Tin tức
Nếu không chú ý tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết từ giai đoạn tiền đái tháo đường, bệnh có thể chuyển biến thành đái tháo đường type 2.
Thế nào là đái tháo đường type 2?
Mỗi người đều có một lượng đường glucose trong máu để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Glucose được hình thành thông qua quá trình tiêu hóa thức ăn và được insulin, một hormone do tuyến tụy sản xuất, vận chuyển từ máu vào các tế bào để sử dụng làm năng lượng.
Tuy nhiên, nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường type 2, cơ thể của bạn không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả – một tình trạng được gọi là kháng insulin. Ban đầu, tuyến tụy cố gắng sản xuất thêm insulin để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, nhưng sau một thời gian, nó không thể duy trì được sản xuất và lượng insulin tạo ra không đủ để duy trì mức đường huyết bình thường.
Một số dấu hiệu bệnh tiểu đường type 2
Thực tế, đái tháo đường thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến sự chủ quan của nhiều người đối với bệnh. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng bị bỏ qua và không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành đái tháo đường type 2 và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tổn thương mạch máu, thần kinh, tim mạch, thận và võng mạc.
Vì vậy, nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh tiểu đường là rất quan trọng để có thể điều trị kịp thời, tránh nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của mình.
Khát nước liên tục và thường xuyên đi tiểu
Một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường là cảm giác khát nước và đi tiểu thường xuyên. Khi bạn mắc bệnh, thận không thể hấp thụ được lượng đường thừa trong cơ thể, dẫn đến sự tích tụ của đường trong nước tiểu và gây mất nước cho các mô. Điều này dẫn đến việc bạn phải đi tiểu nhiều hơn và luôn cảm thấy khát nước. Để giảm cơn khát, bạn cần uống nước nhiều hơn, dẫn đến việc đi tiểu nhiều hơn.
Mắt nhìn mờ, không rõ nét
Cơ thể của chúng ta có nhiều cơ quan có khả năng hấp thụ glucose. Khi nồng độ đường trong máu tăng cao, nó sẽ được đưa tới tròng mắt, gây ảnh hưởng đến khả năng tập trung của mắt. Kết quả là bạn sẽ thấy mắt nhìn mờ dần, không rõ nét và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của mình.
Nếu cơ thể không đủ insulin hoặc insulin không hoạt động hiệu quả, đường sẽ không thể được vận chuyển vào các tế bào cơ thể, bao gồm cả cơ bắp, gây mất năng lượng và tình trạng đói. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy thèm ăn và muốn tiêu thụ thêm calo để tăng năng lượng cho cơ thể.
Thường xuyên mệt mỏi
Khi nồng độ đường trong máu tăng cao, cơ thể phải thức giấc để đi tiểu nhiều, dẫn đến mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, bệnh đái tháo đường type 2 cũng có thể gây mệt mỏi do sự khó khăn trong chuyển hóa đường thành năng lượng của cơ thể.
Giảm cân đột ngột không rõ lý do
Bệnh đái tháo đường đường có thể gây ra tình trạng sút cân do insulin giúp bảo toàn hệ cơ và mỡ của cơ thể. Khi không có đủ insulin để điều hòa đường máu, sút cân đột ngột là một trong những dấu hiệu thường gặp. Thậm chí nhiều người cảm thấy giảm cân quá nhanh mặc dù ăn uống bình thường.
Vì vậy, nếu phát hiện các dấu hiệu bệnh tiểu đường, bạn nên chú ý ngăn ngừa sự phát triển của bệnh. Nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường, hãy xây dựng một lối sống lành mạnh, luyện tập thể dục điều độ và kiểm soát cân nặng. Điều quan trọng là nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả.
Bài viết liên quan
Đặt lịch khám
Đặt câu hỏi
Đặt hẹn khám
Gửi đơn ứng tuyển
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin liên hệ, hoặc điện thông tin vào form bên dưới.
Đặt lịch tư vấn với bác sĩ
Trước khi bạn rời đi, hãy để lại thông tin để chúng tôi gửi cho bạn bản tin y khoa mà có thể bạn sẽ quan tâm.
Đặt lịch không thành công
Bác sỹ không có lịch khám, bạn vui lòng chọn ngày khác
Đặt lịch thành công
Lưu ý : Thời gian đặt lịch chỉ mang tính chất tương đối, T-Matsouka sẽ liên hệ xác nhận với Quý khách hàng sau khi có thông tin lịch khám. Xin cảm ơn Quý khách hàng đã chờ phản hồi từ T-Matsuoka.