Có thai chụp X-quang có sao không? 3 lưu ý cho mẹ bầu
Việc chụp X-quang khi mang thai là nỗi lo chung của nhiều mẹ bầu. Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại và quy trình an toàn nghiêm ngặt, phương pháp chụp X-quang trong thai kỳ không quá nguy hiểm nếu được thực hiện đúng cách và có chỉ định từ Bác sĩ chuyên khoa. Bài viết này sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ “có thai chụp X-quang có sao không?”, đồng thời chia sẻ những biện pháp bảo vệ cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
1. Có thai chụp X-quang có sao không? 3 yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi khi chụp X-quang
Việc chụp X-quang khi đang mang thai sẽ ảnh hưởng đến thai nhi nếu liều lượng tia X quá lớn. Dựa nhiều nghiên cứu y khoa từ các tổ chức uy tín như WebMD, MSD Manuals. Thực tế, khi chụp X-quang nhiều lần trong thời gian ngắn, đặc biệt là tại vùng bụng dưới, nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi mới tăng cao. (1), (2)
Lưu ý: Trước khi chỉ định chụp X-quang cho phụ nữ mang thai, các Bác sĩ sẽ đánh giá kỹ lưỡng tiền sử sức khỏe và cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn phương pháp chẩn đoán phù hợp nhất nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. |
Mức độ ảnh hưởng của quá trình chụp X-quang lên thai nhi phụ thuộc vào 3 yếu tố: Giai đoạn của thai kỳ, Tần suất chụp và Vị trí chụp.
1.1. Giai đoạn của thai kỳ
Nếu lượng bức xạ hấp thụ sau khi chụp X-quang không vượt quá mức an toàn, thì nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi là rất thấp và không cần quá lo ngại. Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, rủi ro đối với thai nhi từ bức xạ ion hoá phụ thuộc vào tuổi thai tại thời điểm tiếp xúc và liều lượng bức xạ, cụ thể như sau: (3)
- Giai đoạn tiền làm tổ (Từ 0 – 2 tuần thai): Nếu liều lượng tia X từ 5 – 10 rad, có thể gây tổn thương phôi thai, thậm chí dẫn đến sảy thai.
- Giai đoạn tạo hình cơ quan (Từ 3 – 8 tuần thai): Nếu liều bức xạ > 10 rad, có nguy cơ gây sảy thai, dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến phát triển hệ thần kinh.
- Giai đoạn thai phát triển (Từ 9 – 15 tuần): Thai nhi tiếp xúc với tia X với liều bức xạ > 10 – 20 rad có thể gặp các vấn đề như dị dạng, quá trình phát triển thể chất – trí tuệ bị trì trệ, tổn thương não.
- Giai đoạn sau 16 tuần: Quá trình hình thành thai nhi nhạy cảm thấp hơn với bức xạ, tuy nhiên làm tăng nguy cơ ung thư thời thơ ấu.
1.2. Tần suất chụp
Để có thể hình dung cụ thể hơn ảnh hưởng của tần suất chụp X-quang, khách hàng có tham khảo thông tin trong bảng dưới đây:
Vị trí chụp | Khả năng hấp thụ mỗi lần chụp
(tính theo đơn vị rad) |
Mẹ chụp bao nhiêu lần thì có nguy cơ cao bị ảnh hưởng (liều 5 rad)? |
Đầu | 0,004 | 1.250 |
Răng | 0,0001 | 50.000 |
Cột sống cổ | 0,002 | 2.500 |
Tay, chân | 0,001 | 5.000 |
Ngực | 0,00007 | 71.429 |
Vú | 0,02 | 250 |
Bụng | 0,245 | 20 |
Cột sống, thắt lưng | 0,359 | 13 |
Khung chậu | 0,04 | 125 |
Như vậy, theo bảng trên, việc mẹ bầu chụp X-quang vài lần với liều lượng thấp thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo mức độ an toàn cao nhất cho sự phát triển của bé, khách hàng vẫn nên hạn chế chụp X-quang, đặc biệt là tại các vùng nhạy cảm như bụng dưới, cột sống và thắt lưng.
1.3. Vị trí chụp
Không chỉ phụ thuộc vào giai đoạn thai kỳ hay tần suất chụp, vị trí chụp X-quang cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ tác động lên thai nhi. (4)
- Chụp X-quang vùng cột sống thắt lưng: Với liều bức xạ từ 0,15 – 0,3 rad, tỷ lệ gây thương tổn cho thai nhi dao động từ 0,001 – 0,1%.
- Chụp X-quang vùng bụng, khung chậu: Liều bức xạ nằm trong khoảng từ 0,6 – 1,4 rad có nguy cơ gây ra tổn thương cho thai nhi (khoảng 0,001 – 0,01%).
- Chụp X-quang vùng đầu, ngực: Liều bức xạ được sử dụng rất thấp, chỉ khoảng 0,02 – 0,3 rad, nên tỷ lệ ảnh hưởng đến thai nhi gần như không đáng kể (dưới 0,0001%).
Lưu ý: Các mẹ bầu nên trao đổi với Bác sĩ để nhận được tư vấn chính xác nhất với trường hợp của mình, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Ngoài ra, vẫn có một tỷ lệ nhỏ (4-6%) thai nhi bị bất thường ngay cả khi không tiếp xúc với tia X. Các mẹ cần khám thai định kỳ để kiểm tra sức khỏe và tầm soát những bất thường (nếu có) khi mang thai. |
2. 3 lưu ý cho mẹ bầu khi đi chụp X-quang để giảm thiểu rủi ro
2.1. Trước khi chụp X-quang
- Lựa chọn cơ sở y tế uy tín
Việc lựa chọn nơi chụp có trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật viên chuyên môn cao và quy trình chặt chẽ là rất quan trọng. Cơ sở y tế chất lượng sẽ có hệ thống bảo vệ bức xạ tốt và Bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chỉ định chụp cho mẹ bầu.
Nếu khách hàng cần một địa chỉ uy tín để chẩn đoán hình ảnh an toàn trong khi mang thai, hãy liên hệ với T-Matsuoka Medical Center, Trung tâm y khoa tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung thư và đột quỵ chuẩn Nhật Bản tiên phong tại miền Bắc. Đội ngũ y Bác sĩ giàu kinh nghiệm tại T-Matsuoka Medical Center sẽ tư vấn tận tình, chỉ định hợp lý và luôn ưu tiên phương án an toàn cho mẹ và bé. Khách hàng sẽ được trải nghiệm quy trình khám tỉ mỉ theo tiêu chuẩn Nhật Bản: khai thác kỹ tiền sử, khám lâm sàng và cận lâm sàng nghiêm ngặt, giúp Bác sĩ chọn phương pháp chẩn đoán hình ảnh phù hợp nhất.
Ngoài ra, tại T-Matsuoka Medical Center, chúng tôi ứng dụng AI cùng máy móc hiện đại giúp phát hiện sớm bất thường chỉ từ 1mm, ngay cả khi chưa có triệu chứng. Nếu khách hàng có nhu cầu, chúng tôi có thể liên kết trực tiếp với các cơ sở y tế uy tín trong nước và Nhật Bản để hỗ trợ điều trị nhanh chóng, kịp thời.
Hãy liên hệ với T-Matsuoka Medical Center qua hotline 1800 888 616 ngay hôm nay để được hỗ trợ!
- Thông báo cho Bác sĩ biết tình trạng mang thai
Ngay cả khi chỉ nghi ngờ mang thai, khách hàng cũng phải thông báo ngay với Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên chụp X-quang. Việc này giúp Bác sĩ đánh giá đúng tình hình và cân nhắc phương pháp thay thế phù hợp như siêu âm, chụp cộng hưởng từ,… Ngoài ra, khách hàng cũng cần thông báo về tiền sử sức khỏe, tình trạng dị ứng với thuốc cản quang nếu có,… để đảm bảo an toàn và được chỉ định phương pháp hiệu quả cho trường hợp của bản thân.
- Kiêng khem và theo dõi theo chỉ định
Trước khi chụp, Bác sĩ có thể yêu cầu khách hàng nhịn ăn, uống hoặc theo dõi dấu hiệu thai. Hãy tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn để đảm bảo an toàn.
2.2. Trong khi chụp X-quang
- Mặc đồ bảo hộ đầy đủ
Khách hàng có thể được cung cấp trang phục bảo hộ bằng chì để che kín phần bụng và vùng chậu – nơi thai nhi đang phát triển. Đây là biện pháp quan trọng nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của bức xạ lên thai nhi. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại nhờ kỹ thuật viên kiểm tra lại.
- Nằm yên để ảnh chụp được rõ nét
Nếu khách hàng di chuyển, cử động trong quá trình chụp X-quang, hình ảnh kết quả chụp sẽ bị mờ và có thể phải chụp lại, làm tăng lượng tia X tiếp xúc. Do đó, việc giữ tư thế bất động theo hướng dẫn là điều vô cùng quan trọng.
2.3. Sau khi chụp X-quang
- Có thể cần thực hiện các chẩn đoán hình ảnh bổ sung nếu cần
Bác sĩ có thể yêu cầu khách hàng siêu âm, chụp MRI hoặc xét nghiệm máu để đánh giá toàn diện tình trạng sức khỏe mẹ và thai nhi sau khi tiếp xúc với tia X. Ngoài ra, nếu khách hàng đang ở giai đoạn thai kỳ từ tuần thứ 16 trở đi, hãy theo dõi hoạt động thai máy trong 24-48 giờ sau khi chụp X-quang. Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường như đau bụng, ra máu âm đạo, thai giảm cử động, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi, điều trị kịp thời.
- Trao đổi kỹ lưỡng với Bác sĩ nếu có phần chưa hiểu
Đừng ngần ngại hỏi Bác sĩ về một số thông tin như liều lượng bức xạ đã tiếp xúc, vùng chụp, rủi ro nếu có và cách chăm sóc sau chụp nếu khách hàng chưa nắm rõ. Hiểu rõ thông tin sẽ giúp khách hàng yên tâm hơn và chủ động bảo vệ bản thân và thai nhi.
3. Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Mẹ bầu chụp X-quang khi không biết mang thai có sao không?
Khách hàng chụp X-quang một lần trước khi biết mình mang thai sẽ không cần lo lắng. Trong phần lớn các trường hợp, mức phơi nhiễm tia X từ một lần chụp là rất thấp và ít có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, đặc biệt nếu vùng chụp không liên quan đến bụng dưới hoặc khung chậu.
Tuy nhiên, nếu khách hàng chụp X-quang nhiều lần trong thời gian ngắn, đặc biệt là vùng bụng, khung chậu hoặc cột sống dưới – nơi gần với thai nhi – thì nguy cơ tia X tác động tiêu cực tới thai nhi sẽ cao hơn. Trong trường hợp này, khách hàng nên chủ động thông báo cho Bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra, tư vấn phù hợp, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Câu 2: Chụp X-quang trước khi mang thai có sao không?
Thông thường, chụp X-quang trước khi mang thai không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản hoặc khả năng thụ thai. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo phụ nữ không nên mang thai ngay sau khi chụp X-quang, đặc biệt nếu chụp ở vùng bụng hoặc khung chậu.
Để đảm bảo an toàn, khách hàng nên đợi ít nhất 4 tuần sau khi chụp X-quang rồi mới nên có thai. Khoảng thời gian này giúp cơ thể khách hàng loại bỏ hoàn toàn tác động tiềm ẩn từ tia X (nếu có) và chuẩn bị tốt hơn về mặt sức khỏe cho hành trình làm mẹ. Nếu khách hàng có kế hoạch mang thai và cần chụp X-quang, hãy thông báo với Bác sĩ để được tư vấn kỹ lưỡng và lựa chọn phương pháp chẩn đoán hình ảnh an toàn hơn, phù hợp với kế hoạch của bản thân.
Câu 3: Có bầu 1 tháng chụp X-quang có sao không?
Thực tế, nếu khách hàng có bầu 1 tháng chỉ chụp X-quang 1 lần sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi vì liều bức xạ trong một lần chụp thường rất thấp. Tuy nhiên, nếu khách hàng chụp nhiều lần trong thời gian ngắn, thai nhi sẽ tăng khả năng chịu tác động tiêu cực. Do đó, trước khi tiến hành chụp, khách hàng cần thông báo rõ với Bác sĩ về số lần đã chụp X-quang trong quá khứ để Bác sĩ có thể đưa ra các chỉ định phù hợp và an toàn nhất.
Câu 4: Mới có thai chụp X-quang có sao không?
Nếu liều lượng tia X thấp và không chiếu trực tiếp vào vùng bụng, thì rủi ro ảnh hưởng đến thai nhi là rất nhỏ. Tương tự, điều quan trọng là mẹ bầu phải tham khảo ý kiến Bác sĩ để có những chỉ định phù hợp, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho mẹ và bé.
Câu 5: Phụ nữ mang thai ngồi bên ngoài phòng chụp X-quang có sao không?
Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm rằng việc ngồi bên ngoài phòng chụp X-quang không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Các thiết bị X-quang hiện đại ngày nay được thiết kế rất an toàn, chỉ phát tia X tập trung vào vùng cần kiểm tra. Đồng thời, phòng chụp cũng được che chắn bằng vật liệu chuyên dụng để hạn chế tối đa việc phát tán bức xạ ra bên ngoài. Nhờ đó, mức độ phơi nhiễm tia X ở khu vực ngoài phòng gần như bằng không.
Tuy nhiên, trong suốt thai kỳ, mẹ bầu vẫn nên khám thai định kỳ và theo dõi sát sao sức khỏe thai nhi để kịp thời phát hiện và xử lý nếu có bất thường xảy ra, dù là nhỏ nhất.
Câu 6: Bà bầu vào phòng chụp X-quang có sao không?
Việc bà bầu vào phòng chụp X-quang sẽ không gây ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi nếu không trực tiếp chụp. Tuy nhiên, nếu không bắt buộc phải có mặt trong phòng chụp, bà bầu nên đứng ở khu vực bên ngoài để hạn chế tối đa nguy cơ phơi nhiễm không cần thiết hoặc có thể đứng sau tấm chắn chì vì nó có khả năng ngăn tia X hiệu quả.
Trong trường hợp cần có mặt trong phòng chụp, chúng tôi khuyến khích khách hàng nên ngồi xa máy chụp X-quang để tránh hấp thụ liều lượng tia X không cần thiết. Khách hàng cũng không nên ở lại lâu trong phòng chụp nhằm hạn chế khả năng phơi nhiễm bức xạ tia X. Trong mọi trường hợp, nếu cảm thấy lo lắng, thai phụ nên trao đổi trực tiếp với Bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể các biện pháp bảo vệ phù hợp.
Câu hỏi “có thai chụp X-quang có sao không” là mối quan tâm chính đáng của nhiều thai phụ. Qua những phân tích chi tiết, có thể thấy việc chụp X-quang an toàn cho thai nhi khi được thực hiện đúng quy trình và có sự giám sát chặt chẽ của chuyên gia y tế.
Nếu khách hàng cần thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khi mang thai, hãy chọn những trung tâm y tế uy tín, được trang bị công nghệ hiện đại và đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chăm sóc tốt nhất cho mẹ và bé. Liên hệ T-Matsuoka Medical Center ngay để được hỗ trợ!
T-Matsuoka Medical Center – Trung tâm y khoa tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung thư và đột quỵ chuẩn Nhật Bản tiên phong tại miền Bắc:
- Hotline: 1800 888 616
- Website: https://t-matsuoka.com/
- Địa chỉ: 154 Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, Hanoi, Vietnam
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Mehta, P. (2022) X-rays during pregnancy: What to know, WebMD. Liên kết: https://www.webmd.com/baby/x-rays-during-pregnancy-what-to-know (Ngày truy cập: 13/04/2025).
(2) Mafraji, M.A. (2023) Conventional Radiography, MSD Manual Professional Edition. MSD Manuals. Liên kết: https://www.msdmanuals.com/professional/special-subjects/principles-of-radiologic-imaging/conventional-radiography (Ngày truy cập: 13/04/2025).
(3) Guidelines for diagnostic imaging during pregnancy and lactation (n.d.) Acog.org. Liên kết: https://www.acog.org/clinical/clinical-guidance/committee-opinion/articles/2017/10/guidelines-for-diagnostic-imaging-during-pregnancy-and-lactation (Ngày truy cập: 13/04/2025).
(4) Entrance skin dose (n.d.) Radiopaedia.org. Liên kết: https://radiopaedia.org/articles/entrance-skin-dose?lang=us (Ngày truy cập: 13/04/2025).
Các bài viết trên website chỉ có tích chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Vui lòng không tự ý làm theo
Đặt lịch khám
Đặt câu hỏi

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin liên hệ, hoặc điện thông tin vào form bên dưới.
Đặt lịch tư vấn với bác sĩ
Trước khi bạn rời đi, hãy để lại thông tin để chúng tôi gửi cho bạn bản tin y khoa mà có thể bạn sẽ quan tâm.

Bác sỹ không có lịch khám, bạn vui lòng chọn ngày khác

Lưu ý : Thời gian đặt lịch chỉ mang tính chất tương đối, T-Matsouka sẽ liên hệ xác nhận với Quý khách hàng sau khi có thông tin lịch khám. Xin cảm ơn Quý khách hàng đã chờ phản hồi từ T-Matsuoka.
Đánh giá bằng sao:
Sắp xếp theo :
Chưa có đánh giá nào.