Đau đầu nên chụp CT hay MRI? Tư vấn từ chuyên gia

Đau đầu nên chụp CT hay MRI? Tư vấn từ chuyên gia

Ngày: 17/05/2025
Cập nhật: 17/05/2025
Đánh giá:
0/5 - 0 lượt đánh giá

Đau đầu là những cơn đau xuất hiện từ vùng đầu hoặc cổ. Vậy đau đầu nên chụp CT hay MRI? Trong trường hợp khách hàng rơi vào tình trạng đau đầu dai dẳng, nặng dần theo thời gian và đi kèm với một hoặc một số triệu chứng khác, khách hàng nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm dò chẩn đoán hình ảnh bằng phương pháp chụp CT hoặc chụp MRI và điều trị kịp thời. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để nhận được tư vấn chi tiết từ chuyên gia.

1. Dấu hiệu đau đầu cần thăm dò chẩn đoán hình ảnh

Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy gần một nửa dân số toàn cầu (47%) trải qua ít nhất một cơn đau đầu trong năm. Đáng chú ý, khoảng 15-20% trong số này phải chịu đựng tình trạng đau đầu thường xuyên.

Đau đầu được phân loại thành hai nhóm chính: cấp tính và mãn tính.

  • Đau đầu cấp tính: Xuất hiện trong thời gian ngắn, chỉ kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
  • Đau đầu mãn tính: Diễn ra trong thời gian dài hơn, thường kéo dài từ một ngày đến nhiều ngày và có thể tái diễn trong ít nhất một tháng.

Đặc biệt, nếu khách hàng gặp những triệu chứng đau đầu dưới đây thường xuyên hơn, kéo dài mãi không dứt, thay đổi kiểu đau, các biểu hiện trở nên nghiêm trọng, bất thường, xấu đi theo thời gian,… kèm theo co giật, nôn mửa, mất thị lực,… thì nên đến gặp Bác sĩ sớm nhất có thể để được chẩn đoán hình ảnh và đưa ra phương pháp điều trị chính xác nhất. (1), (2) Cụ thể:

  • Căng tức từ phía sau đầu, phần gáy, trên cổ, dần dần bao quanh đầu.
  • Đau đầu từng cụm, liên tục xảy ra thường xuyên trong vài tuần, vài tháng, có thể trải qua nhiều cơn đau trong 1 ngày, mỗi cơn kéo dài từ 30 – 90 phút.
  • Đau nửa đầu không có tiền triệu chứng, đau từng cơn, đau buốt, xuyên thấu xung quanh hoặc sau 1 bên mắt, kèm theo chảy nước nước mắt, nghẹt mũi,… có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày.
  • Cơn đau đầu xuất hiện đột ngột và dữ dội (như sét đánh hoặc điện giật). Cơn đau không thuyên giảm khi sử dụng thuốc đặc trị hoặc giảm đau.
  • Đau đầu xuất hiện kèm theo triệu chứng co giật, tim đập nhanh, ù tai, khó thở, nhận thức suy giảm, thị lực yếu, nhạy cảm với ánh sáng, thay đổi về ý thức, lú lẫn, suy giảm khả năng nhận biết, nói chuyện, cơ thể yếu, tê hoặc gặp khó khăn về phối hợp vận động.

Chụp CT hoặc MRI sẽ giúp Bác sĩ phát hiện những dấu hiệu bất thường tại vùng đầu

Chụp CT hoặc MRI sẽ giúp Bác sĩ phát hiện những dấu hiệu bất thường tại vùng đầu

2. Đau đầu nên chụp CT hay MRI?

Đau đầu nên chụp MRI hay CT còn tùy thuộc vào biểu hiện lâm sàng và mục tiêu của chẩn đoán hình ảnh. Bác sĩ thăm khám sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất với khách hàng để đảm bảo chẩn đoán chính xác, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.

2.1. Trường hợp đau đầu nên chụp CT

Chụp cắt lớp vi tính sọ não là phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp thu được hình ảnh chi tiết các cấu trúc bên trong đầu như nhu mô não, bản xương sọ, các mạch máu trong não. Khách hàng sẽ được chụp bằng cách sử dụng bức xạ tia X để quét từ vị trí cằm đến đỉnh đầu.

Bác sĩ thăm khám sẽ chỉ định chụp CT vùng đầu để theo dõi hoặc chẩn đoán các trường hợp sau:

  • Khách hàng nghi đột quỵ não: Chụp CT có thể thực hiện nhanh, phù hợp với trường hợp cấp cứu đột quỵ não, giúp phân biệt các tổn thương có chảy máu trong não, đồng thời giúp Bác sĩ xác định được mức độ tổn thương và vị trí tắc mạch.
  • Khách hàng xuất hiện các biểu hiện, nghi chấn thương sọ não hoặc có khối u
  • Khách hàng có cơn đau đầu dữ dội đột ngột, không rõ nguyên nhân (được định nghĩa là cơn đau đầu mạnh mẽ đột ngột, đạt mức độ tối đa trong vòng một phút), cần chụp CT sọ não khẩn cấp để kiểm tra khả năng xuất huyết trong não, đặc biệt là tình trạng xuất huyết dưới nhện (SAH).
  • Khách hàng nghi ngờ bị ung thư não hoặc nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương cần phải được kiểm tra kỹ hơn khi khách hàng có các triệu chứng kèm theo, bao gồm các triệu chứng toàn thân hoặc dấu hiệu (như sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi đêm, đau cơ, hoặc giảm cân), tiền sử ung thư và suy giảm miễn dịch.

Chụp CT đầu có một số ưu điểm đáng chú ý như:

  • Thời gian chụp nhanh: Chụp CT chỉ mất khoảng 5 – 20 phút, tùy thuộc vào mức độ phức tạp của bệnh lý và dịch vụ của từng cơ sở y tế.
  • Không xâm lấn, không đau: Quy trình chụp CT không gây đau hay khó chịu cho khách hàng.
  • Không có yêu cầu đặc biệt nào trước ngày chụp: Thông thường, khách hàng không cần phải chuẩn bị gì trước khi đi chụp CT đầu, chỉ cần đến đúng giờ theo lịch hẹn sẵn. Chúng tôi khuyến khích khách hàng vẫn nên trao đổi kỹ lưỡng với Bác sĩ về quy trình chụp CT đầu để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Chụp CT vùng đầu giúp tái tạo hình ảnh lớp cắt ngang của vùng đầu dưới dạng hai chiều hoặc ba chiều, giúp các Bác sĩ phát hiện những điểm bất thường tại vùng đầu

Chụp CT vùng đầu giúp tái tạo hình ảnh lớp cắt ngang của vùng đầu dưới dạng hai chiều hoặc ba chiều, giúp các Bác sĩ phát hiện những điểm bất thường tại vùng đầu

2.2. Trường hợp đau đầu nên chụp MRI

Chụp MRI, khác với chụp CT, sử dụng từ trường mạnh, sóng vô tuyến và hệ thống máy tính hiện đại để phác họa hình ảnh chi tiết của các cấu trúc bên trong cơ thể. Từ đó, các Bác sĩ có thể chẩn đoán hoặc đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe hoặc khả năng đáp ứng phác đồ điều trị của khách hàng. (3)

Bác sĩ thường chỉ định chụp MRI não trong trường hợp cần:

  • Kiểm tra cấu trúc giải phẫu của não.
  • Chẩn đoán các khối u, các vấn đề mạch máu, rối loạn thị giác, thính giác hoặc các bệnh lý liên quan đến tuyến yên.
  • Phát hiện sớm dấu hiệu đột quỵ.
  • Phát hiện các tình trạng rối loạn mãn tính của hệ thần kinh như bệnh đa xơ cứng hoặc dị tật Chiari.

So với phương pháp chụp CT, chụp MRI có ưu điểm:

  • Không sử dụng tia X: Máy chụp cộng hưởng từ kết hợp từ trường mạnh, sóng vô tuyến và máy tính chuyên dụng để cung cấp hình ảnh rõ nét cấu trúc bên trong đầu mà không cần dùng tia X. Do đó, khách hàng sẽ không phải lo ngại các tác dụng không mong muốn do tia X gây ra.
  • Tạo ra hình ảnh chi tiết: Các kết quả hình ảnh chụp MRI chi tiết và rõ ràng hơn so với chụp CT, đặc biệt là vùng não, màng não, dây thần kinh và hệ thống mạch máu. (1)
  • Ít gây phản ứng dị ứng: So với thuốc cản quang sử dụng trong chụp CT, thuốc đối quang từ, chủ yếu có chứa chất gadolinium, đã được các chuyên gia cải tiến, bổ sung phối tử nhằm kiểm soát các ion gadolinium, ngăn chúng liên kết với các mô, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của khách hàng.
  • Chẩn đoán các bệnh phức tạp: Phương pháp chụp MRI tỏ ra vô cùng hiệu quả trong việc phát hiện khối u, tổn thương não, dây thần kinh, mạch máu.
  • Hỗ trợ xác định mức độ lan rộng của ung thư: Chụp MRI có thể xác định tốt sự phát triển của ung thư. Từ đó, Bác sĩ đưa ra quyết định điều trị tối ưu, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Chụp MRI vùng não được chỉ định trong trường hợp kiểm tra cấu trúc giải phẫu của vùng não, chẩn đoán các khối u, các vấn đề mạch máu, tai biến

Chụp MRI vùng não được chỉ định trong trường hợp kiểm tra cấu trúc giải phẫu của vùng não, chẩn đoán các khối u, các vấn đề mạch máu, tai biến

Lưu ý: Như vậy, việc chọn phương pháp CT hay MRI để chẩn đoán đau đầu sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Mỗi phương pháp chẩn đoán hình ảnh đều có các ưu điểm riêng và được sử dụng cho những trường hợp cụ thể.

3. Lưu ý trước khi chẩn đoán hình ảnh vùng đầu

Khách hàng cần chú ý một số điều sau để đảm bảo quá trình chẩn đoán hình ảnh được an toàn, chính xác, hiệu quả:

  • Lựa chọn cơ sở y tế uy tín: Khách hàng nên thăm khám tại trung tâm y khoa có trang bị các máy móc hiện đại, tích hợp công nghệ như big data, AI, Synapse 3D hỗ trợ phác dựng hình ảnh sắc nét, rõ ràng. Ngoài ra, đội ngũ y Bác sĩ tại cơ sở y tế cũng cần là những người giàu kinh nghiệm, tận tâm, hết mình với khách hàng, với nghề.
  • Đăng ký lịch khám: Để cải thiện chất lượng dịch vụ, khách hàng có thể dễ dàng đặt trước lịch khám. Đối với một số dịch vụ, khách hàng còn có thể chọn Bác sĩ thăm khám cho mình. Điều này sẽ giúp khách hàng an tâm hơn, tiết kiệm chi phí và thời gian.
  • Trao đổi chi tiết với Bác sĩ: Trước khi bước vào phòng chụp chiếu, Bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử, lối sống của khách hàng. Khách hàng cần thông báo rõ một số thông tin như tiền sử sức khỏe, chế độ ăn thời gian qua, tiền sử dị ứng với thuốc cản quang, có đang mang thai hay nghi ngờ mang thai không, có mắc hội chứng sợ không gian hẹp không,… Dựa vào đây, Bác sĩ sẽ cân nhắc, chỉ định kỹ thuật phù hợp nhất với trường hợp của khách hàng, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Loại bỏ kim loại trên người: Nếu khách hàng có cấy ghép thiết bị kim loại trong cơ thể như nẹp vít xương, răng giả,… hay có dị vật chứa kim loại trong đầu, khách hàng cũng cần trao đổi trước với Bác sĩ để có thể lấy các vật dụng đó ra, đảm bảo quá trình chẩn đoán hình ảnh được an toàn.
  • Nhịn ăn uống: Đối với hầu hết các trường hợp chụp CT hay MRI đầu, khách hàng không cần nhịn ăn uống. Tuy nhiên, khách hàng vẫn nên chủ động hỏi Bác sĩ để nhận được tư vấn phù hợp với tình trạng của bản thân.
  • Tuân thủ chỉ dẫn của đội ngũ y Bác sĩ: Khách hàng cần giữ bình tĩnh, tin tưởng và tuân thủ nghiêm ngặt theo những chỉ định, hướng dẫn của Bác sĩ và kỹ thuật viên nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Đặc biệt, T-Matsuoka Medical Center, Trung tâm y khoa tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung thư và đột quỵ chuẩn Nhật tiên phong tại miền Bắc, Bác sĩ sẽ:

  • Thực hiện thăm khám tỉ mỉ theo tiêu chuẩn của Nhật Bản, chuyên nghiệp, chuyên sâu và cá nhân hoá với khách hàng: khai thác tiền sử, bệnh sử chi tiết; thực hiện khám lâm sàng kỹ lưỡng; kiểm tra cận lâm sàng nghiêm ngặt,…
  • Sử dụng máy chụp CT được tích hợp công nghệ AI tiên tiến, giúp xử lý nhiễu và cải thiện chất lượng hình ảnh, phát hiện “mầm mống” bệnh lý vùng đầu tiềm ẩn với những phát hiện nhỏ nhất chỉ từ 1mm. T-Matsuoka tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại, giảm hơn 90% liều tia X khi chụp CT, đảm bảo an toàn cho khách hàng.
  • Sử dụng máy MRI 1.5 Tesla Echelon Smart (Fujifilm) tích hợp trí tuệ nhân tạo AI cho kết quả hình ảnh sắc nét, chất lượng cao, rút ngắn thời gian chụp và an toàn. Từ đó, giúp tối ưu trong chẩn đoán hình ảnh nhiều bệnh lý khác nhau.

4. Câu hỏi thường gặp

4.1. Chụp CT vùng đầu giá bao nhiêu?

Theo khảo sát tại tại một số cơ sở y tế uy tín, chi phí chụp CT vùng đầu thường dao động từ 550.100 VNĐ đến 3.035.600 VNĐ, tùy thuộc vào quy định của cơ sở y tế, việc có sử dụng thuốc cản quang không,… Khách hàng nên liên hệ với trung tâm y khoa dự định thăm khám để được tư vấn cụ thể.

4.2. Chụp MRI vùng đầu giá bao nhiêu?

Cũng theo khảo sát tại tại một số cơ sở y tế uy tín, chi phí chụp MRI vùng đầu tốn kém hơn so với chi phí chụp CT, dao động từ 1.341.500 VNĐ đến 4.271.000 VNĐ, tùy thuộc vào quy định của cơ sở y tế, việc có sử dụng thuốc đối quang từ không,… Khách hàng nên liên hệ với trung tâm y khoa dự định thăm khám để được tư vấn chi tiết.

4.3. Chụp CT/MRI vùng đầu bao lâu có kết quả?

Thời gian trả kết quả chụp CT vùng đầu dao động từ 15 – 20 phút. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ có kết quả lâu hơn nếu cần hội chẩn hoặc xem xét kỹ hơn.

Bác sĩ phát hiện dấu hiệu xuất huyết não sau khi chụp CT sọ não

Bác sĩ phát hiện dấu hiệu xuất huyết não sau khi chụp CT sọ não

Thời gian trả kết quả MRI thường chậm hơn so với chụp CT, sẽ mất khoảng 45 – 60 phút. Trong một số trường hợp cần chẩn đoán hoặc kiểm tra thêm, thời gian trả kết quả có thể kéo dài từ  60 – 120 phút, thậm chí là vài ngày.

Bác sĩ phát hiện khối u não trên phim chụp MRI sọ não có tiêm thuốc

Bác sĩ phát hiện khối u não trên phim chụp MRI sọ não có tiêm thuốc

Việc đau đầu nên chụp CT hay MRI sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng. Bác sĩ sẽ dựa vào thông tin chi tiết mà khách hàng cung cấp để xác định phương pháp chẩn đoán hình ảnh phù hợp nhất. Liên hệ ngay tới T-Matsuoka Medical Center – Trung tâm y khoa tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung bướu và đột quỵ chuẩn Nhật Bản tiên phong tại miền Bắc để được tư vấn nhanh chóng, chi tiết!

T-Matsuoka Medical Center – Trung tâm y khoa tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung bướu và đột quỵ chuẩn Nhật Bản tiên phong tại miền Bắc:

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Cheng, H.T. and PhD, M.D. (2020) Your headaches are getting worse. Do you need an imaging test?, Harvard Health. Liên kết: https://www.health.harvard.edu/blog/your-headaches-are-getting-worse-do-you-need-an-imaging-test-2020050719733 (Ngày truy cập: 24/2/2025).

(2) Developer (2025) “Types of imaging tests for common headache disorders,” Health Images. Liên kết: https://www.healthimages.com/imaging-tests-for-headaches/ (Ngày truy cập: 24/2/2025).

(3) Radiological Society of North America (RSNA) and American College of Radiology (ACR) (n.d.) Hip MRI, Radiologyinfo.org. Liên kết: https://www.radiologyinfo.org/en/info/mri (Ngày truy cập: 24/2/2025).

Chia sẻ:
Copied!
Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết trên website chỉ có tích chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Vui lòng không tự ý làm theo

Đánh giá bài viết

Đánh giá bằng sao:


Tất cả đánh giá

Sắp xếp theo :

Mới nhất

Chưa có đánh giá nào.

Đặt hẹn khám

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn:

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Ngày khám
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn: