ….
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân ung thư buồng trứng không chỉ phải đối diện với nguy cơ vô sinh mà còn có nguy cơ tử vong cao. Vì vậy, khi thấy có các dấu hiệu bất thường, phụ nữ nên đi khám bệnh sớm để được phát hiện, điều trị tích cực.
Đặt lịch khám
Đặt câu hỏi
Đặt hẹn khám
Gửi đơn ứng tuyển
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin liên hệ, hoặc điện thông tin vào form bên dưới.
Đặt lịch tư vấn với bác sĩ
Trước khi bạn rời đi, hãy để lại thông tin để chúng tôi gửi cho bạn bản tin y khoa mà có thể bạn sẽ quan tâm.
Đặt lịch không thành công
Bác sỹ không có lịch khám, bạn vui lòng chọn ngày khác
Đặt lịch thành công
Lưu ý : Thời gian đặt lịch chỉ mang tính chất tương đối, T-Matsouka sẽ liên hệ xác nhận với Quý khách hàng sau khi có thông tin lịch khám. Xin cảm ơn Quý khách hàng đã chờ phản hồi từ T-Matsuoka.