Chụp X-quang đầu cho bé có hại không? Lưu ý cho phụ huynh
Chụp X-quang cho bé ở đầu thường khiến nhiều phụ huynh lo lắng về sự an toàn cũng như ảnh hưởng lâu dài. Vậy chụp X-quang đầu cho bé có hại không? Thực tế, chụp X-quang là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh an toàn và không gây hại nếu được thực hiện với tần suất hợp lý và đúng theo chỉ định của Bác sĩ. Vì vậy, cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi cho con thực hiện phương pháp chẩn đoán hình ảnh này.
1. Chụp X-quang đầu cho trẻ có gây hại không?
Theo các chuyên gia, chụp X-quang đầu cho trẻ em khá an toàn bởi: (1)
- Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến: Chụp X-quang được sử dụng rộng rãi trong y khoa, có tính an toàn, độ chính xác cao và được chỉ định cho nhiều đối tượng từ trẻ sơ sinh đến người cao tuổi.
- Chụp X-quang sử dụng lượng tia X rất nhỏ: Thực tế, con người vẫn tiếp xúc với các tia có hại như tia UV, tia X từ môi trường. Khi chụp X-quang, trẻ sẽ chỉ tiếp xúc với một lượng tia X rất nhỏ, tương tự lượng bức xạ tự nhiên từ môi trường sống xung quanh. Ngay cả trong trường hợp phải chụp X-quang 2 lần/tuần, lượng bức xạ mà trẻ tiếp xúc vẫn ở mức độ thấp và an toàn.
- Chụp X-quang chỉ được chỉ định khi thực sự cần thiết: Bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định một hoặc một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác cho trẻ như siêu âm, chụp MRI,…
- Trẻ em sẽ được sử dụng máy chụp X-quang chuyên dụng: Nhiều cơ sở y tế có trang bị máy chụp X-quang chuyên dụng cho trẻ nhỏ, có thể điều chỉnh mức năng lượng tia X xuống thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo quan sát rõ ràng hình ảnh cơ thể, giúp hạn chế nguy cơ phơi nhiễm bức xạ ở trẻ em.
Hiện nay tại nhiều bệnh viện có máy chụp X-quang chuyên dụng cho trẻ em
2. Khi nào cần chụp X-quang đầu cho bé?
Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khoẻ của bé để đưa ra chỉ định chụp an toàn. Trong các trường hợp sau, Bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang đầu cho trẻ: (2)
- Chấn thương, có dị vật ở đầu.
- Nghi ngờ có khối u não.
- Dị tật trong khu vực hộp sọ.
- Gãy hoặc nhiễm trùng xương mặt, xương sọ.
- Rối loạn nội tiết và chuyển hóa gây ra khuyết tật xương sọ.
- Kiểm tra xoang mũi.
- Khử khoáng xương.
Chụp X-quang không phải lúc nào cũng cần thiết. Nếu trẻ không xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm như nôn mửa hoặc mất ý thức, Bác sĩ có thể cân nhắc thay thế chụp X-quang bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác, hạn chế tối đa cho trẻ tiếp xúc với tia X.
Chụp MRI có thể thay thế chụp X-quang trong nhiều trường hợp, bao gồm cả trường hợp khách hàng là trẻ nhỏ
3. Lưu ý cho phụ huynh khi chụp X-quang đầu cho bé để đảm bảo an toàn và hiệu quả
Mặc dù chụp X-quang được đánh giá là tương đối an toàn cho trẻ, nhưng phụ huynh vẫn cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả của buổi chụp.
3.1. Trước khi chụp X-quang đầu
1 – Nên lựa chọn những địa chỉ uy tín để thực hiện chụp chiếu cho bé: T-Matsuoka Medical Center là địa chỉ được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn bởi dịch vụ tận tâm, Bác sĩ có chuyên môn cao và trang thiết bị tiên tiến:
- Đội ngũ bác sĩ và nhân viên có tay nghề cao, được đào tạo kỹ năng giao tiếp và làm việc với trẻ em, giúp bé cảm thấy yên tâm và thoải mái trong suốt quá trình thực hiện.
- Trước khi thực hiện chụp X-quang, phụ huynh được tư vấn chi tiết về quy trình, những yếu tố cần chuẩn bị, cách hỗ trợ bé giữ bình tĩnh. Thời gian chờ đợi cũng được rút ngắn để giảm áp lực tâm lý cho trẻ và gia đình.
- Trung tâm sử dụng các máy chụp X-quang có cảm biến kỹ thuật số với độ phân giải cao, bổ sung tính năng tối ưu hóa độ sáng và giảm nhiễu, giúp hình ảnh kết quả được sắc nét, chính xác hơn. Máy chụp hiện đại rút ngắn thời gian thực hiện, giảm liều lượng tia X và hạn chế các tình huống cần lặp lại chụp chiếu nhằm bảo vệ sức khỏe của trẻ, phụ huynh và các nhân viên y tế trong phòng chụp.
2 – Tuyệt đối KHÔNG tự ý cho con đi chụp X-quang khi chưa có chỉ định của Bác sĩ: Việc tự ý cho con đi chụp X-quang có thể khiến trẻ phải tiếp xúc với lượng bức xạ nhiều hơn mức cần thiết, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và lãng phí thời gian, tiền bạc.
3 – Thông báo cho bác sĩ chi tiết tình trạng sức khoẻ của con: Trong trường hợp trẻ đã từng chụp X-quang trước đó, nhất là thời gian chụp gần đây, phụ huynh cần thông báo cho Bác sĩ và cung cấp hình ảnh chụp X-quang trước đó để thuận tiện cho việc so sánh, đối chiếu. Bác sĩ cũng cần biết các thông tin chi tiết như tiền sử sức khỏe, cân nặng, chiều cao,… để có thể đưa ra chỉ định phù hợp, đảm bảo an toàn cho trẻ mà vẫn có thu được hình ảnh chụp rõ nét.
Điều dưỡng viên sẽ đo chỉ số sinh tồn (chiều cao và cân nặng) cho trẻ trước khi thực hiện chụp X-quang
4 – Tháo hết trang sức, phụ kiện bằng kim loại khỏi người trẻ trước khi chụp: Hãy đảm bảo không có vật bằng kim loại trên cơ thể trẻ để không ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh thu được.
5 – Trấn an, động viên con trẻ trước khi chụp: Trẻ em khi lần đầu chụp X-quang sẽ thường có tâm lý lo sợ. Hãy trấn an con, giải thích cho con rằng chụp X-quang sẽ giúp Bác sĩ nhìn thấy bên trong đầu con mà không cần phải mổ, quá trình chụp chỉ trong vài giây và không hề gây đau đớn,… (3)
3.2. Trong khi chụp X-quang đầu
1 – Nếu được Bác sĩ cho phép, phụ huynh có thể cùng con vào phòng chụp: Phụ huynh cần hỗ trợ trấn an trẻ và giúp trẻ tạo tư thế thích hợp để buổi chụp chiếu diễn ra nhanh chóng và an toàn. Nhiều trường hợp trẻ còn quá nhỏ và không thể nằm im trong khi chụp X-quang, phụ huynh có thể trao đổi với Bác sĩ về việc cân nhắc sử dụng thuốc an thần hoặc phương pháp thay thế như chụp MRI.
2 – Trao đổi với Bác sĩ về việc sử dụng đồ bảo hộ khi chụp X – quang cho bé: Nếu cha mẹ vẫn chưa hoàn toàn yên tâm về độ an toàn của phương pháp này thì hãy trao đổi với Bác sĩ, hỏi Bác sĩ về các đồ vật bảo hộ khi chụp X-quang như áo chì, yếm chì, mũ chì, khẩu trang cản tia xạ,…
3.3. Sau khi chụp X-quang đầu
1 – Theo dõi phản ứng của trẻ: Sau khi thực hiện chụp X-quang đầu, hầu hết trẻ sẽ không cần phải ở lại bệnh viện để theo dõi vì phương pháp chẩn đoán hình ảnh này không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu con có hiện tượng quấy khóc nhiều, chóng mặt, buồn nôn thì hãy nhanh chóng báo cho Bác sĩ.
2 – Cho con nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước, ăn đồ ăn nhẹ,…: Nhiều trẻ có biểu hiện mệt mỏi sau khi trải qua quá trình chụp chiếu. Phụ huynh nên cho con nghỉ ngơi đầy đủ, ăn đồ ăn nhẹ và dễ tiêu hoá như cháo, súp… Trong trường hợp chụp X-quang có sử dụng chất cản quang, phụ huynh lưu ý cho con uống nhiều nước hơn để quá trình đào thải chất cản quang ra khỏi cơ thể trẻ diễn ra nhanh hơn. (3)
Phụ huynh nên cho trẻ ăn đồ dễ tiêu hóa sau khi chụp X-quang
3 – Trao đổi lại cùng Bác sĩ về những vấn đề còn chưa hiểu rõ để nắm được tình trạng của trẻ: Việc Bác sĩ chỉ định thực hiện chụp X-quang thêm để đưa ra chẩn đoán chính xác hơn nếu cần thiết là hoàn toàn có thể xảy ra.
4 – Tuân thủ chỉ định của Bác sĩ và đưa trẻ đi tái khám nếu được yêu cầu: Chụp X-quang đầu được chỉ định trong trường hợp chẩn đoán một chấn thương vùng đầu hoặc bệnh lý thì việc theo dõi tình trạng của trẻ sau đó rất quan trọng. Phụ huynh nên tuân thủ chỉ định của Bác sĩ và đưa trẻ đi tái khám nếu được yêu cầu. Cha mẹ yên tâm là tất cả hồ sơ chụp X-quang của con cần được lưu trữ nhằm giúp Bác sĩ dễ dàng phát hiện bất thường nếu có và đưa ra hướng điều trị kịp thời.
4. Câu hỏi thường gặp khi chụp X-quang đầu cho bé
Câu 1: Trẻ mấy tháng tuổi có thể chụp X-quang đầu?
Trẻ sơ sinh từ lúc mới sinh ra đến khi 1 tháng tuổi, trẻ nhỏ hay trẻ lớn đều có thể chụp X-quang đầu. Liều lượng bức xạ trong chẩn đoán y khoa là rất thấp, thường thấp hơn nhiều lần so với mức có thể gây hại cho con người, giúp Bác sĩ có thể thực hiện các chẩn đoán hình ảnh cần thiết mà vẫn đảm bảo an toàn cho trẻ.
Lưu ý: Phụ huynh nên trao đổi với Bác sĩ để nhận được tư vấn chính xác và phù hợp với chỉ định chụp X-quang. Với các trường hợp chưa thực sự cần đến hỗ trợ từ chụp X-quang, Bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn chẩn đoán hình ảnh khác an toàn cho bé. Tại T-Matsuoka Medical Center, Trung tâm y khoa tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung thư và đột quỵ chuẩn Nhật Bản tiên phong tại miền Bắc, chúng tôi có cung cấp dịch vụ siêu âm, chụp MRI nhẹ nhàng, êm ái, không gây đau, hỗ trợ xem xét các vấn đề ở vùng đầu an toàn và hiệu quả. Để nhận được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ với hotline 1800 888 616! |
Câu 2: Chụp X-quang cho trẻ sơ sinh có hại không?
Chụp X-quang cho trẻ sơ sinh không gây hại nếu được thực hiện với tần suất hợp lý và tuân theo chỉ định của Bác sĩ. (3) Các trung tâm y tế hiện nay đều sử dụng thiết bị chụp X-quang chuyên dụng dành cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Do trẻ em có thân hình nhỏ bé, máy chụp X-quang được điều chỉnh ở chế độ rất thấp nhằm giảm thiểu phơi nhiễm bức xạ, không có bức xạ nào tích tụ trong cơ thể trẻ sơ sinh sau khi chụp.
Câu 3: Chụp X-quang đầu cho bé có đau không?
Không. Khi thực hiện chụp, thiết bị chỉ phát ra bức xạ để tạo ra hình ảnh, không có sự can thiệp hay tác động nào đến cơ thể trẻ.
Tuy nhiên, một số trẻ sẽ cảm thấy không thoải mái trong quá trình chụp vì phải giữ yên tư thế trong một khoảng thời gian ngắn. Phụ huynh có thể giúp trẻ thoải mái hơn bằng cách giải thích quy trình và động viên con trong quá trình chụp.
Phụ huynh cần phối hợp với Bác sĩ và kỹ thuật viên trấn an trẻ trước khi thực hiện chụp X-quang
Câu 4: Bé có cần nhịn ăn trước khi chụp X-quang đầu không?
Không. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn nên trao đổi với Bác sĩ để nhận được tư vấn phù hợp, đảm bảo an toàn cho trẻ và hiệu quả chẩn đoán.
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi “Chụp X-quang đầu cho bé có hại không?”. Chụp X-quang đầu cho bé là một phương pháp chẩn đoán quan trọng và, khi được thực hiện một cách hợp lý, sẽ không gây hại cho sức khỏe của trẻ. Các bậc phụ huynh cần lưu ý những điểm quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình chụp. Nếu quý khách hàng còn có thêm câu hỏi hay cần được tư vấn cụ thể hơn, hãy liên hệ với T-Matsuoka Medical Center.
T-Matsuoka Medical Center – Trung tâm y khoa tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung thư và đột quỵ chuẩn Nhật Bản tiên phong tại miền Bắc:
- Hotline: 1800 888 616
- Website: https://t-matsuoka.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/TMatsuokaMedicalCenter
- Địa chỉ: 154 Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, Hanoi, Vietnam
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Ct, P. and Low, 6. Years (n.d.) Additional Resources, Who.int. Liên kết: https://cdn.who.int/media/docs/default-source/documents/radiation/x-ray-exams-children-leaflet.pdf?sfvrsn=2a85bfaf_2 (Ngày truy cập 19/04/2025).
(2) Skull x-ray (2020) Ucsfbenioffchildrens.org. Liên kết: https://www.ucsfbenioffchildrens.org/medical-tests/skull-x-ray (Ngày truy cập 19/04/2025).
(3) Geddes, J.K. (2022) Pigg-o-Stat: What to know about baby xrays, BabyCenter. Liên kết: https://www.babycenter.com/health/injuries-and-accidents/baby-xray_40009368 (Ngày truy cập 19/04/2025).
Các bài viết trên website chỉ có tích chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Vui lòng không tự ý làm theo
Đặt lịch khám
Đặt câu hỏi

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin liên hệ, hoặc điện thông tin vào form bên dưới.
Đặt lịch tư vấn với bác sĩ
Trước khi bạn rời đi, hãy để lại thông tin để chúng tôi gửi cho bạn bản tin y khoa mà có thể bạn sẽ quan tâm.

Bác sỹ không có lịch khám, bạn vui lòng chọn ngày khác

Lưu ý : Thời gian đặt lịch chỉ mang tính chất tương đối, T-Matsouka sẽ liên hệ xác nhận với Quý khách hàng sau khi có thông tin lịch khám. Xin cảm ơn Quý khách hàng đã chờ phản hồi từ T-Matsuoka.
Đánh giá bằng sao:
Sắp xếp theo :
Chưa có đánh giá nào.