Glucose trong máu: Mối quan hệ với cholesterol - T-Matsuoka
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Tra cứu hồ sơ

THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN

Tin tức

Glucose trong máu: Mối quan hệ với cholesterol

24/04/2023
Copied!

Mức glucose trong máu cao làm cho chất béo phân hủy nhanh hơn, khiến cholesterol xuất hiện sự bất thường, tăng nguy cơ bệnh tim, đột quỵ.

Khi các tế bào không đáp ứng thích hợp với hormone insulin, cơ thể có thể phát triển một số triệu chứng của cholesterol bất thường, bao gồm thay đổi cholesterol xấu (LDL), cholesterol tốt (HDL) và chất béo trung tính. Tăng đường huyết khiến cho độ nhớt máu tăng, tăng sự lắng đọng và bám dính của các tế bào mỡ vào thành mạch, tạo ra các mảng xơ vữa, làm hẹp lòng mạch. Những bất thường về cholesterol này theo thời gian có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ của một người.

Theo các chuyên gia, kháng insulin và hội chứng chuyển hóa là 2 tình trạng gây ra lượng đường trong máu cao làm thay đổi cholesterol rõ rệt nhất.

Kháng insulin và hội chứng chuyển hóa là 2 tình trạng gây ra lượng đường trong máu cao làm thay đổi cholesterol rõ rệt nhất.

 

Kháng insulin

Sau khi ăn, carbohydrate được hệ thống tiêu hóa phân hủy thành glucose. Glucose được hấp thụ qua thành ruột vào máu. Khi đó, insulin do tuyến tụy tạo ra đưa glucose vào các tế bào khác nhau, từ đó cơ thể có năng lượng hoạt động, các bộ phận thực hiện nhiệm vụ.

Insulin còn có vai trò ngăn chặn sự phân hủy chất béo thành các axit béo (phân giải lipid) trong cơ thể. Khi bạn mắc tình trạng kháng insulin, các tế bào phản ứng kém với quá trình này. Kết quả, lượng đường trong máu tăng lên, báo hiệu nguy cơ mắc tiền tiểu đường và tiểu đường. Quá trình này cũng khiến chất béo trong cơ thể phân hủy nhanh hơn, dẫn đến cholesterol thay đổi theo chiều hướng xấu. Cụ thể, kháng insulin làm giảm cholesterol tốt, tăng chất béo trung tính và cholesterol xấu.

 

Hội chứng chuyển hóa

Đây thực chất không phải là bệnh, mà là tập hợp các tình huống làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch. Hội chứng này thường xảy ra trước tình trạng kháng insulin, làm lượng glucose tăng cao, khiến nguy cơ mắc biến chứng tim mạch cũng tăng theo.

Những người mắc hội chứng chuyển hóa thường có các dấu hiệu, bao gồm: vòng bụng to bất thường; mức HDL dưới 40mg/dL ở nam giới hoặc dưới 50mg/dL ở nữ giới; huyết áp lớn hơn hoặc bằng 130/85 mmHg; mức đường huyết lúc đói lớn hơn hoặc bằng 100mg/dL.

Những người bị bệnh đái tháo đường và có nguy cơ cao bị đau tim nên cẩn thận trong việc kiểm soát lượng đường trong máu, mức cholesterol để tránh nguy cơ tai biến mạch máu não, đột quỵ. Khi được chẩn đoán mắc tiểu đường, để có thể điều chỉnh lượng đường trong máu, giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường, bệnh tim, có thể áp dụng một số cách như: giảm cân, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, bỏ thuốc lá, kiểm soát huyết áp…

Làm thế nào để duy trì glucose trong máu ở mức bình thường?

Dưới đây là một số cách đơn giản giúp bạn duy trì chỉ số đường huyết bình thường, ngăn ngừa nguy cơ hạ hoặc tăng đường huyết bất thường:

Chế độ ăn hợp lý, đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng

Muốn đạt được mục tiêu này, các bữa ăn hàng ngày phải được xây dựng với các loại thực phẩm và hàm lượng phù hợp. Thành phần dinh dưỡng được khuyến nghị là 50 – 60% Glucid, 20 – 30% Lipit và 15 – 20% Protid. Về tổng lượng calo nạp vào, cần dựa trên mức độ tiêu hao năng lượng trong hoạt động hàng ngày của bạn.

Dinh dưỡng nạp vào cơ thể này phải chia thành 3 bữa, đặc biệt không được bỏ qua bữa sáng bởi nó giúp ổn định đường huyết tốt nhất trong suốt ngày dài.

Tăng cường thực phẩm có màu đỏ tươi và xanh

Trong những thực phẩm này có chứa chất anthocyanins giúp kiểm soát đường huyết rất tốt bao gồm: quả mọng, dâu, nho,… Hãy kết hợp lành mạnh protein, chất béo và tinh bột trong bữa ăn với các loại trái cây này cùng các loại hạt để duy trì chỉ số đường huyết.

Tập thể dục

Mỗi ngày nên duy trì thói quen tập thể dục, đặc biệt tốt khi khiến cơ thể bạn đổ mồ hôi tối thiểu 30 phút, duy trì 5 buổi/tuần. Đừng quên kiểm tra chỉ số đường huyết cũng như các chỉ số sức khỏe khác của cơ thể trước khi tập.

Theo dõi đường huyết thường xuyên

Theo dõi đường huyết tại nhà đơn giản với các thiết bị điện từ sẽ giúp bạn cân bằng, duy trì đường huyết ổn định hơn.

Đặt hẹn khám

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn:

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Ngày khám
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn: