Khi nào cần chụp cộng hưởng từ (MRI)? 3 trường hợp được chỉ định
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Tra cứu hồ sơ

THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN

Khi nào cần chụp cộng hưởng từ (MRI)? 3 trường hợp được chỉ định

Ngày: 29/03/2023
Cập nhật: 30/03/2025
Đánh giá:
0/5 - 0 lượt đánh giá

Chúng tôi nhận thấy rằng, nhiều người có thắc mắc về việc khi nào cần chụp cộng hưởng từ. Thực tế, tùy từng trường hợp cụ thể, Bác sĩ sẽ chỉ định chụp MRI hoặc phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra những thông tin quan trọng nhằm giải quyết những băn khoăn trong lòng khách hàng.

1. Trường hợp được chỉ định chụp cộng hưởng từ

Không phải ai nào cũng có thể được chỉ định chụp cộng hưởng từ. Nếu có biểu hiện, triệu chứng của những bệnh lý dưới đây, khách hàng nên đến các bệnh viện, phòng khám hay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Lúc này, Bác sĩ sẽ đánh giá tiền sử sức khoẻ và chỉ định phương pháp chẩn đoán phù hợp.

1.1. Chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến mạch máu

Nếu có nghi ngờ mắc các bệnh lý sau đây, Bác sĩ sẽ chỉ định chụp cộng hưởng từ để đưa ra chẩn đoán chính xác:

  • Tai biến mạch máu não.
  • Viêm màng não.
  • Chấn thương sọ não.
  • Tắc nghẽn mạch máu.
  • U não, u thần kinh.
  • Bệnh lý tuyến yên.
  • Tắc nghẽn mạch máu tại tim, phổi,…

Chụp cộng hưởng từ có thể phát hiện khối u màng não

Chụp cộng hưởng từ có thể phát hiện khối u màng não

1.2. Phát hiện khối u trong các cơ quan

Một số bệnh lý có thể phát hiện sớm nếu thực hiện chụp ảnh cộng hưởng từ:

  • Khối u tuyến yên, tuyến tụy, tuyến giáp để phát hiện sớm các bệnh ung thư.
  • U xương, lymphoma,…
  • Khối u nằm ở các vị trí như gan, mật, đường tiêu hoá (dạ dày, trực tràng,…).
  • U xơ, u nang tử cung, buồng trứng, u vú,…

Tại T-Matsuoka Medical Center, Trung tâm y khoa tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung bướu và đột quỵ chuẩn Nhật tiên phong tại miền Bắc, chúng tôi kiên trì với sức mệnh chăm sóc sức khỏe chủ động nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam, tiêu biểu với Gói tầm soát sức khỏe Magic Screening có những ưu điểm:

  • Trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là máy chụp cộng hưởng từ MRI Echelon 1.5 Tesla, ứng dụng AI làm trợ thủ đắc lực trong việc xử lý hình ảnh, phát hiện sớm và chính xác các “mầm mống bệnh” chỉ từ 3mm, đảm bảo an toàn cho khách hàng khi tận dụng từ tính của nguyên tử hydro trong cơ thể để tái tạo hình ảnh thay vì tia X. Cùng với các thiết bị y tế khác, Magic Screening có thể phát hiện chính xác 33 bệnh ung thư500 vấn đề sức khoẻ trên toàn bộ cơ thể khách hàng.
  • Ngoài ra, khách hàng còn có đặc quyền sở hữu gói dịch vụ Bác sĩ riêng. Bác sĩ sẽ lên kế hoạch tỉ mỉ, giúp khách hàng chăm sóc sức khỏe trong 12 tháng, chủ động phòng ngừa nguy cơ bệnh tật trong tương lai. Sự đồng hành xuyên suốt của đội ngũ Bác sĩ, kể cả trong các tình huống nguy cấp, sẽ giúp khách hàng vô cùng thoải mái, an tâm.

Liên hệ hotline 1800 888 616 để nhận được tư vấn nhanh chóng, chính xác!

T-Matsuoka Medical Center trang bị máy MRI hiện đại từ Fujifilm Nhật Bản

T-Matsuoka Medical Center trang bị máy MRI hiện đại từ Fujifilm Nhật Bản

1.3. Chẩn đoán các bệnh liên quan đến xương khớp

Chụp MRI cũng thường được chỉ định để chẩn đoán các bệnh liên quan đến khớp gối, khớp vai, khớp khuỷu tay, khớp háng, cổ tay, cổ chân,…:

  • Các trường hợp tràn dịch khớp gối, xương chậu, xương bánh chè,…
  • Gãy xương, nứt xương,…
  • Thoát vị đĩa đệm lưng, cổ; dấu hiệu thoái hoá đốt sống lưng, cổ.
  • Chấn thương dây chằng, rách dây chằng, đứt dây chằng hoặc rách sụn, vỡ sụn,…
  • Viêm khớp, viêm đa khớp, viêm tuỷ xương khớp,…
  • Các loại u xương, lao xương,…

Như vậy, các bộ phận thường được chỉ định chụp MRI sẽ bao gồm:

  • Sọ não.
  • Tim mạch, mạch máu.
  • Hốc mắt.
  • Vùng cổ.
  • Cột sống.
  • Vùng bụng, chậu.
  • Xương khớp.
  • Tuyến vú.

Ngoài ra, chụp MRI cũng giúp chẩn đoán bất thường ở thai nhi để khẳng định và phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh phức tạp kèm theo. Thông thường, Bác sĩ sẽ chỉ định chụp MRI với những trường hợp gặp khó khăn khi thăm khám bằng siêu âm như thai phụ béo phì, vô ối, thai thiểu ối, đánh giá các cử động của thai.

2. 4 trường hợp cần cân nhắc trước khi chụp cộng hưởng từ

Khách hàng cần trao đổi với Bác sĩ trước khi chụp cộng hưởng từ để nhận được chỉ định phù hợp nếu nằm trong 4 trường hợp dưới đây:

1 – Thai phụ trong 3 tháng đầu thai kỳ (trừ khi thực sự cần thiết): Đây là giai đoạn các cơ quan trong cơ thể thai nhi bắt đầu hình thành. Lực hút nam châm và sóng vô tuyến từ máy MRI có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển này. (1)

2 – Người dị ứng/chịu ảnh hưởng lớn về sức khoẻ với thuốc đối quang từ: Nếu khách hàng thuộc đối tượng cần tiêm thuốc đối quang từ mà lại mắc một số bệnh lý mạn tính như viêm phổi nặng, suy thận, suy gan,… Bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra phương pháp phù hợp.

Một số các tác dụng phụ có thể kể đến như buồn nôn, phát ban, ngứa, đau đầu… Các tác dụng phụ của thuốc đối quang từ chụp cộng hưởng từ thường khá nhẹ và xảy ra trong khi tiêm hoặc trong vòng 1 giờ đầu sau khi tiêm. (2) Tuy nhiên, khách hàng cũng không được chủ quan. (3)

3 – Những người đang mang thiết bị bằng kim loại bên trong cơ thể: MRI sử dụng từ trường mạnh nên, trong trường hợp có kim loại trong cơ thể, khách hàng có thể gặp nguy hiểm khi kim loại bị nam châm hút. Ngay cả khi không bị nam châm hút, các vật thể kim loại cũng có nguy cơ làm biến dạng hình ảnh MRI. Những vật thể kim loại gồm có:

  • Một số cuộn dây kim loại đặt trong mạch máu.
  • Khớp nhân tạo bằng kim loại.
  • Van tim nhân tạo.
  • Máy khử rung tim cấy ghép.
  • Máy bơm thuốc tự động được cấy dưới da.
  • Máy kích thích thần kinh cấy ghép.
  • Máy tạo nhịp tim.
  • Máy trợ thính.
  • Niềng răng.
  • Kim loại, đinh vít, tấm, stent hoặc kim bấm phẫu thuật.
  • Cấy ghép ốc tai điện tử.
  • Đạn, mảnh bom hoặc bất kỳ loại mảnh kim loại nào khác.

Nếu khách hàng có hình xăm, hãy hỏi Bác sĩ xem chúng có ảnh hưởng đến kết quả chụp cộng hưởng từ hay không vì một số loại mực xăm đậm có chứa kim loại. Bên cạnh đó, nếu chụp trực tiếp trên vùng da có hình xăm, khách hàng có thể bị bỏng rát da.

4 – Trường hợp cần chẩn đoán hình ảnh gấp: Một lần chụp MRI diễn ra khá lâu (15 – 120 phút), nên phương pháp chẩn đoán hình ảnh này không thích hợp cho trường hợp cấp cứu, trường hợp đòi hỏi đội ngũ y Bác sĩ cần cung cấp hình ảnh nhanh và chính xác. Thay vào đó, Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác có thời gian chụp nhanh hơn như chụp CT/X-quang,…

Trong các trường hợp cấp cứu, chụp X-quang sẽ là phương án các Bác sĩ ưu tiên chỉ định

Trong các trường hợp cấp cứu, chụp X-quang sẽ là phương án các Bác sĩ ưu tiên chỉ định

3. Câu hỏi thường gặp trước khi chụp cộng hưởng từ?

3.1. Nên chụp cộng hưởng từ hay chụp CT?

Chụp cộng hưởng từ và chụp cắt lớp vi tính là hai phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác nhau, đặc hiệu cho các bộ phận khác nhau. Việc nên chụp cộng hưởng từ hay chụp CT sẽ phụ thuộc vào chỉ định của Bác sĩ. Vì thế, nếu phát hiện cơ thể có dấu hiệu khác thường, hãy đến các cơ sở y tế uy tín sớm nhất có thể để các Bác sĩ thăm khám và chỉ định phương pháp chẩn đoán phù hợp và an toàn nhất.

Tham khảo thêm Bài viết 14 – chụp cộng hưởng từ và chụp ct

3.2. Chụp cộng hưởng từ có hại không?

Thực tế, các chuyên gia vẫn chưa có kết luận cụ thể chỉ ra rằng chụp cộng hưởng từ (MRI) gây hại cho khách hàng. Hiện tại, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm rằng chụp cộng hưởng từ là một phương pháp tương đối an toàn.

Tham khảo thêm bài viết 33 STT 33 | Dàn ý | chụp cộng hưởng từ có hại không

3.3. Chụp cộng hưởng từ bao nhiêu tiền?

Theo khảo sát tại các bệnh viện và cơ sở y tế uy tín, chi phí chụp cộng hưởng từ thường dao động từ 1.322.000 đến 11.906.000 VNĐ, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngoài ra, nếu khách hàng có sở hữu bảo hiểm y tế, chi phí sẽ dao động từ 0 đến 8.738.400 VNĐ.

Lưu ý: Khách hàng hãy liên hệ hotline 1800 888 616 của T-Matsuoka Medical Center để được tư vấn cụ thể về chi phí chụp cộng hưởng từ!

3.4. Chụp cộng hưởng từ có phải nhịn ăn không?

Khách hàng thường sẽ không cần nhịn ăn uống nếu Bác sĩ không chỉ định. Khách hàng nên trao đổi chi tiết với Bác sĩ trước khi chụp cộng hưởng từ để đảm bảo an toàn.

Tham khảo thêm bài viết 38 STT 38 | Dàn ý | chụp cộng hưởng từ có phải nhịn ăn không

Đối với băn khoăn của nhiều người rằng khi nào cần chụp cộng hưởng từ, khách hàng nên trao đổi trực tiếp với Bác sĩ để biết được mình có thuộc trường hợp được chỉ định không. Bên cạnh đó, khách hàng cũng nên tầm soát sức khỏe định kỳ 6 – 12 tháng/lần để sớm phát hiện các bất thường, đảm bảo an toàn cho bản thân. Để nhận được tư vấn chính xác nhất, khách hàng hãy liên hệ với T-Matsuoka Medical Center để được hỗ trợ tận tình!

T-Matsuoka Medical Center – Trung tâm y khoa tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung bướu và đột quỵ chuẩn Nhật Bản tiên phong tại miền Bắc:

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) CT and MR pregnancy guidelines (2014) UCSF Radiology. Liên kết: https://radiology.ucsf.edu/patient-care/patient-safety/ct-mri-pregnancy (Ngày truy cập: 12/03/2025).

(2) Needs, H. (n.d.) MRI scan with contrast side effects: What to know – Ezra, Ezra.com. Liên kết: https://ezra.com/blog/mri-scan-with-contrast-side-effects-what-to-know (Ngày truy cập: 12/03/2025).

(3) Overview: Gadolinium contrast injection (n.d.) Guy’s and St Thomas’ NHS Foundation Trust. Liên kết: https://www.guysandstthomas.nhs.uk/health-information/gadolinium-contrast-injection (Ngày truy cập: 12/03/2025).

Chia sẻ:
Copied!
Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết trên website chỉ có tích chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Vui lòng không tự ý làm theo

Đánh giá bài viết

Đánh giá bằng sao:


Tất cả đánh giá

Sắp xếp theo :

Mới nhất

Chưa có đánh giá nào.

Đặt hẹn khám

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn:

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Ngày khám
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn: