[Giải đáp] Chụp CT ảnh hưởng như thế nào với trẻ em, trẻ sơ sinh
Mặc dù là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến, nhưng chụp CT vẫn tiềm ẩn những nguy cơ. Với đối tượng là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, Bác sĩ chỉ chỉ định chụp CT trong trường hợp thực sự cần thiết. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết, giúp khách hàng trả lời câu hỏi chụp CT ảnh hưởng như thế nào với trẻ em.
1. Trẻ em chụp CT có ảnh hưởng gì không?
Đối với trẻ nhỏ, việc sử dụng phương pháp chẩn đoán hình ảnh chụp CT có thể tồn tại một vài rủi ro. Tỷ lệ những rủi ro đó chuyển biến xấu là rất thấp và y học hiện đại có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần biết trước các ảnh hưởng có thể xảy ra với trẻ nhỏ khi chụp CT để an tâm và có sự chuẩn bị phù hợp nhất!
1.1. Tiếp xúc với bức xạ
Trên thực tế, mọi người đều tiếp xúc với bức xạ ion hóa mỗi ngày. Cụ thể, con người thường tiếp xúc với chất phóng xạ tự nhiên có trong môi trường sống. Mỗi người tiếp nhận trung bình khoảng 3 millisievert (mSv) bức xạ/năm (đơn vị mSv được các nhà khoa học dùng để đo bức xạ).
Trong ngành y, tuy bức xạ ion hoá từ tia X giúp Bác sĩ thu được hình ảnh những cấu trúc bên trong cơ thể khách hàng, nhưng, chính bức xạ ion hoá từ tia X cũng là yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe của người được chụp CT. Mỗi lần quét CT, khách hàng hấp thụ từ 1 đến 10 mSv, tùy vào liều lượng bức xạ và bộ phận cơ thể được chỉ định kiểm tra.
Tỷ lệ nhiễm xạ dẫn tới ung thư sau khi chụp CT trung bình chỉ khoảng 0,0005%, bất kể độ tuổi, giới tính, bộ phận được chụp CT. So với người lớn, liều bức xạ trẻ em nhận được khi chụp CT cao hơn vì cơ thể của trẻ nhạy cảm với bức xạ hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ vẫn ở mức rất thấp. Vì vậy, nếu thực sự cần thiết, trẻ vẫn có thể được chỉ định chụp CT. Hiện nay, các cơ sở y tế sử dụng công nghệ hiện đại, chụp CT liều thấp để giảm mức bức xạ hấp thụ vào cơ thể.
1.2. Phản ứng dị ứng trong một số trường hợp
Trong một số trường hợp chụp CT, trẻ em có thể được tiêm thuốc cản quang để tăng độ tương phản của hình ảnh. Tuy nhiên, thuốc cản quang có thể gây ra tỷ lệ rất nhỏ các tác dụng không mong muốn như:
- Nhẹ: Ngứa, Nổi mề đay, buồn nôn,.
- Nặng: Phát ban, nôn mửa, đau bụng, ớn lạnh.
- Nghiêm trọng: Khó thở, nhịp tim bất thường, tụt huyết áp, sốc phản vệ (hiếm gặp).
Ngoài ra, với những trẻ có suy giảm chức năng thận, chụp CT có thuốc cản quang có thể ảnh hưởng đến thận.
Nếu trẻ được chỉ định tiêm thuốc cản quang trước khi chụp CT, phụ huynh cần thông báo trước với Bác sĩ nếu trẻ có các tiền sử bệnh hay tình trạng bệnh hiện tại như:
- Các bệnh về thận.
- Dị ứng với iod
- Các bệnh dị ứng khác hoặc hen phế quản,…
2. Có nên chụp CT cho trẻ nhỏ? Trường hợp chỉ định chụp CT cho trẻ em
Trong y học, Bác sĩ chỉ chỉ định chụp CT cho trẻ khi lợi ích vượt xa nguy cơ. Bác sĩ sẽ khuyến cáo trẻ em chụp CT để có kết luận chính xác hơn đối với một số bệnh lý sau:
- Chấn thương và bất thường bẩm sinh ở xương. Chấn thương sọ não, nghi ngờ xuất huyết não, nghi ngờ khối u não.
- Viêm phổi, lao phổi và các nhiễm trùng khác ở phổi khi X-quang không rõ ràng.
- Dị tật bẩm sinh tim, phổi cần đánh giá.
- Viêm ruột thừa cấp (khi siêu âm không rõ ràng).
- Tắc ruột, lồng ruột, xoắn ruột,…(nếu siêu âm không đủ chẩn đoán).
- Bệnh lý mạch máu phức tạp (dị dạng mạch, huyết khối nặng,…).
Các bộ phận của trẻ thường được chỉ định chụp CT gồm sọ não, ngực, ổ bụng, xương khớp,…
3. Các biện pháp an toàn được áp dụng khi chụp CT cho trẻ
3.1. Chỉ định chụp CT khi thật sự cần thiết
Trước khi đưa ra chỉ định chụp CT, Bác sĩ khám, điều trị và Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ tham gia hội chẩn. Các chỉ số sẽ được nghiên cứu kỹ để giảm sự ảnh hưởng của bức xạ lên trẻ trong hiện tại và tương lai. Lợi ích, nguy cơ của phương pháp chẩn đoán hình ảnh này sẽ được đặt lên bàn cân rõ ràng. Đồng thời, các kỹ thuật khác như siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI),… cũng sẵn sàng được chỉ định thay thế nếu chụp CT cho trẻ em không phù hợp.
3.2. Lựa chọn loại thuốc cản quang an toàn cho trẻ em
Bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc cản quang an toàn và phù hợp với trẻ em, đồng thời cân đối liều thuốc và theo dõi sát tình trạng của trẻ trước, trong và sau khi tiêm thuốc.
3.3. Che chắn bảo vệ các cơ quan nhạy cảm
Bác sĩ sẽ sử dụng các biện pháp bảo vệ để che chắn các cơ quan nhạy cảm của trẻ em, chẳng hạn như tuyến giáp và cơ quan sinh sản, hạn chế tối đa bức xạ tia X.
3.4 Giảm liều tia X khi chụp CT xuống mức tối thiểu
Y học ngày càng hiện đại với các máy chụp CT tân tiến có thể giảm đến 90% liều tia X khi quét. T-Matsuoka Medical Center, Trung tâm y khoa tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung bướu và đột quỵ chuẩn Nhật tiên phong tại miền Bắc, tự hào sở hữu nhiều máy móc hiện đại, trong đó có Máy chụp CT Fujifilm Scenaria, đảm bảo an toàn cho không chỉ người lớn mà cả trẻ nhỏ khi giảm liều tia X đến hơn 90%, tích hợp công nghệ AI xử lý nhiễu giúp hình ảnh sắc nét, phát hiện sớm các bất thường, nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm.
Cùng Đội ngũ y Bác sĩ tận tâm, đầu ngành trong mọi lĩnh vực ở Nhật Bản và Việt Nam, cam kết thăm khám tỉ mỉ theo tiêu chuẩn của Nhật Bản, thực hiện nhiều biện pháp an toàn trước, trong và sau khi chụp CT cho trẻ nhỏ.
Liên hệ hotline 1800 888 616 để được nhận được những tư vấn chính xác!
4. Lưu ý giúp chụp CT cho trẻ nhỏ an toàn, ít tác dụng phụ
Dưới đây là 4 lưu ý quan trọng bạn cần biết trước khi chụp CT cho trẻ nhỏ:
- Nhịn ăn theo chỉ định của Bác sĩ: Tùy từng trường hợp, Bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể về vấn đề nhịn ăn uống của trẻ nhỏ, đặc biệt là khi chụp CT có tiêm thuốc để tránh nguy cơ nôn, sặc vào đường thở. Khách hàng nên trao đổi với Bác sĩ để nhận được tư vấn chính xác nhất với trường hợp của trẻ.
- Chọn cơ sở y tế uy tín: Khách hàng nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để được tiếp cận quy trình thăm khám, chụp CT khoa học, thuốc cản quang rõ nguồn gốc xuất xứ, đội ngũ Bác sĩ đầu ngành, đảm bảo an toàn trước, trong và sau khi chụp CT cho trẻ.
- Thông báo với Bác sĩ về tiền sử bệnh của trẻ: Khách hàng cần thông tin với Bác sĩ về tiền sử sức khỏe, tiền sử dị ứng thuốc cản quang nếu có, bệnh hiện tại… của trẻ trong quá trình thăm khám để đảm bảo an toàn cho trẻ.
5. Câu hỏi thường gặp khi chụp CT cho trẻ
5.1. Bé 2 tuổi chụp CT có được không?
Bé 2 tuổi có thể chụp CT. Tuy nhiên, Bác sĩ sẽ chỉ cho phép trẻ chụp CT khi thực sự cần thiết, sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng tiền sử sức khỏe và tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ.
5.2. Có nên chụp CT não cho trẻ sơ sinh?
Với trẻ sơ sinh nghi ngờ xuất huyết não, siêu âm não qua thóp là sự lựa chọn hàng đầu. Việc ra quyết định chụp CT não trong các trường hợp chấn thương ở trẻ sơ sinh không phụ thuộc vào độ tuổi, mà dựa vào tình huống cấp cứu các dấu hiệu nguy cơ. Nếu thực sự cần thiết và không có sự lựa chọn thay thế phù hợp, lợi ích của chụp CT nhiều hơn nguy cơ, Bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ chụp CT.
5.3. Nên chụp CT hay chụp MRI cho trẻ?
Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với mục đích chẩn đoán khác nhau. Khách hàng nên trao đổi với Bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán hình ảnh phù hợp nhất với trường hợp của trẻ.
Tham khảo bài viết: 8 khác biệt giữa chụp cộng hưởng từ và chụp CT & Tư vấn từ Bác sĩ
Bài viết trên đã đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi chụp CT ảnh hưởng như thế nào với trẻ em. Mặc dù chụp CT có những ảnh hưởng nhất định tới trẻ em, tuy nhiên, Bác sĩ chỉ chỉ định chụp CT trong trường hợp thực sự cần thiết. Để được tư vấn chính xác nhất, đảm bảo an toàn cho con em, khách hàng có thể liên hệ hotline 1800 888 616 để được T-Matsuoka hỗ trợ!
T-Matsuoka Medical Center – Trung tâm y khoa tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung bướu và đột quỵ chuẩn Nhật Bản tiên phong tại miền Bắc:
|
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) CT scans and cancer risk (n.d.) WebMD. Liên kết: https://www.webmd.com/cancer/can-ct-scans-lead-to-cancer (Ngày truy cập: 04/05/2025).
(2) Mafraji, M.A. (n.d.) Radiographic Contrast Agents, MSD Manual Consumer Version. Liên kết: https://www.msdmanuals.com/home/special-subjects/common-imaging-tests/radiographic-contrast-agents (Ngày truy cập: 04/05/2025).
(3) Mafraji, M.A. (n.d.) Computed Tomography (CT), MSD Manual Consumer Version. Liên kết: https://www.msdmanuals.com/home/special-subjects/common-imaging-tests/computed-tomography-ct (Ngày truy cập: 04/05/2025).
(4) Imaging, C. (2021) CT scan for children: What parents should know, Mobile CT Rental – Mobile Imaging Rental And Lease. Catalina Imaging Inc. Liên kết: https://catalinaimaging.com/ct-scan-children-parents-know/ (Ngày truy cập: 04/05/2025).
Các bài viết trên website chỉ có tích chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Vui lòng không tự ý làm theo
Đặt lịch khám
Đặt câu hỏi

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin liên hệ, hoặc điện thông tin vào form bên dưới.
Đặt lịch tư vấn với bác sĩ
Trước khi bạn rời đi, hãy để lại thông tin để chúng tôi gửi cho bạn bản tin y khoa mà có thể bạn sẽ quan tâm.

Bác sỹ không có lịch khám, bạn vui lòng chọn ngày khác

Lưu ý : Thời gian đặt lịch chỉ mang tính chất tương đối, T-Matsouka sẽ liên hệ xác nhận với Quý khách hàng sau khi có thông tin lịch khám. Xin cảm ơn Quý khách hàng đã chờ phản hồi từ T-Matsuoka.
Đánh giá bằng sao:
Sắp xếp theo :
Chưa có đánh giá nào.