Address:

Trụ sở:

Tòa nhà VJM 154 Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Hotline:

0909 458 666

Làm sao để phòng ngừa và hạn chế nguy cơ ung thư vú

Tháng Sáu 23, 2023

Theo Globocan (Tổ chức Ung thư Toàn cầu) năm 2020, mỗi năm Việt Nam phát hiện 182.563 ca mới ung thư, trong đó ung thư vú là 21.555 ca (chiếm tỷ lệ 25,8%). Ở cả hai giới, số tử vong do ung thư vú đứng hàng thứ tư (với 9.345 trường hợp) sau ung thư gan, phổi và dạ dày. Ung thư vú có chiều hướng gia tăng qua các năm do tuổi thọ tăng, tốc độ đô thị hóa tăng và thay đổi lối sống.

ung thư vú

Vậy những yếu tố nguy cơ nào là nguyên nhân gây bệnh, cách phòng tránh ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây

1. Yếu tố nguy cơ gây ung thư vú

Một số yếu tố nguy cơ của ung thư vú bao gồm:

– Giới: Theo thống kế thì nguy cơ mắc ung thư vú ở nữ giới cao gấp 100 lần nam giới.

– Tuổi: Nguy cơ ung thư vú tăng dần theo độ tuổi, phụ nữ càng nhiều tuổi thì nguy cơ mắc càng cao.

– Tiền sử gia đình: Các chị em có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn nếu gia đình có người thân mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng, có người thân mắc ung thư vú dưới 50 tuổi hoặc có đột biến gen BRCA1, BRCA2.

–  Yếu tố liên quan đến kinh nguyệt:  số lượng kì kinh như mang thai sau 30 tuổi, có kinh sớm trước 13 tuổi, mãn kinh muộn sau 50 tuổi hoặc không cho con bú,… đều làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú

– Một số yếu tố khác như: thừa cân, béo phì, người có tiền sử mắc các bệnh vú lành tính,…

2. Lối sống lành mạnh để phòng ngừa ung thư vú

+ Duy trì cân nặng hợp lý

  • Người thừa cân béo phì sẽ tăng nguy cơ ung thư vú, đặc biệt khi béo phì xuất hiện trễ ở giai đoạn mãn kinh.
  • Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách ăn uống cân đối. Duy trì BMI < 23.  Thường xuyên hoạt động thể lực ít nhất 30 phút/ngày trong 5-7 ngày mỗi tuần.

+ Chế độ ăn lành mạnh ít béo

  • Các chị em nên hạn chế thức ăn chiên, quay, thịt mỡ…; đặc biệt là mỡ heo, bò, gia cầm, da, nội tạng…

3. Ăn nhiều rau củ và trái cây

Mỗi ngày nên ăn khoảng 300g rau và 200g trái cây đủ loại, nhiều màu sắc. Rau xanh đậm, củ quả vàng cam đậm như rau ngót, bông cải xanh, cà rốt, bí đỏ, đu đủ chin… chứa nhiều beta-caroten; trái cây màu đỏ như cà chua, dưa hấu, bưởi đỏ, lượu đỏ… chứa nhiều lycopen; các rau trái khác chứa nhiều vitamin C là những chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào chống lại sự tấn công của các gốc tự do .

4. Ăn ngũ cốc

Trong các loại hạt ngũ cốc có chứa nhiều vi khoáng chất và chất xơ giúp cơ thể khỏe mạnh.

5. Tăng cường các thực phẩm giàu acid béo omega-3

Omega-3 có tính kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch và là chất chống oxy hóa giúp phòng chống sự phát triển của tế bào ung thư. Omega-3 có nhiều trong các loại thực phẩm như các loại cá biển sâu (cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá trích, …).

6. Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn

Chất béo dạng trans có trong các loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt chế biến sẵn (thịt hộp, lạp xưởng, xúc xích…), thực phẩm xông khói… xâm nhập vào cơ thể sẽ làm gia tăng rất cao nguy cơ mắc các bệnh về ung thư.

7. Hạn chế thức uống có cồn, chất kích thích, không hút thuốc

Uống rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư vú. Vì vậy, hãy hạn chế loại thức uống này ở mức thấp nhất.

Đã có nhiều bằng chứng về mối liên quan giữa ung thư vú và hút thuốc, đặc biệt ở những phụ nữ tiền mãn kinh. Hãy từ bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khoẻ người thân và những người xung quanh

8. Khám tầm soát ung thư vú

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên tiến hành tầm soát ung thư vú.  Việc tầm soát ung thư giúp phát hiện sớm ra những bất thường, các yếu tố nguy cơ gây ung thư để có những phương án điều trị hiệu quả, giảm thiểu những biến chứng do bệnh gây ra

    Đặt hẹn khám

    Phone